Cảnh Thự không có gọi bất kỳ kẻ nào, chỉ là nắm tay Khương Hằng, đứng ở đầu đường an tĩnh nhìn.
"Con phố này đã nhỏ hơn." Cuối cùng, Cảnh Thự nói với Khương Hằng.
Khương Hằng cười nói: "Bởi vì khi đó ngươi còn nhỏ."
Cảnh Thự gật gật đầu, có lẽ là vậy.
Sau một trận đại chiến, cửa hàng đầu tiên trong thành mở cửa chính là cửa hàng bán đồ cúng tế người chết.
Thật sự có quá nhiều đám tang, rất nhiều bá tánh trong nhà đều có binh lính chết đi, có người đang ở bên đường tế rượu, hướng lên bầu trời âm u quỳ lạy khóc rống.
Khương Hằng mua chút đồ ăn, Cảnh Thự mặc võ phục nước Ung màu đen viền vàng, không ít chủ quán nhìn thấy y, liền thu dọn quán vào, không tiếp tục buôn bán.
"Có cô nương ngươi thích sao?" Khương Hằng nhìn Cảnh Thự nói.
Cảnh Thự dừng lại ở trước một sạp hàng, nói: "Tiểu muội muội nhà bọn họ đã gả chồng, không thích, năm ấy khi ta năm tuổi đã quen biết."
Khương Hằng thấy một nữ hài vẻ mặt đờ đẫn, đang ở canh quán, trong tay cầm một tấm biển gỗ nhiễm máu của binh lính.
Hai người đều không có chào hỏi với nàng, Cảnh Thự quay đầu đi, xuyên qua chợ, ở trước một nhà bán đường của một người mù mua một chút đường đào hoa, đút một miếng cho Khương Hằng ăn, còn lại, đều cẩn thận gói lại.
"Khi còn nhỏ, khi cha tới thăm ta," Cảnh Thự nói, "Liền sẽ mua cho ta đường nhà này ăn, có lẽ bởi vì ông ấy cũng là người mù, người mù biết người mù không dễ dàng, cho nên đặc biệt quan tâm đến chuyện buôn bán của họ."
Khương Hằng nói: "Đây là một nơi rất tốt."
"Đúng vậy." Cảnh Thự gật gật đầu, "Bắt đầu từ năm 6 tuổi, cứ mỗi ba ngày, ta sẽ cầm một cái khay gỗ, buộc dây thừng treo ở trên cổ, đi khắp chợ bán."
Năm đó Nhiếp Thất mang theo Cảnh Thự đến sống ở An Dương, Cảnh Uyên vào cung, trở thành cầm sư của vương tử Tất Hiệt.
Nhiếp Thất tự sống bằng sức mình, ở nhà chế bấc đèn, cứ cách ba ngày, Cảnh Thự liền phải đi lên chợ, dọc theo các phố bán bấc đèn, bị người ta cò kè mặc cả, nhưng Cảnh Thự đều không trả lời, thích mua thì mua, không mua thì cút, bởi vì đó là tiền mồ hôi nước mắt của mẫu thân y.
*Bấc đèn: Chính là cái tim đèn thấm với dầu hỏa để đốt cháy.
Cuối cùng đổi về được rất ít tiền, lại giao cho Nhiếp Thất, Nhiếp Thất liền may quần áo cho Cảnh Thự, mua gạo mì và đồ dùng.
Khương Hằng nghĩ đến cảnh đó liền cảm thấy rất thú vị, bộ dáng Cảnh Thự 6 tuổi đeo cái khay gỗ hình vuông đi lên chợ, tựa như một con ngựa con đeo cái yên trên dây, dáng vẻ kia là hắn chưa bao giờ thấy qua.
"Ngươi có rao hàng không?" Khương Hằng hỏi.
"Da mặt mỏng," Cảnh Thự đáp, "Xấu hổ, cũng không rao hàng.
Nhưng nương dùng bông tốt nhất, chế ra bấc đèn đốt đến lâu nhất, ngay cả người vương cung đều mua bấc đèn của nàng.
Chỉ là bọn họ không biết, nàng ở trong bấc đèn trộn lẫn độc, sau khi vương cung mua đi, ngày đó thiêu cháy một mảnh đen nhánh, tất cả mọi người đều mù."
Bấc đèn của nàng nổi tiếng gần xa, người trên chợ đều gọi nàng là "Bấc Đèn Nương".
Nhưng nàng rất ít ra mặt, chỉ vì đối với bên ngoài thân phận nàng là quả phụ mang theo con trai, cô nhi quả phụ, nương tựa lẫn nhau sống qua ngày.
Láng giềng đều biết, có một người cầm sư mù, cứ cách mười ngày là tới thăm hai mẹ con này, liền có người nhàn rỗi suy đoán, hài tử kia là đứa con hoang, bấc đèn nương đem lòng yêu cầm sư trong cung.
Cho đến khi người mù kia giết chết đại nhân vật bốn nước trong cung, tin tức này mới làm toàn An Dương, thậm chí khắp thiên hạ chấn động.
Mọi người cũng bởi vậy mới biết người mù này tên —— Cảnh Uyên.
Khương Hằng nói: "Khi còn nhỏ, lúc ấy nghe ngươi nói, ta vẫn thường không rõ."
"Không rõ cái gì?" Cảnh Thự cùng Khương Hằng mười ngón tay đan vào nhau, đi đến cuối con phố, men theo thềm đá xanh, để đi lên tầng thứ hai trên núi.
"Không rõ sau khi cha chết," Khương Hằng nói, "Vì sao nàng không mang theo ngươi, cùng nhau sống sót."
Cảnh Thự gật gật đầu, nói: "Ta cũng đã từng hận nàng, nàng cứ như vậy mà bỏ mặc ta lẻ loi một mình sống sót, quá tàn nhẫn."
Khương Hằng nói: "Nhưng sau này ta đã hiểu."
Hắn không chỉ có hiểu được mẫu thân, cũng hiểu được lựa chọn của Nhiếp Thất, hiểu được toàn bộ sinh tùy chết tuẫn* trên thế giới này, hiểu được nàng vì sao lại bỏ mặc Cảnh Thự.
*Sinh tùy chết tuẫn: Sống thì đi theo, chết thì tuẫn táng theo.
Hiểu được vì sao ngày đó khi mẫu thân rời đi, nói "Nương vốn định một kiếm mang theo ngươi đi".
"Ta cũng đã hiểu." Cảnh Thự nhìn Khương Hằng nói, cũng thoáng cúi đầu, ở trên mặt Khương Hằng hôn một cái.
Trên mặt Khương Hằng đỏ lên, Cảnh Thự lại rất bình tĩnh, nói: "May mắn ta tìm được ngươi rồi, Hằng Nhi, bằng không đối với cuộc đời này của ta mà nói, thật sự quá tàn nhẫn."
Khương Hằng nói: "Đều đã qua."
Sau khi Cảnh Uyên xảy ra chuyện, Nhiếp Thất đã biết mọi chuyện cuối cùng cũng kết thúc.
"Trước đừng tiến vào," ngày hôm đó, Nhiếp Thất nói vọng ra ngoài cửa, "Thự Nhi, đừng đẩy cửa."
Lúc ấy toàn thành đại loạn, sau khi Cảnh Thự nghe được tin tức, không màng bấc đèn trong tay còn chưa có bán xong, chạy nhanh về nhà.
Chiều ngày hôm đó y còn không biết kẻ nào đã giết phụ thân y, trên chợ mọi người đều nói nước Lương sắp xong rồi.
Y phải nói cho mẫu thân chuyện này, y đã sắp là một người lớn, cần phải bảo hộ mẫu thân cùng cha mắt mù, đưa bọn họ đến nơi an toàn.
Nhiếp Thất treo lụa trắng trên xà nhà, trong tay thắt lại, nhìn con trai ngoài cửa sổ cười nói: "Đừng nghe bọn họ làm lớn chuyện, không có việc gì đâu."
Cảnh Thự tràn ngập nghi hoặc, thấy bóng dáng mẫu thân ở trong phòng, nói: "Nương, người đang làm gì vậy?"
"Không có làm gì," Nhiếp Thất nói, "Nương đang thay quần áo.
Buổi sáng bán được mấy đồng tiền?"
"Hai đồng tiền." Cảnh Thự đáp, "Không ai mua, đều đang thu dọn gia sản, nói muốn chuyển nhà, chúng ta có dọn nhà không? Cha đâu? Con phải đi tìm cha, ông ấy đang ở trong cung, ông ấy sẽ không có việc gì chứ!"
"Chờ lát nữa nương liền đi gặp ông ấy." Nhiếp Thất nói, "Con đi mua chút rượu tới, chờ lát nữa nương đi thăm ông ấy, mua lấy hai đồng tiền rượu, đi đi."
"Vâng." Năm ấy Cảnh Thự chín tuổi khom người, cởi bỏ khay mang trên cổ, chạy như bay đi mua rượu.
Cảnh Thự cầm theo rượu, khi đẩy ra cửa nhà, mẫu thân đã chết.
Để lại cho y một phong thơ, một thanh kiếm, cùng với Ngọc Quyết y mang ở trên cổ, còn có một phần tâm pháp, y không biết chữ, xem không hiểu.
Hiện giờ, sau khi Cảnh Thự lớn lên mang Khương Hằng trở lại, bọn họ đi qua một ngôi nhà đã đổ nát, trên ngôi nhà cỏ mọc um tùm, trên vách tường vẫn còn dấu vết lửa đốt.
"Là nơi này sao?" Khương Hằng hỏi.
"Không," Cảnh Thự nói, "Đó là nhà người bán thịt."
"Bán thịt?" Khương Hằng hỏi, "Hàng xóm sao?"
"Ừm." Cảnh Thự đứng ở ngoài cửa trong chốc lát, lại dẫn theo Khương Hằng đi đến cuối hẻm, đẩy ra cánh cửa kia.
Trong phòng đầy tro bụi, đã có hơn mười năm chưa từng có người tới.
Tất cả đồ vật trong nhà cơ hồ đều đã bị dọn sạch, chỉ còn lại có một cái giường gãy, Cảnh Thự ngồi xuống ở bên cạnh giường, ngẩng đầu nhìn xà ngang mẫu thân thắt cổ.
Khi Khương Hằng vốn tưởng rằng sẽ nhìn thấy những đồ vật Cảnh Thự đã dùng khi còn nhỏ, nhưng qua nhiều năm như vậy, trong nhà sớm đã chỉ còn có bốn bức tường, hắn biết lúc này, Cảnh Thự cần được an tĩnh, liền không quấy rầy y, ở một bên ngồi xuống.
Cảnh Thự bị ký ức kéo về thật lâu thật lâu trước kia, y chỉ là ngồi như vậy, mặt trời dần dần ngã về Tây, ánh mặt trời buổi chiểu chiếu vào trong cửa sổ, đổ xuống một cái bóng.
Tiếng động bỗng nhiên làm Cảnh Thự lấy lại tinh thần.
"Làm gì vậy?" Cảnh Thự nói.
Khương Hằng quỳ trên mặt đất, hắt xì một cái, đứng dậy nói: "Chỗ này có cái hầm."
"Ừm," Cảnh Thự nói, "Nơi nương để đồ lúc còn sống."
Khương Hằng nói: "Hẳn là không có ai phát hiện qua."
Trên sàn nhà có một tấm ván gỗ buông lỏng, phía dưới