Chương 30 – 'Tô Thức Truyện'.
Mình có mấy lưu ý nhỏ về chương này để các bạn tiện theo dõi:
Tô Thức, tự Tử Chiêm, hay còn gọi là Tô Đông Pha, một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc đời Tống. Ông được mệnh danh là Bát đại gia Đường Tống. Mọi người có thể tìm hiểu thêm về danh nhân này tại hay .Trong chương có nhắc đến một số thơ từ của Tô Đông Pha, vì không tìm được bản dịch thơ nên mình đành phải chú thích. Chú thích rất dài -_- , ban có thể trực tiếp bỏ qua luôn, vì nó không ảnh hưởng đến mạch truyện.
___________________________________
"Thiếu niên tài cao, chí khí ngút trời, viết một tác phẩm mà danh chấn kinh sư; thuở thanh niên về triều, suốt ba năm vì chịu tang mà không được bổ nhiệm làm quan."
"Nhưng đây chỉ là khởi đầu."
"An Thạch thực hiện biến pháp, Tử Chiêm vì một bài sớ tạ ân mà bị vướng vào vụ án nổi danh thời Bắc Tống là "Ô Đài Thi Án", bị áp giải quay về kinh, phái tân đảng sôi nổi dâng sớ khẩn cầu Hoàng đế ban cho ông cái chết, các trọng thần cựu đảng cũng vì ông mà bôn ba. Vụ án này gây chấn động lớn, kinh động đến cả An Thạch, ông bèn giảng rằng: 'Muốn thái bình thịnh thế, hà cớ gì hô hào chém giết kẻ sĩ?' "
"Đến tuổi trung niên, Tử Chiêm sống tại Thường Châu, đảm nhiệm chức quan nhỏ, khai khẩn cày cấy, lấy hiệu Đông Pha cư sĩ."
"Về sau, Triết Tông lên ngôi, Tử Chiêm được phục chức về kinh, giữ chức quan tam phẩm. Phong vân biến đổi, phái tân pháp không còn được coi trọng, tân pháp dần dần bị bãi bỏ. Tử Chiêm nhận ra thế lực mới trong triều cũng không khác gì với 'Vương đảng' ngày trước, ông bèn dâng sớ can gián hoàng đế, công kích loạn đảng, nhưng lại bị các thế lực bảo thủ vu cáo hãm hại. Từ đó, Tử Chiêm không theo tân đảng, cũng không chấp nhận cựu đảng, rời kinh. Cuộc đời ông, cũng giống như lời một người thị thiếp là Triêu Vân đã từng nói với ông, rằng 'Kẻ sĩ của triều đình nhưng trong bụng toàn những thứ không hợp thời cả'."
"Tô Thức rời kinh, tiếp tục nhậm chức quan tại địa phương, ông làm quan lương thiện liêm chính, sau lại được vời vào kinh, nhưng khi làm quan trong triều ông lại thường chỉ trích tân đảng, lần thứ hai bị giáng chức. Triết Tông lên ngôi, Thái Hoàng Thái hậu đương chính, tân đảng chấp chính, Tử Chiêm bị lưu đày ra Hải Nam."
Bên trên là phần giới thiệu giản lược cả cuộc đời Tô Thức.
Giang Hưng dành thời gian nghiên cứu tỉ mỉ cuộc đời của Tô Thức và những yêu cầu của kịch bản.
Trong quá trình đó, Vương An luôn đứng bên cạnh anh, giảng giải: "Nếu muốn dựng một bộ phim tài liệu thuật lại cuộc đời nhân vật, hoặc là phim điện ảnh, thì cần phải tôn trọng sự thật lịch sử, phải thể hiện toàn bộ cuộc đời đầy thăng trầm biến động của Tô Thức. Nhưng chúng ta không phải, chúng ta đang làm phim truyền hình, mà phim truyền hình thì cần phải tạo không khí thoải mái và hấp dẫn người xem, cho nên những biến động sóng gió kia chỉ làm nền mà thôi. Gạt qua những bối cảnh đó, điểm tựa của bộ phim sẽ là hình ảnh thiếu niên Tô Thức tài cao, hạ bút thành văn, mỗi tác phẩm viết ra đều trở thành thư sách trân quý; là ba nàng thê tử xinh đẹp dịu dàng của ông; là khí khái phóng khoáng thẳng thắn, không vướng bận bởi những vui buồn trong đời người của ông."
"Tô Thức là một con người uyên bác và hài hước. Một hôm ông đi dự yến về, ăn no, đi lại trong dinh hỏi người khác trong bụng mình chứa cái gì. Có kẻ đáp một bụng văn chương, kẻ khác lại trả lời bên trong có nội tạng, ông đều không hài lòng, chỉ có người thiếp Vương Triêu Vân cười khẽ mà rằng 'Một bụng không hợp thời', khiến Tô Thức cười to, khen nàng là tri kỷ."
"Bộ phim của chúng ta cũng vậy, hướng tới tạo dựng một bầu không khí nhẹ nhàng, sử dụng những ngôn từ đẹp nhất để thể hiện thái độ nhân sinh ung dung thoải mái của Tô Thức, khiến vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn ông hiện lên rõ ràng trước mắt khán giả."
"Lại nói thêm, Tô Thức yêu thích mỹ thực, rượu ngon, sáng tạo ra rất nhiều món ăn có hương vị tinh tế, cũng có phần giống cậu đó."
Khi nói đến đây, Vương An thuận tay nhón một miếng mơ ngâm của Giang Hưng, đưa vào miệng, khen ngợi: "Món mơ ngâm của cậu chua ngọt vừa phải, rất ngon miệng, cậu làm thế nào vậy?"
Giang Hưng vừa phân tích Tô Thức, lại vừa phân tâm nói chuyện với Vương An, tốc độ nói không khỏi chậm đi nửa nhịp: "... Tôi chỉ dựa theo kinh nghiệm mà nêm cho vừa. Nếu thầy muốn, lần sau tôi sẽ ghi lại tỉ lệ cho thầy?"
"Lần trước chẳng phải cậu cũng ghi lại ba cái tỉ lệ gì đó đưa tôi hay sao? Thế mà tôi vẫn làm chẳng ra hương vị gì cả?" Vương An ra vẻ 'xin miễn cho kẻ bất tài'.
"Được rồi, chúng ta tiếp tục thảo luận kịch bản."
"Thời Tống là một thời kì vô cùng phồn thịnh, nhà Tống không cho phép sát hại sĩ phu, cho nên nếu ngẫm lại, chi tiết Tô Thức trực ngôn phạm thượng, châm chọc loạn đảng là một tình tiết rất chuẩn xác."
"Chúng ta cũng vừa nói qua, Tô Thức có ba thê tử, ông đã từng viết những câu thơ bất hủ tả nỗi nhớ thương vô hạn như 'Thập niên sinh tử lưỡng mang mang, Bất tư lường, Tự nan vương.'(1); điếu văn 'Phụ chức tức tu, mẫu nghi thậm đôn, tam tử như nhất, ái xuất vu thiên'(2), cũng có những lời cảm phục, ngợi ca như 'Bất tự Dương Chi biệt Lạc Thiên, kháp như Thông Đức bạn Linh Nguyên'(3)." Vương An ăn xong mơ, lại cầm một miếng mực nướng lên nhấm nháp, vừa ăn vừa nói, "Những mối tình trong cuộc đời Tô Thức đều được tỉ mỉ ghi chép lại, người vợ đầu Vương Phất, người vợ thứ hai Vương Nhuận Chi, và cả nàng thị thiếp Vương Triêu Vân. Ba người phụ nữ này đều một lòng một dạ với ông thì thôi đi, đã thế mỗi khi Tô Thức gặp nạn, ngay cả Thái Hậu trong cung cũng hết lòng bảo vệ. Chưa hết, người đời thấy chừng ấy người đàn bà xoay quanh đời ông vẫn chưa đủ, còn phải thêm vài giai thoại về những người yêu Tô Thức hoặc Tô Thức yêu vào ——"
(1) Dịch thơ là 'Chục năm sống tháng thảy mơ màng, Chẳng tư lường, Tự tơ vương.' – Trích từ bài thơ của Tô Đông Pha, câu thơ bày tỏ lòng nhớ thương của ông đối với người vợ đầu đã mất là Vương Phất.
(2) Lấy từ bài điếu văn 'Tế vong thê đồng an quận quân' mà Tô Đông Pha viết cho Vương Nhuận Chi, người vợ thứ hai của mình (theo baike), đại ý: Hiểu đạo nghĩa vợ chồng, chăm lo việc trong nhà, yêu thương cả ba người con như ruột thịt.
(3) Câu thơ trích từ bài 'Triêu Vân thi' (thơ về nàng Triêu Vân), đại ý: Không giống Dương Chi từ bỏ Lạc Thiên, nàng giống như Thông Đức bạn Linh Nguyên.
Vương An híp mắt chậm rãi nói: "Ừm, quả thực làm cho người ta ghen tị."
Ông vỗ vai Giang Hưng, đoạn bảo: "Trong mấy tháng này, cậu chính là kẻ thù của đám đàn ông, còn phụ nữ thì ——" ông nhất thời không biết diễn đạt thế nào.
"Tình nhân trong mộng?" Giang Hưng thay ông bổ sung.
Vương An nghiền ngẫm một chút, rồi cười rộ lên: "Nói rất hay, kẻ thù của đàn ông, tình nhân trong mộng của phụ nữ! Tốt lắm, tiếp tục nghiên cứu nhân vật của cậu đi."
Nói xong, ông lại tiếp tục vỗ vai Giang Hưng, sau đó quay đi.
Nơi này là một phòng luyện tập trong căn nhà ba tầng của Vương An.
Căn phòng có sức chứa khoảng bốn mươi người, ba mặt tường được sơn màu trắng, mặt còn lại là một tấm kính một chiều lớn, sàn nhà màu gỗ lim, trong phòng không có đồ đạc gì đáng kể, chính giữa nó là một chiếc ghế dựa thoải mái để người nghỉ ngơi.
Sau khi Vương An đi rồi, Giang Hưng lại tiếp tục lật xem kịch bản trên tay.
Đúng như lời Vương An vừa nói, tuy một đời đại văn hào Tô Thức long đong lận đận, nhưng điều mà kịch bản lần này muốn thể hiện, không phải là những đấu đá triều đình hay bối cảnh