Tuy rằng hết sức động lòng với voi cùng khổng tước trắng, nhưng cuối cùng An Trường Kha vẫn không đồng ý đưa Hoài Như Thiện vào. Nói đến cùng đó là chuyện của hai huynh đệ Hoài Như Dục, nàng nhúng tay vào luôn có chút quá phận. Sau khi thỏa thích đi dạo thành Phù Lương, An Trường Kha liền cùng Tiêu Chỉ Quân cầm lệnh bài của Hoài Như Dục đến bí khố.
Bí khố xây dưới tẩm cung của Hoài Như Dục, thị tòng tâm phúc của Hoài Như Dục dẫn bọn họ đi xuống, tới cửa bèn cung kính khom người rời đi. Thủ vệ là hai thị tòng câm điếc, An Trường Kha đưa lệnh bài, liền thuận lợi đi vào với Tiêu Chỉ Quân.
Trong bí khố vô cùng khô ráo với nóng bức. Toàn bộ bí khổ trừ bỏ từng hàng kệ sách, chỉ còn một án thư dùng đọc sách, án thư lớn, bên trên đặt giấy cùng bút mực, cùng với thư tịch chồng chất. Vì phòng hoả hoạn, vật chiếu sáng bí khố đều dùng dạ minh châu, từng viên được khảm trên vách tường, chiếu bí khổ đến sáng ngời.
Bọn họ vào không lâu, một thủ vệ trong đó liền đưa trà cùng điểm tâm đến. An Trường Kha gật đầu cảm tạ, người giữ cửa làm hai động tác tay rồi lui ra ngoài.
An Trường Kha tiện tay lật thư tịch chất chồng trên án thư, phát hiện trừ một ít bản viết của tiền nhân, còn có rất nhiều ghi chép liên quan tới tộc Giao Nhân mà bọn họ ở Đại Nghiệp cùng Tây Khương chưa bao giờ thấy.
Đặt thư tịch xuống, An Trường Kha đến giá sách xem xét, thư tịch được phân loại tỉ mỉ, những bản viết của tổ tiên, những tin đồn dã sử, còn có ít họa quyển tiền nhân để lại, đặt trong hộp gỗ không dễ mục nát.
"Xem ra lần này chúng ta đến Vũ Trạch quả không sai." An Trường Kha mở một hộp gỗ, xem họa quyển bên trong nói.
Tiêu Chỉ Quân cũng có cảm giác này, chỉ kệ sách nói: "Còn có thời gian mười ngày, chúng ta mỗi người xem một nửa, không chừng trước khi xuất phát có thể tìm được manh mối mới."
Suy nghĩ của An Trường Kha và nàng không mưu mà hợp, lập tức chia nhau, mỗi người ôm mấy quyển sách bắt đầu lật xem. An Trường Kha xem bút ký Hoài Thuật An để lại, bìa bút ký đánh dấu thời gian, nàng lật xem từ đầu, mới mơ hồ biết thân phận của người trong tranh.
Hẳn là Hoài Thuật An về già nghĩ lại viết bút ký, ông bắt đầu viết từ lúc mới gặp, giữa những hàng chữ đều là hồi ức.
"Tái Đức năm 16, ta đi thuyền ra biển, trên biển gặp Dư Kiều, nàng nói bản thân ra biển buôn bán, bất hạnh gặp gió lốc trên biển, thuyền bị lật úp, nàng ôm một ván thuyền trôi nổi ba ngày mới gặp được ta. Ta không đành lòng, cho nàng lên thuyền, dẫn nàng về Ung Châu."
Dư Kiều chính là người trong tranh, khi đó Vũ Trạch vẫn thuộc Ung Châu hoang dã. Mà Hoài Thuật An xuất từ Hoài gia Ung Châu, vẫn là một thanh niên mới nhược quán.
Dưới đoạn này, Hoài Thuật An dùng chữ nhỏ bổ sung một đoạn: "Khi đó tuổi trẻ, thấy tướng mạo nàng mỹ lệ, bị sắc đẹp mê hoặc dễ dàng tin nàng. Hiện giờ nghĩ lại, khi đó thần thái nàng hồng hào, không có nổi một tia tiều tụy, sao có thể là người trôi nổi trên biển ba ngày? Thần dị của nàng, sớm lộ manh mối. Chẳng qua khi đó niên thiếu vẫn chưa phát hiện."
An Trường Kha dựa theo thời gian trên bìa, xem từng cuốn. Phần lớn trên bút kí viết về đoạn thời gian hai người quen biết ở chung, trừ mở đầu nhắc đến một cái tên thì không hề viết tin tức khác về Dư Kiều. Hơn nữa có lẽ là tuổi đã lớn, rất nhiều chuyện đã không nhớ rõ, chữ trên bút kí cũng ngắn gọn vụn vặt, An Trường Kha xem rất nhanh, cho đến khi thấy bút kí ghi Tái Đức năm 21, chuyện mới nổi biến hóa.
Trên bút ký viết: "Tái Đức mùa xuân năm 21, bắc địa ít mưa, gặp phải đại hạn. Đến thu, lương thực ít, triều đình sưu cao thuế nặng càng thêm trầm trọng, nghe nói xác chết đói ngàn dặm, người chết vô số. Ung Châu ở nam địa, dù chưa đại hạn, nhưng mưa dầm liên miên mấy tháng, nước lớn vỡ đê bao phủ đồng ruộng. Triều đình không chịu phát ngân lượng cứu tế, nạn dân thương vong vô số, ôn dịch hoành hành...... Tiêu Lịch gửi thư cho ta, hẹn ta đến kinh đô đồng mưu đại sự, Dư Kiều tò mò tình hình kinh đô, đi cùng với ta. Đây là việc ta hối hận nhất cuộc đời, là ta hại nàng."
Đoạn này chữ viết rất cứng cáp, đủ thấy hối hận trong lòng Hoài Thuật An. An Trường Kha vội vội vàng vàng lật xem phía sau, lại phát hiện phía sau là một mảnh trống không, lật qua vài trang trống, phía sau trực tiếp nhảy đến cuối thời Tái Đức.
Cuối thời Tái Đức, quân chủ tiền triều Ngụy Quốc ngu ngốc vô đạo, dân chúng lầm than. Tám vị Đại Trụ quốc đồng mưu nổi chiến tranh, hai năm cuối cùng, rốt cuộc mang binh đánh vào kinh đô, lật đổ tiền triều thành lập tân triều. Bảy vị Đại Trụ quốc còn lại cùng cử Tiêu Lịch làm đế, sửa quốc hiệu Đại Nghiệp.
Hoài Thuật An không viết rõ thời gian trong ba năm này, chỉ viết: "Bọn ta mất ba năm chiếm lĩnh các nơi đánh vào kinh đô, mọi người bao gồm Dư Kiều đều nguyện tôn Tiêu Lịch làm đế. Dư Kiều từng nói hắn là minh chủ lòng mang thiên hạ, là người đáng tín nhiệm. Nhưng kỳ thật hắn chỉ là ngụy quân tử tham luyến quyền thế thôi, chúng ta đều bị hắn lừa." An Trường Kha tiếp tục xem trang sau, phát hiện giống phía trước, hoàn toàn trống không. Không biết là Hoài Thuật An không muốn nhớ tới, hay là ông sợ viết ra sẽ bị người thấy, cố tình giấu đi.
An Trường Kha lật đến tờ cuối cùng, thấy bên trên chỉ viết một câu: "Không thấy Dư Kiều nữa, nếu trước đây ta có thể đưa nàng về Ung Châu sớm, có lẽ hết thảy sẽ khác."
Thời kỳ Tái Đức dừng ở đây. An Trường Kha dụi mắt, đang chuẩn bị đứng dậy tìm bút ký khác, lại bỗng đầu váng mắt hoa. Tiêu Chỉ Quân kịp thời đỡ lấy nàng, rót trà cho nàng: "Nàng nghỉ ngơi một chút, không cần gấp như vậy."
An Trường Kha uống chén trà nhỏ, lại ấn giữa mày, nói: "Những bút ký này có quá ít nội dung hữu dụng, xem đến giờ cũng chỉ biết người trong tranh tên Dư Kiều, cùng Hoài Thuật An đến kinh đô, quen biết Thái Tổ cùng sáu vị Đại Trụ quốc khác. Nhưng ở giữa đã xảy ra chuyện gì, lại không thể biết được."
Tiêu Chỉ Quân nói: "Bút ký chỗ ta cũng không tìm được nội dung gì hữu dụng, nhưng ta tìm được một bức tranh."
Tiêu Chỉ Quân đưa họa quyển trong tay cho nàng: "Giống bức tranh của Tây Khương."
An Trường Kha chậm rãi mở họa quyển, thấy bức tranh kia quả thực giống bức Tiết Vô Y đưa cho họ như đúc. Nhưng một bức ở Tây Khương, một bức lại ở Vũ Trạch, giữa hai bức này, nhất định có liên hệ.
"Chúng ta nói một tiếng với Hoài Như Dục, đưa họa quyển ra ngoài đối chiếu xem." An Trường Kha nói.
Tiết Vô Y nói Tiết Thường phái thương đội ra biển, trước đây bọn họ phân tích, từ Tây Khương đến biển phải đi qua lãnh thổ Vũ Trạch. Mà hai người này lại đồng thời tách khỏi Đại Nghiệp, hiển nhiên có liên can gì đó. Nếu Tiết Thường phái thương đội ra biển hợp lực với Hoài Thuật An xây dựng Giao Nhân Mộ, vậy mỗi người bọn họ lưu giữ một bức tranh có thể hiểu được. Có lẽ trên họa quyển này cất giấu manh mối Giao Nhân Mộ.
Tiêu Chỉ Quân nhìn bí khố được dạ minh châu chiếu sáng, nơi này không thấy mặt trời không biết canh giờ, nhưng nàng đoán thời gian không còn sớm, liền nói: "Đi ra ngoài rồi nói sau, ngày mai lại đến xem."
An Trường Kha ngồi một lúc bớt choáng váng, liền cầm họa quyển ra ngoài với nàng. Vốn dĩ cho rằng khi đi ra ngoài hai người giữ cửa kia sẽ ngăn cản bọn họ mang bức tranh ra ngoài, nhưng không ngờ đối phương không ngăn cản, đợi bọn họ rời đi rồi cẩn thận khóa cửa.
Hai người đi dọc theo bậc thang, phát hiện trăng đã lên giữa trời. Trừ thị tòng tâm phúc của Hoài Như Dục đang chờ trong sảnh, Hoài Như Thiện cũng ở đây.
Thấy bọn họ ra, Hoài Như Thiện buồn ngủ ngáp một cái nói: "Trong bí khổ đó đúng là không rõ canh giờ, các ngươi ở trong đó lâu thế mới ra."
Tiêu Chỉ Quân nhìn sắc trời, hỏi: "Hiện tại giờ nào?"
Thị tòng trả lời: "Cuối giờ Sửu, vương thượng thấy hai vị khách quý vẫn chưa ra, liền bảo nô chờ. Vương thượng còn ở thư phòng xử lý chính