Hôm nay là thứ sáu, cuối giở có tiết sinh hoạt. Thường thì lớp sẽ dùng tiết này để nhận xét về tuần vừa rồi. Sau khi lớp trưởng và lớp phó báo cáo qua về tình hình chung của lớp, thầy chủ nhiệm liền để lớp tự quản, còn thầy lên phòng họp có chút việc.
Quỳnh Giao ngồi tổng hợp lại các lỗi vi phạm trong tuần này, quả nhiên lại có tên Ái Lạp. Con bé nhíu mày, tự dưng có ý nghĩ muốn lạm quyền xóa đi. Rốt cuộc thân là lớp trưởng làm gương cho các bạn, Quỳnh Giao vẫn cắn răng làm tốt công việc của mình.
Chỉ còn hơn tháng nữa là thi học kì, tới lúc đó bình xét hạnh kiểm, số lỗi của Ái Lạp sẽ dài như bản tấu sớ. Nếu hạnh kiểm không tốt nó sẽ bị tước danh hiệu học sinh xuất sắc, thậm chí là giỏi, hoặc tiên tiến.
- Có thể mượn quyền chỉ huy lớp một chút không?
Ái Lạp tiến đến gần Quỳnh Giao, lớp trưởng 10A ngẩn ra, gật đầu đồng ý.
Quỳnh Giao hô các bạn trật tự, cả lớp lập tức im lặng nhìn lên bảng. Ái Lạp mỉm cười bước ra giữa bục giảng, vừa truyền giấy màu xuống vừa nói:
- Lớp mình làm một cuộc khảo sát nhỏ nhé.
Người trong lớp nhận lấy đống giấy màu, ngơ ngác nhìn trên mặt giấy chỉ có hai chữ "có/không" viết tay. Giấy truyền tới bàn cuối cùng, Ái Lạp tiếp tục giải thích:
- Nếu mọi người cảm thấy các hành vi gần đây của tao làm ảnh hưởng tới lớp, thấy khó chịu với tao thì khoanh "có", ngược lại khoanh "không". Số "có" mà lớn hơn 30% thì tao sẽ xin chuyển lớp.
- Ể? Sao tự nhiên lại vậy?
- Đúng rồi, có ai nói gì mày đâu!
Ở dưới có mấy đứa chất vấn. Ái Lạp cười:
- Chúng mày không nói đâu có nghĩa là người khác không nghĩ vậy?
Đoạn nó dừng lại vài dây rồi nói tiếp:
- Hôm qua tao vô tình nghe được một ý kiến rất đáng để tâm. Người đó nói lớp mình có thể không sao, nhưng còn thầy? Có một đứa học trò suốt ngày gây gổ làm xấu hình ảnh lớp, hơn nữa còn khiến lớp không được nhận danh hiệu lớp tiên tiến của năm, liệu thầy sẽ vui chứ? Vấn đề này rất quan trọng đấy, cứ điền đi.
Bầu không khí rơi vào tĩnh lặng. Rốt cuộc đám bên dưới lớp đầu hàng, nghiêm túc truyền giấy cho mọi ngưởi.
Bảo mân mê tờ giấy màu trong tay, không rõ đang suy tính gì. Quỳnh Giao nhận phiếu từ chính tay Ái Lạp, nhanh chóng tích "không". Cường trực tiếp lăn ra ngủ, không thèm quan tâm đến cuộc bỏ phiếu.
- Cường, dậy bỏ phiếu kìa mày.
- Vứt cho Ánh tích hộ đi.
Cậu bạn lay Cường dậy bất ngờ há lên một tiếng, ngó đông ngó tây kiểm chứng xem mình có nghe nhầm không. Cậu ta ngập ngừng chuyển tờ giấy màu cho Ánh, cùng lúc đó Cường nói:
- Tích xong nhét luôn vào hòm ý.
Ánh tiếp nhận giấy, tích bừa hai dấu rồi bỏ cả hai vào hòm. Cô vẫn còn thấp thỏm lo lắng không hiểu Ái Lạp định giở trò gì. Kết cục của những kẻ động vào Ái Lạp đến giờ vẫn còn ám ảnh Ánh. Sau khi bị phát hiện nói xấu ngày hôm qua, vẻ vô hại cô cố gắng gây dựng với Ái Lạp sợ rằng đã bay sạch.
Để có thể chơi trò ném đá giấu tay, trước tiên phải khiến cho người bị ném hoàn toàn không có cơ sở nghi ngờ mình. Ánh đã rất cố gắng đối xử tốt với Ái Lạp, dù cho chỉ là ở mặt ngoài đi chăng nữa.
Cô siết chặt tay, thầm cầu nguyện ít nhất thì những lời nói của mình sẽ tác động được mọi người. Mong rằng số phiếu sẽ lớn hơn 30%.
Bỏ phiếu kín nên mọi người không cần ghi tên. Toàn bộ quá trình chỉ diễn ra trong năm phút ngắn ngủi. Cường lặng lẽ huých chân Bảo, Bảo hiểu ý, đứng lên kiểm phiếu cho Ái Lạp.
Trong lúc kiểm ngón tay Bảo hơi dừng ở một tờ phiếu màu vàng. Cậu động tay, tờ phiếu nhanh chóng chạy vào túi áo. Bảo bình tĩnh kiểm phiếu như thường, lúc xong liền thông báo cho cả lớp nghe:
- 1-39.
- Một người vote "có" á? Đứa nào đấy, đứng lên coi!
- Sốc vl vẫn có đứa vote "có" hả?
Ái Lạp ở trên lớp đối xử với mọi người cực kì tốt. Nếu nói Ánh hay buông những lời hay ý đẹp để làm vui lòng đối phương, thì Ái Lạp lại mắng chửi vì những điều ngu dốt mà đối phương đã làm trước, sau đó hỗ trợ họ cứu vãn tình hình.
Ai cũng thích nghe những lời ngọt ngào có cánh, nhưng sự giúp đỡ từ Ái Lạp mới là thứ cứu họ nhiều nhất. Hơn nữa lời hay ý đẹp chỉ làm vừa lòng nhau tại thời điểm đó, chứ chẳng giúp ích được gì.
Ái Lạp ra dấu im lặng, mọi người trong lớp lập tức dịu xuống. Nó cúi gập người 90 độ thay cho lời cảm ơn, thật sự rất trân trọng những gì mọi người đã dành cho nó. Tất nhiên, cảm xúc Ái Lạp giấu trong lòng vĩnh viễn sẽ biến đổi khi thoát ra khỏi miệng. Nó cợt nhả trêu:
- Cảm ơn các anh các chị trong lớp đã dung túng cho em làm càn. Bản tính của em sẽ không bao giờ thay đổi, nên khi nào cạn tình thì anh chị báo em một tiếng, em sẽ chuyển lớp.
- Khônggg, đừng chuyển lớp!!
- Các anh chị yêu em mà!
Mấy câu hùa vang lên khiến Ái Lạp bật cười thành tiếng. Quỳnh Giao ngồi ở bàn giáo viên lén thở phào, ngược lại Bảo có vẻ không bất ngờ với kết quả này lắm. Lần đầu tiên, cậu mở mục tin nhắn chờ ra, nhắn cho Ánh:
"Tan học gặp ở sân sau. Có chuyện cần nói."
Tay Ánh siết chặt điện thoại, tim trong lồng ngực đập loạn, nỗi sợ trong lòng cô được đẩy lên điểm cao nhất, khắp người đều toát mồ hôi lạnh. Bạn cùng bàn Ánh hỏi cô làm sao đấy, Ánh chỉ lắc đầu, không đáp.
- Lớp mình đang bỏ phiếu cho cái gì vậy?
Giữa lúc đang hài hòa vui vẻ, thầy chủ nhiệm đột ngột bước vào khiến mọi người trở tay không kịp. Ái Lạp vội vã tiến lên chắn đống giấy màu đi, không ngờ thầy lại nói:
- Thầy đứng bên ngoài nghe hết rồi.
Cả lớp đồng loạt hít sâu một hơi. Đối diện với ánh mắt chất vấn của thầy, Ái Lạp chỉ có thể cúi đầu lảng tránh. Nó gượng cười, cố biện minh cho bản thân:
- Điều em lo lắng cũng hợp lí mà thầy...
Thầy giáo nhìn Ái Lạp, rồi lại quay qua nhìn đám học trò ngây ngô của mình, bất lực đẩy gọng kính:
- Thầy đúng là rất buồn... Nhưng thầy không hề buồn vì lớp mình không nhận được cờ thi đua.
Đoạn thầy gõ bàn đứa ngồi gần cửa ra vào nhất, hỏi nó:
- Lí do cố gắng học tập của em là gì?
Cô bạn bị thầy hỏi gãi đầu gãi tai, ngập ngừng một lát mới trả lời:
- Dạ em... muốn làm bố mẹ vui lòng.
- Rất tốt. Vậy nếu phải hi sinh thành tích của em để cứu rỗi một người khác thì em có làm không?
Trông thấy học trò của mình ấm ớ không trả lời được, thầy lại nói:
- Tôi ở đây bao năm, dìu dắt bao nhiêu lứa học trò, đứa nào cũng giỏi giang cả. Chúng nó phấn đấu vì kì vọng của bố mẹ, cao cả hơn là vì chính bản thân chúng nó. Song, cả đời làm nghề của tôi chưa thấy đứa nào dám bung mình ra khỏi cái đạo đức sáo rỗng của "đống giấy tờ" cả.
Thầy nhại lại lời Ái Lạp, đoạn tiếp tục nhắc nhở:
- Học sinh giỏi thường cố gắng chấp hành nội quy, hành xử ngoan ngoãn để không bị gọi là đứa trẻ hư hỏng. Con nhà người ta cũng không phải là một đứa trẻ ngoan. Đó chỉ là đứa trẻ sống theo mong muốn của người khác.
- Bây giờ đứng trước mặt tôi đây, đang có một đứa sẵn sàng đánh đổi dòng chữ "tốt" vô nghĩa trên học bạ để theo đuổi thứ tốt chân thật. Tôi có thể buồn sao? Không được dạy nó nữa mới là điểu khiến tôi hối tiếc nhất.
- Oh no thầy ơiiii!!!!!
Ái Lạp cảm động chạy tới ôm lấy thầy, đám còn lại ai cũng bùi ngùi xúc động, nhao nhao chạy đến. Thầy chủ nhiệm già bị cả lũ thanh niên trai tráng bấu víu, xương cốt như muốn gãy, vừa đau vừa buồn cười. Cả lớp ôm nhau gào thét, luôn miệng hứa mai sau sẽ trở thành người tốt để báo ơn thầy.
Cường ngồi ngoài cuộc náo loạn, thản nhiên nhìn Ánh nhíu chặt chân mày, nhếch miệng cười khẽ.
Thấy vừa lòng ghê.
***
Ánh bồn chồn đứng dưới gốc cây ngoày sân sau, đợi Bảo tới.
Bỗng dưng có chút mỉa mai, không ngờ lần đầu cậu nhắn cho cô lại là trong hoàn cảnh này.
Đợi một lát, sau lưng Ánh liền có tiếng bước chân đang tới gần. Ánh vội vã xoay đầu lại, đối diện cô là ánh mắt điềm tĩnh của Bảo. Ánh nuốt nước bọt, không nhịn được hơi run rẩy.
Mắt anh đẹp quá, đôi đồng tử nâu trầm như màu cà phê sữa, nhưng không hề đục. Khi đứng dưới ánh nắng, chúng ánh lên những tia đỏ nâu rực rỡ, tựa như những bông hoa đỏ chớm nở dưới buổi hoàng hôn buông.
Có lẽ do đều được di truyền từ bố nên đôi mắt Ánh cũng mang màu nâu, nhưng là màu nâu hổ phách trong trẻo. Giờ đây sự trong trẻo trong đôi mắt kia đang khẽ tan rã, nhường chỗ cho nỗi lo hoang mang và những bùi nhùi rối ren.
- Có chuyện gì ạ?
Ánh cố