Thần Tượng Toàn Năng

9: Tìm Lớp 2


trước sau


Chỗ tôi ở là nhà trọ nên tôi cũng không thể luyện tập ở nhà được.

Tôi là người lịch sự mà, nên cũng hiểu phải biết giữ ý tứ khi ở cùng người khác.
Cô có vẻ như tính trước được điều này nên hẹn tôi ở nhà cô.
Vào một buổi sáng thứ sáu, tôi tới nhà cô.
Cô tên là Mẫn Nhi, ngay khi nghe cái tên tôi đã nghĩ nó là một cái tên rất đẹp.

Tuy thế, cô cũng không quá xinh đẹp.

Có vẻ hơi thô lỗ nhưng cô chỉ hơn mức bình thường một chút.

Cô có mái tóc đen, dày, được nuôi khá dài và thường được cô buộc gọn bằng một chiếc dây thun có nhiều họa tiết.
Cô toát lên vẻ dịu dạng, nhã nhặn, hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn một người phụ nữ châu Á mà mọi người thích.
Mẫn Nhi mở cửa ra, nhìn thấy tôi, gương mặt thoắt ẩn thoắt hiện vài tia nghi hoặc.

Cũng đúng thôi, đáng lẽ tuổi tôi thì không quá quan tâm tới việc học thanh nhạc mà phải vui chơi với bạn bè.
"Chào em, em là Cao Lãng à?" - Sau một hồi thấy tôi vẫn đứng ở cửa nhìn mình, mặt cô đỏ lên, trông có vẻ hơi xấu hổ.
"Em là Cố Cao Lãng, hôm nay em tới đây để học thanh nhạc." - Tôi cười rồi đưa cho cô một chút hoa quả tôi mua lúc đi trên đường.
Cô nhận lấy đống đồ trên tay tôi, mặt lại đỏ hơn nữa.

Tôi chỉ nghĩ rằng, sao cô lại dễ thương tới thế.
Cô mời tôi vào trong nhà, rồi dẫn tôi tới chiếc bàn cà phê trong phòng khách.
Nhà cô cũng không quá rộng, một căn nhà một tầng không hơn bình thường là bao.

Nhưng có lẽ vì đặc thù công việc nên ngoài các căn phòng phục vụ việc ăn, uống, ngủ nghỉ khác thì phòng tiếp khách và phòng thanh nhạc kia vẫn có chút trang trọng, sạch sẽ hơn.
Cô bảo tôi ngồi vào một chỗ, rồi đi lủi thủi vào trong bếp để tìm nước uống và đồ ăn vặt.
Trong lúc đợi tôi nhìn kĩ hơn.
Đúng là căn phòng khách để tiếp khách thì không khác mấy căn phòng trên tivi là bao, vậy nên chẳng tồn tại một cái nét nào dính dáng tới cô ấy cả.

Như vậy, tôi cũng đánh giá được cô cũng không tự tin vào bản thân.

Căn nhà là nơi để mình ở, là nơi mình sẽ thoải mái nhất, nhưng cô lại để một không gian không thoải mái trong nhà mình.

Nhưng cũng không thể không nói cô là người có thái độ nghiêm túc, là người sống có mục tiêu, biết mình phải làm gì.
Một lát sau, cô đi ra ngoài.

Hai tay cầm hai li nước cam, đặt xuống rồi lại một lần nữa đi vào trong phòng bếp.

Sau một chuỗi hành động như vậy, cô mới ngồi xuống trước mặt tôi.

Khuôn mặt cô cũng không còn đỏ nữa.

Mặt cô cũng dần trở nên nghiêm túc hơn.
"Em gọi cô là chị Mẫn được không." - Tôi mỉm cười thân thiện với cô.
"A." - Cô hơi giật mình một chút, sau đó lại nói tiếp.
"Được chứ.

Em thích gọi cô thế nào cũng được."
Tôi khẽ nhăn mày.

Dù tôi không có quyền can thiệp vào cuộc sống của người khác, nhưng Mẫn Nhi quá thiếu tự tin đi.

Đến tên gọi của mình lại nói thích gọi gì thì gọi, bao nhiêu nét nghiêm nghị trên mặt cô lại bị sự ngượng ngùng đánh bay tất cả.
"Anh em hơn em 8 tuổi, cô hơn em 10 tuổi, cũng xấp xỉ tuổi anh trai em, nên em muốn gọi cô như vậy đó.

Gọi như vậy cũng cảm thấy gần gũi hơn." - Tôi nhanh chóng thay đổi nét mặt.
"Bạn của anh em giới thiệu em cho chị.

Họ nói với em rằng chị là người rất giỏi, rất giỏi luôn.

Họ còn nói chị được điểm cao nhất nhì lớp, thành tích học tập rất đáng để ngưỡng mộ."
Càng nghe, mặt của Mẫn Nhi càng đỏ hơn.
Tôi khen cô thêm một vài câu nữa rồi thôi.

Không gian chìm trong tiếng im lặng tới ngượng ngùng.

Tôi muốn phá vỡ bầu không khí này một chút.
"Chị Mẫn, chị định dạy em bao nhiêu buổi một tuần, giá cả ra sao."
Như tìm được đề tài để nói, Mẫn Nhi không cúi mặt xuống dưới nữa mà nhìn về phía tôi.
"Mấy buổi cuối tuần thì chị đều rảnh.

Các buổi từ thứ hai tới thứ sáu thì chị phải dạy trên trường nên khá bận.

Có buổi tối thì chị rảnh thôi."
"Vậy em sẽ cọ cơm nhà chị cả buổi luôn đấy.

Chị có đồng ý không?"
"Sao lại không đồng ý chứ.

Nếu em thích thì cứ ở lại đây mà ăn cơm với chị."
Tôi nói chuyện với Mẫn Nhi về âm nhạc, về sở thích của cô.

Càng ngày cô càng nói nhiều hơn, có vẻ như đã mở lòng với tôi.
Thoắt cái đã qua tới lúc trưa.

Tôi có ý định đi về thì Mẫn Nhi  ngăn lại rồi nói tôi ở lại cùng cô ăn cơm.
"Cao Lãng, ở lại ăn cơm đi, cũng sắp tới giờ trưa rồi." - Mẫn Nhi nhìn tôi mang vẻ muốn nhưng không muốn.
"Em sợ làm phiền cô, vẫn là lúc sau đi ạ." - Tôi nhẹ nhàng từ chối.
"Cô không ngại đâu.


Cứ ở lại đi, đằng nào em cũng định đến vào buổi chiều mà."
"Vậy để ngày mai đi.

Hôm nay chị cũng chưa chuẩn bị gì hết mà.

Buổi chiều em cũng bận rồi ạ."
"Vậy thôi.

Em về nhé."
Tôi bước ra phía cửa rồi chào cô.

Mẫn Nhi cũng tới cửa rồi chào tôi, cũng nói rằng lần sau tới không phải mang quà cấp gì hết.
Tôi cười cười mà chào cô.
Trên đường về nhà, tôi ghé vào quán ăn ven đường để làm cho bụng tôi bớt kêu gào đòi thức ăn.
Có lẽ vì quyết tâm nhiều hơn, tôi cũng chú ý tới chế độ ăn uống của mình.

Tôi không ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn nhanh, thay vào đó thì uống sữa, tập thể dục nhiều hơn.
Về tới nhà, tôi nằm bịch xuống giường một cái.
Những ngày trôi qua rất êm đềm, không có chuyện gì lớn xảy ra cả.

Những gia đình tôi dạy gia sư rất chiếu cố tôi.

Ban đầu nhìn tôi trông còn bé hơn con của họ thì trên mặt họ hiện rõ ra vẻ nghi ngờ.

Tôi cũng thể hiện cho họ một chút kĩ năng của tôi nên họ mới tin.
Những lần sau, tôi ngại việc cứ phải bày ra việc này nên tôi tính đi lấy một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế để họ không nghi ngờ gì nhiều.

Tôi cũng không quá áp lực về kì thi này, dù sao tôi cũng sống trong môi trường quốc tế một thời gian, cũng quá quen với sự áp lực rồi, nên kết quả còn trên cả mức tôi mong đợi.

Có tiếc cũng là vì thế mà số tiền trong tài khoản ngân hàng của tôi lại thụt đi mấy số to đùng.
Từ thứ hai tới thứ sáu, tôi chọn ra ba ngày để sống chết với việc nhảy.

Tôi không giỏi nhảy cho lắm.

Đó là ấn tượng đầu tiên của tôi khi bắt đầu tham gia vào tiết học đầu tiên.

Tôi thấy những người xung quanh tập rất có lực, rất dứt khoát, học động tác cũng rất nhanh.

Còn tôi thì như thằng đờ đẫn, tập mãi một động tác còn chưa xong.

Dù chậm chân hơn người khác, nhưng giáo viên thì vẫn cứ khen tôi.

Còn nói tôi rất giỏi, rất có phong độ của một dancer chuyên nghiệp.
Dù biết đấy là lời nói dối ngọt ngào, nhưng lúc mệt mỏi được ai đó khen thực khiến tôi bớt đi mệt mỏi một tí.

Tôi cứ luyện tập đi luyện tập lại, rồi cứ nằm ì ở đó tới lúc họ đuổi đi mới thôi.

Thấy vậy, vào một hôm tôi đang nằm ì ở phòng tập mà tập đi tập lại mấy động tác đã học, thầy đến chỗ loa tắt đi.
Nhìn thấy khuôn mặt mệt nhọc của tôi, thầy tới gần tôi rồi đưa tôi chiếc khăn.
"Mệt không?" - Thầy nhẹ nhàng hỏi tôi.
"Không mệt ạ.

Em còn tập được nữa." - Tôi đón lấy chiếc khăn, lấy nó lau mồ hôi phủ đầy trên mặt.
"Gì chứ, trông mồ hôi mồ kê nhễ nhại thế kia lại còn bảo không mệt." - Nói xong, thầy lại đưa tôi một chai nước vẫn còn nguyên, có vẻ như vừa mới mua.
"Em nói thật mà thầy." - Tôi nhận lấy chai nước trong tay, rồi uống như chưa được uống gì trong một tuần.
"Nếu muốn tập đến vậy thì ngày nào rảnh cứ đến đây mà tập.

Thầy không lấy thêm tiền đâu."
"Sao lại thế được ạ." - Tôi suýt phun ngụm nước đang uống ra.

Học sinh giỏi thầy cô nào cũng thương cũng quý, nhưng sao học sinh dốt đặc cán mai như tôi lại được thầy quan tâm săn sóc như này vậy.

Chắc đó là một đặc quyền của học sinh cá biệt nhỉ?
"Không phải ngại làm gì cả.

Thầy coi em như con trai thầy thôi." -  Nói xong thầy lại xoa xoa đầu tóc dính nhớp đầy mồ hôi của tôi như củng cố thêm lời nói của thầy.
"Nhưng mà em..."
"Không nhưng nhị gì cả.

Nếu thích thì cứ tới tập, nếu ngại thì mỗi tuần mời thầy ăn một bữa cũng được."
Như tìm được một đường giải thoát, tôi chỉ cười toe cười toét mà vâng vâng dạ dạ.
Vậy mới nói, lòng người cũng không quá xấu trong một thành phố bận rộn xô bồ.
10.

Lớp thanh nhạc
Sáng hôm thứ bảy, tôi theo lời hẹn của Mẫn Nhi mà tới nhà của cô.
Khi gặp tôi, tôi thấy cô có vẻ thân thuộc với tôi hơn, đối xử với tôi cũng không quá mất tự nhiên nữa.
Cô mời tôi ngồi vào trong phòng khách hôm qua.
"Cao Lãng, em ăn gì chưa."
"Em ăn rồi.

Hôm nay chị sẽ dạy em gì vậy."
Cô kể cho tôi một lịch học khá dài.

Do tôi không có nhiều thời gian nên tôi luôn học nhà cô từ sáng tới tối luôn.

Mẫn Nhi cũng không có học viên khác, nói chung đây là một trải nghiệm mới của cô, cũng nhận thêm một số kinh nghiệm để cô cảm thấy tự tin hơn.

Trong khi đó, cô không đề cập tới học phí, có lẽ cô đang cân nhắc nên tôi cho cô thêm thời gian suy nghĩ.
Tôi ngồi hàn huyên với cô ấy một lát rồi cô dẫn tôi tới một căn phòng khá đẹp.


Bên trong được trang trí bởi nhiều bức tranh, ảnh.

Cô cũng đặt vài chậu cây vào trong đó nên trông khá thích mắt.

Một cây đàn dương cầm được đặt ở giữa, bên cạnh có hai chiếc ghế, có vẻ là dành cho tôi và cho cô.
Cô nhanh chóng ngồi vào một chiếc ghế được đặt trước đàn.

Tôi cũng ngồi vào chiếc ghế còn lại.
Tuy tôi đã biết những kiến thức cơ bản về thanh nhạc nhưng nói chung thì nó vẫn tồn đọng nhiều vấn đề mà tôi không thể giải quyết.

Tôi thực sự không hiêu rõ được người ta nói gì, tranh minh họa cũng quá mơ hồ, khiến tôi không tài nào mà hình dung ra được.

Lúc thực sự được học, tôi mới chiêm nghiệm ra nhiều thứ.
Tôi chốc lại ngồi chốc lại đứng.

Mẫn Nhi lúc bắt đầu vào các lớp học thanh nhạc dường như cũng cởi bỏ lớp ngại ngùng cuối cùng.

Cô tự tin hơn, cũng phô ra nhiều thứ mà tôi chưa từng thấy.
Đến buổi trưa, tôi ở lại nhà cô ăn cơm.

Do chỉ có hai người ăn, thời gian cũng gấp rút nên mặc kệ lời từ chối của cô, tôi vẫn vào phòng bếp để nấu cơm.

Có vẻ như nhìn thấy sự quyết tâm trên mặt tôi, cô không nói gì thêm nữa.
Lâu dần tôi lao vào làm bếp chính, còn cô thì làm phụ bếp.

Sở dĩ tôi có thể nấu ăn khá ổn là do trong suốt những năm đại học, tôi tự mình nấu ăn.

Bố mẹ tôi cũng tiêm nhiễm vào đầu tôi việc ăn ở ngoài là không tốt, giá cả vừa đắt đỏ, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng không được đảm bảo.

Vậy nên trong suốt bốn năm đại học, cứ vừa về trọ là tôi lao đầu vào mà nấu ăn.

Dần dần nó cũng là sở thích của tôi, nếu cảm thấy bản thân mình trống rỗng quá, nấu một món ăn ngon rồi thưởng thức nó cũng khiến tôi cảm thấy ổn hơn.
Trong thời gian ngắn, một bàn cơm khoảng hai món mặn, một món canh đã xuất hiện.
"Mời chị Mẫn ăn cơm.

Chị ăn thử xem có hợp với khẩu vị của chị không?" - Tôi gắp cho chị một miếng thịt vào bát chị.
"Mời em ăn cơm."
Nói xong, cô cắn một miếng thịt.

Trong mắt có sự biến hóa khá lớn.
"Em nấu ăn ngon quá.

Em mới 14 tuổi thôi hả?"
"Đúng rồi, có chuyện gì không chị." - Tôi gắp một miếng rau vào bát, rồi lại nhìn Mẫn Nhi nói.
"Chị từng đây tuổi rồi còn không nấu ăn ngon tới mức này."
Tôi cảm thấy như cô hiện tại đã hoàn toàn thần thuộc với tôi, cũng xóa bỏ hoàn toàn phòng bị của bản thân.

Tôi ngồi nói chuyện với cô, rồi bất giác lại nhắc tới vấn đề tiền nong.
"Chị, em làm phiền chị cả ngày như vậy, chị có thấy ổn không?" - Tôi ngừng ăn, đặt đũa xuống.
Như nghe thấy sắc thái nghiêm túc trong câu nói của tôi, Mẫn Nhi cũng dừng ăn.
"Chị thấy ổn mà.

Em cứ ở đây tập luyện, chị biết em không có chỗ nào tập hết nên đừng ngại nữa."
"Nhưng mà chị phải dạy em cả một ngày trời đấy chị.

Chị không mệt sao?"
"Đâu phải chị dạy em cả ngày đâu.

Em cũng phải luyện tập, trong thời gian đó chị làm việc khác.

Chị cũng không có học sinh nào khác nên em cũng đừng khách khí làm gì."
Tôi thấy lời lẽ này giống hệt với thầy dạy nhảy của tôi.

Giáo viên đều như thế này hết sao? Như thế tôi không phải một giáo viên tốt rồi, tôi lại đi bòn rút tiền của học sinh như thế.
Sau khi từ chối nhiều lần, tôi đề nghị tăng giá lên, hoặc tính theo giờ.

Nhưng Mẫn Nhi biết tôi là người biết tính toán, không muốn nợ nần gì nên chỉ bảo tôi tính tiền theo buổi.

Mỗi ngày hai buổi, mỗi buổi chỉ bằng số tiền lúc trước.

Tính ra thì số tiền tôi phải đưa cho cô gấp hai lên, nhưng so với số giờ mà cô dạy tôi là quá nhiều rồi.
"Chị không có học viên nào cả.

Nên em cứ tận dụng hết những gì mình có, ở đây em cứ không hiểu chỗ nào thì hỏi chị." - "Với lại nếu em muốn không mắc nợ chị thì phải cố gắng đạt được giải cao, hoặc cứ nổi tiếng, như thế làm cho chị càng kiếm được nhiều học viên hơn.

Như vậy thì chị cũng được lợi, mà em cũng được lợi."
Tôi không biết bản thân tôi có hào quang gì đó không, mà khi tôi học ở đâu đó, mọi người đều đối xử với tôi rất tốt.

Biết được hoàn cảnh của tôi còn luôn muốn giúp đỡ tôi.
Hiện tại Mẫn Nhi cũng thế, dù mới chỉ là giáo viên thanh nhạc chân ướt chân ráo, không có thu nhập lớn, cũng vẫn sẵn sàng giúp đỡ tôi.
Cứ như vậy, ba buổi cuối tuần tôi cứ ở lì ở nhà Mẫn Nhi, chỉ tới lúc tối cần ăn tối, ngủ nghỉ là đi về thôi.

Gần như bọn tôi lúc nào cũng dính với nhau nên cũng trở nên thân thiết hơn.

Dù cô nam quả nữ, nhưng cô ấy chỉ coi tôi là em trai mà nuôi nấng, chăm sóc.


Còn tôi thì chỉ coi cô là một người bạn của mình.
Buổi sáng, Mẫn Nhi thường dạy tôi kiến thức mới.

Buổi chiều, tôi tự luyện tập một mình trong phòng dạy thanh nhạc.
Trong lúc tôi luyện tập trong đó, Mẫn Nhi thường xử lí công việc trên trường.

Do chỉ là trợ giảng nên cô không trực tiếp quyết định những bài học trên lớp, nhưng cô vẫn tự soạn giáo án riêng và gửi cho giáo viên chính.

Ngoài ra, cô cũng

dành thời gian đó để tìm hiểu thêm về chuyên môn.

Nói chung, tôi và cô không ai là rảnh rỗi cả.

Cô cũng nói với tôi rằng, khi có tôi ở đây, cô cảm thấy không còn cô đơn nữa, tiến độ làm việc cũng trở nên nhanh hơn.
Hiện giờ, có thể nói Mẫn Nhi rất quý trọng tôi.

Dù tôi không đưa tiền học cho cô, cô chắc chắn vẫn giữ tôi lại.

Cô cũng khen tôi nấu ăn rất ngon.

Từ trước giờ cô không quá chú ý tới điều đó.

Cô chỉ làm cho mình mấy món ăn tiêu chuẩn, hoặc mấy món dễ dàng như rau luộc, thịt luộc,...!Khi nào muốn ăn ngon, cô chỉ biết đi tới mấy quán cơm hoặc nhà hàng để ăn cho bớt nhạt miệng.
Tôi luyện tập hết sức mình trong suốt ba ngày cuối tuần, nên trình độ của tôi cũng tăng lên nhanh chóng.

Tôi không dám so sánh mình với các thiên tài ngoài kia.

Tôi chỉ tự cao với khả năng học hết mình của tôi thôi.
Mẫn Nhi cũng không xem tôi là trẻ con 14 tuổi mà đối xử.

Có lẽ từ trong người tôi dù trong hình hài thiếu niên nhưng tính cách chín chắn, sống có mục đích, cách đối nhân xử thế cũng rất tốt.

Nghe thấy tôi dù đi học như này vẫn cố gắng đi làm gia sư, cô cũng thực sự nói tôi quá giỏi.

Trong lúc bằng tuổi tôi, cô nói lúc đó cô còn chơi đồ hàng, đêm đêm thì ngồi đọc truyện ngôn tình để giết thời gian.
Tôi cũng chỉ cười trừ.

Thực chất bản thân tôi lúc trước cũng vậy, nhưng có chút u ám hơn.

Tôi thích giới giải trí này, đi đâu cũng dặn lòng mình phải cố gắng, nỗ lực hết mình để có thể trở thành một trong số họ.

Nhưng từ khi từ bỏ, tôi bỏ quên hết thảy những thứ đó.

Bản thân tôi cũng im lặng hơn, làm việc như một cỗ máy vậy.
11.

Find my voice
Tôi hàng ngày vẫn duy trì việc đi làm gia sư tiếng Anh, học thanh nhạc ở nhà của Mẫn Nhi và đến lớp tập nhảy.

May thay mọi thứ xảy ra đều suôn sẻ, không có một chuyện gì xấu, hay ngoài ý muốn xảy ra cả.
Thứ sáu lại tới, tôi lại tới nhà của Mẫn Nhi để học thanh nhạc.
Lúc nhìn thấy tôi, chị có vẻ khá vui và đầy sự mong chờ.

Theo tôi suy đoán thì chị ấy đã đứng ngồi không yên để đợi tôi tới đây.
Chị ấy nhìn tôi, rồi nhanh chóng bảo tôi ngồi vào ghế đối diện với chị.
Tôi ngồi xuống ghế, mắt nhìn chị đứng dậy, đi vào trong phòng ngủ.
Tôi không biết chị có ý định gì, chị cứ ấp ấp mở mở khiến tôi rất tò mò.
Một lát sau, chị đi ra, mang trong tay một chiếc laptop.

Thoạt nhìn thấy vẻ mặt tò mò của tôi, chị cũng nhanh chóng ngồi vào ghế, bật nó lên và bấm tới bấm lui một cái gì đó.
Tôi ngồi cúi người, hai khuỷu tay tì lên đùi, hai tay đỡ lấy khuôn mặt trắng nõn.

Tôi nhìn chị vừa di di tay, khuôn mặt vừa dậy lên sự hứng thú không hề nhẹ.
Có vẻ như làm xong, chị quay tới nhìn tôi đang đưa con mắt tò mò nhìn từng hành động kì lạ của chị.

Chị xoay chiếc laptop về phía tôi, sau đó chỉ vào tiêu đề ghi: [Audition Find my voice]
"Chị định dự thi cuộc thi này à." - Tôi hỏi chị, bàn tay lướt lên lướt xuống phần cảm ứng của laptop để đọc kĩ hơn.
"Không, em đấy.

Chị thấy em rất phù hợp với cuộc thi này.

Kĩ năng cùng giọng hát của em hoàn toàn có thể lấy được giải cao."
"Hả." - Tôi nhìn Mẫn Nhi đang vui vẻ nhìn tôi.

- "Nhưng hiện tại em chưa sẵn sàng, kĩ năng của em còn rất yếu, giọng hát cũng đâu có gì đặc biệt lắm đâu."
"Em vẫn còn tuổi thiếu niên, chưa có dậy thì đâu, nên chưa biết sau khi vỡ giọng thì ra cái dạng gì.

Nhưng mà chị tin là em sẽ có giọng hát tốt đó." - Nói xong, chị mỉm cười chỉ chỉ vào một chỗ.

- "Chị cũng không tham gia được, cuộc thi này chỉ dành cho độ tuổi thanh thiếu niên thôi.

Cứ coi đây là một kinh nghiệm trong nghiệp sự ca hát của em đi.

May mắn thì được giải cao, không may mắn thì thôi, cũng không mất gì cả."
Tôi nhìn thấy dòng chữ mà Mẫn Nhi chỉ, trên đó viết dành cho độ tuổi 9 - 18 tuổi, đúng là chị không thể tham gia thật.

Nhưng tôi thực sự chưa từng nghĩ tới việc tham gia một cuộc thi ca hát.

Tôi cũng chỉ học thanh nhạc được khoảng một tháng, cũng chưa thấm vào đâu cả.
Thấy tôi thẫn thờ suy nghĩ, Mẫn Nhi chọc chọc vào tay tôi.
"Đừng suy nghĩ nhiều.

Trong suốt một tháng qua, chị cũng đã chỉ em hầu hết các kĩ thuật cơ bản của thanh nhạc rồi.

Chị thấy em cũng nắm rất vững, em hoàn toàn có thể hát ngang với các ca sĩ trẻ hiện tại."
"Nhưng mà..."
"Thời gian tham gia cuộc thi cũng còn khoảng một tuần nữa, em cứ suy nghĩ cho tốt.

Đây là cơ hội ngàn vàng, em phải biết nắm lấy.

Biết không?" - Sau đó chị lại thở dài.

- "Tham gia các cuộc thi đó cũng sẽ giúp em rất nhiều trong việc cải thiện bản thân đấy, em cũng sẽ được cọ sát, biết trình độ của mình đang ở đâu.

Như chị ấy, chị từng mơ ước trở thành một ca sĩ.


Nhưng sau khi tham gia một số cuộc thi, chị tự nhận ra rằng mình phù hợp với nghề dạy thanh nhạc này hơn.

Ca sĩ phải nắm được thuật trình diễn, phải tự tin trước đám đông.

Chị cũng không đủ can đảm khi đọc những bình luận trái chiều, chỉ trích từ cộng đồng mạng.

Phải nói rằng, làm ca sĩ rất khó, cũng rất can đảm để đối mặt với mấy thứ đó."
Tôi lần đầu nghe thấy chị nói dài như vậy.

Có lẽ, chị thực sự chấp nhận bản thân mình.

Đúng thật mỗi người mỗi khác, đúng như lời anh tôi nói, nếu cảm thấy bản thân không có khả năng có thể tự tìm đường lui cho mình.
Tôi nhìn chị, trong ánh mắt chị ánh lên sự kì vọng đối với tôi.

Đối với mỗi giáo viên, nhìn học sinh của mình trường thành theo từng ngày, mang lại thành quả tốt đẹp khiến họ thực sự tự hào về bản thân.

Tôi cảm thấy rằng nếu chị chọn nghề này, thực sự rất hợp với chị.
"Vậy em sẽ đi thi.

Đằng nào cũng không mất gì hết mà."
Tôi ngồi đó xem một số thông tin về cuộc thi, chị cũng giải thích cho tôi kĩ hơn.

Đó cũng là cuộc thi mà chị đã từng tham gia nhưng không thể qua được buổi audition đầu tiên.

Mẫn Nhi đã nói với tôi như thế.
Tôi bội phục chị, rằng chị không hèn nhát như tôi.

Tôi thất bại lần đầu tiên, nhưng đã lựa chọn từ bỏ.

Còn chị, dù thất bại, không được sự công nhận của người khác nhưng vẫn từng ngày từng ngày cố gắng hơn.

Chị rất đáng được trân trọng.
"Em sẽ cố hết mình, chị cứ chờ đấy mà xem.

Chị đã bảo em phải trả nợ cho chị, giờ em bắt đầu tích đức để trả nợ dần dần.

Cẩn thận không mai nhiều học sinh quá không có chỗ cho chị dạy đâu."
Mẫn Nhi nghe xong liền bật cười ra một tiếng.

Một tiếng cười thoải mái, không che giấu một điều gì cả.

Với tôi, Mẫn Nhi thực giống như một người chị, dù không có nhiều thứ đáng để khoe khoang nhưng lại dành điều tốt nhất cho tôi.

Mặc kệ tôi là người xa lạ đi chăng nữa.
Tôi dành nửa giờ để nói chuyện kĩ hơn về cuộc thi.

Chị cũng giải thích cho tôi rõ hơn về cuộc thi này.
Cuộc thi cơ bản gồm 4 vòng trình diễn.

Cuộc thi cũng kéo dài khoảng một tháng nên cũng rất nhanh.

Tôi thực sự cũng không dám chắc mình có thể qua được vòng audition được hay không.
Phần tuyển chọn ban đầu là phần tiên quyết để xem bản thân có được tham gia vào chương trình hay không.

Mẫn Nhi cũng nói cho tôi một số kinh nghiệm, hiểu biết của chị mà chị tự chiêm nghiệm được, cùng với các bạn bè khác của chị.

Sau khi nghe chị nói thì tôi nghĩ tôi hoàn toàn có thể đi qua vòng đấy được.
Vòng thứ nhất là vòng Giấu mặt.

Cơ bản có thể giải thích như sau: thí sinh sẽ hát một bài hát đơn ca trên sân khấu, các huấn luyện viên sẽ quay lưng lại, không nhìn gì về phía họ.

Dựa vào từng phong cách thí sinh biểu diễn, giọng hát, phong độ ra sao, có phù hợp với huấn luyện viên hay không mà họ sẽ lựa chọn quay lại.

Ngoài ra còn có một số các quy tắc khác khá phức tạp.
Vòng thứ hai là vòng Đối đầu.

Trong vòng trước, mỗi huấn luyện viên sẽ có tối đa 10 sự lựa chọn của mình.

Do đó, chúng tôi sẽ được chia làm năm cặp đối đầu với nhau.

Chỉ một trong hai người được chọn để đi tiếp.

Tuy nhiên những người bị loại vẫn sẽ có cơ hội đi tiếp nếu được một hoặc nhiều huấn luyện viên cứu.
Vòng thứ ba là vòng Đo ván.

Vòng này có chút thử thách hơn khi mà bản thân mỗi người phải giữ một phong độ thật tốt.

Tới đây, mỗi huấn luyện viên sẽ lựa chọn một thí sinh trong đội của mình để thi đấu với một thí sinh khác ở đội khác mà họ chọn.

Nếu như may mắn thì chọn người yếu hơn mình, còn ngược lại thì chỉ biết nhắm mắt xuôi tay mà thôi.

Thắng thua sẽ do khán giả trong trường quay lựa chọn.

Nói chung, tới vòng này, thí sinh phải biết cả khả năng trình diễn, cũng như phải biết cách để thu hút khán giả.
Vòng thứ tư là vòng Trình diễn, cũng có thể coi là vòng Bán kết.

Tới lúc này thí sinh cũng phải biết cách thu hút cả người xem truyền hình nữa.

Máy quay sẽ tia tới tia lui, nên họ cũng phải biết cách bày ra biểu cảm ra sao để thu hút khán giả.
Vòng chung kết chỉ còn lại khoảng 6 người, mỗi người sẽ lựa chọn một bài hát đơn ca để biểu diễn.

Năm người được chọn ở vòng trước cùng với một người được khán giả bình chọn cao nhất sẽ tiếp tục được tham gia, mặc kệ cho họ có bị loại ở vòng nào.

Nhưng theo như Mẫn Nhi nói thì đa phần thí sinh toàn là ở vòng trước mà xui xẻo bị loại.

Vòng này sẽ được chiếu trực tiếp trên truyền hình nên bất cứ một sai sót nào cũng có thể bị nhìn thấy, vậy nên cũng đặt rất nhiều áp lực vào thí sinh.
Cuối cùng, dựa trên lượt bình chọn của khán giả xem truyền hình mà tính ra người đạt giải Quán quân, Á Quân,...
Nói chung, để vào được vòng cuối cùng cũng phải đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác nhau, không phải cứ người này hát hay là được.

Đôi khi còn phụ thuộc vào bài hát họ chọn có phù hợp với thị hiếu người xem hay không, nếu như một bài hát không ai thích, thì dù có hát hay tới mấy cũng rất khó có thể giành chiến thắng.
Sau đó, tôi không nói chuyện này với chị nữa, lại tiếp tục vào phòng thanh nhạc mà luyện tập.

Lịch đi audition cũng được tôi lưu trong máy..


trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện