- Tôi và anh ta là nam châm cùng cực nên đẩy nhau.
Bởi lẽ hai đứa quá hiểu rõ bản chất và xuất thân của đối phương nên không thể đi chung một con đường được.
Chẳng khác nào hai con dê núi đi song song trên một cây cầu chật hẹp, sớm hay muộn thì một trong hai con sẽ húc con còn lại xuống sông để rộng đường tiến bước.
Thẩm Hạc Hiên kéo cửa sang bên trái, đoạn xỏ guốc gỗ vào chân, rồi chậm bước ra ngoài thăm khu vườn ngập nắng.
Phải đến tháng Chín xứ Phù Tang mới đón chào mùa thu một cách chính thức, còn bên Đại Việt hiện giờ đã bước qua khung trời mùa thu được mười ngày rồi.
Thẩm Hạc Hiên vẫn còn nhớ như in lần đầu tiên tao ngộ Phó Tu Kiệt.
Hôm ấy là tiết Thu Phân, cũng là ngày bắt đầu mùa thu bên Nhật Bản.
Khu vườn đã thay sang lớp áo mới.
Tiết thu điệu đàng thay thế cho dáng vẻ cuồng nhiệt của trời hạ.
Những cơn gió heo may làm lay động những tán cây phong với các chiếc lá mang gam màu vàng, cam, đỏ rực rỡ.
Trong bộ Yukata xanh lam thanh nhã, Phó Tu Kiệt hệt như mãnh tướng được họa trong tranh cổ ở thời kỳ Edo.
Gã có cặp mắt rồng, mày lưỡi kiếm và khuôn miệng ngưỡng nguyệt.
Dáng vóc vừa cao, vừa cân đối.
Và nụ cười mỉa đời luôn thường trực trên môi, rất hiếm khi Thẩm Hạc Hiên nhìn thấy gã không cười khi hai người chạm mặt.
- Hôm nay là ngày giỗ của một người bạn cũ của tôi.
- Thẩm Hạc Hiên chạm khẽ vào khóm hoa anh thảo tươi tắn.
- Thảo nào mà ba lại đi nấu lẩu Oden.
- Thẩm Ý Hiên vừa nói, vừa bày biện bàn ăn.
Hương thơm quyến rũ của nước lẩu len lỏi ra khoảnh sân đầy hoa tươi và nắng ấm.
- Nói huỵch toẹt ra mới hiểu.
- Thẩm Hạc Hiên hái vài trái ớt hiểm đỏ rực nằm cạnh bụi mai dạ thảo hồng thắm, đặng làm thức nhấm đỡ ngán khi ăn lẩu.
Bếp nướng điện không khói được bày ở chính giữa bàn, nồi lẩu điện bày ở bên phải và bên trái là các khay thức ăn và rổ rau xanh mướt mắt.
Thẩm Hạc Hiên đặt hũ tro cốt chứa nắm đất quanh mộ Phó Tu Kiệt lên bàn, đoạn chắp tay cầu nguyện.
Đó là một khúc kinh cầu siêu mang tên Chú Vãng Sanh, trước khi ăn đám giỗ của gã, ông thường phải hoàn tất khâu này.
Thẩm Ý Hiên thoa chút bơ trứng vào lòng vỉ nướng, rồi xếp từng con bạch tuộc đã qua sơ chế và tẩm ướp gia vị lên trên đấy.
Đoạn tách một con hàu, vắt chanh, rưới chút mù tạt cay và ăn sống một cách ngon lành.
- Khà...!Rượu Sake ngon quá đi mất! - Y thích thú kêu lên.
- ...!Mày ăn uống mất nết thế này thì thằng nào thèm gạ hả? - Thẩm Hạc Hiên véo tai con trai.
Đoạn điều chỉnh nhiệt độ bếp nướng.
Mùi hương bạch tuộc nướng quanh quẩn nơi đầu mũi ông một cỗ dư vị ngọt ngào.
- Ba này...!Con của ba có mối rồi đấy.
- Thẩm Ý́ Hiên ăn thêm một con hàu nữa.
- "Mối" hay "Ong" thì còn chưa biết...!- Thẩm Hạc Hiên lườm nguýt y một cái rõ dài, song trong lòng lại đang mừng khấp khởi vì cuối cùng con trai cũng không vấp phải vết xe đổ của mình.
oOo
XYB là một tay khó lường.
Không giống như XYA luôn năng nổ hợp tác, XYB tỏ vẻ bất cần đối với mọi câu hỏi và dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà bên phía Phạm Đình Vân đưa ra.
Viên Thùy hiện đang khám nghiệm lại tử thi mà các nhân viên cứu hộ tìm thấy trong xe bán tải chở cát hồi đầu năm nay.
Một bộ xương trắng bong như lau như li, có thể nó đã được dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học phi nhân loại nào đó nên mới được giữ gìn kỹ thế này.
Đốt cổ bị bẻ gãy ngọt xớt, nếu hung thủ chỉ sử dụng lực đạo bằng tay mà có thể tách rời phần đầu với khớp cổ gọn ơ như vầy, ắt chỉ có cao thủ trong truyện kiếm hiệp dài kỳ của Kim Dung mới làm nổi mà thôi.
Sử dụng cưa ư? Hay dao phay? Búa chăng? Hết thảy đều không mang lại đáp án chính xác.
Viên Thùy ngờ ngợ rằng, rất có thể hung thủ đã đẩy nạn nhân xuống từ một con dốc gồ ghề, khiến phần đầu nạn nhân bị "gật" liên tục cho đến khi tổn thương đốt sống cổ, gây ra hiện tượng xuất huyết não và chảy máu tai trong, kế đấy hắn ta mới thuận tay bẻ cái "rụp" để kết liễu nạn nhân.
Sau rốt mới dùng đến một loại hung khí sắc nhọn để tách rời phần đầu khỏi thi thể.
Kha Ngạn kiểm tra nồi xương "hầm" trên bếp.
Vừa làm, vừa khe khẽ huýt sáo để xua đi áp lực đang gánh trên vai.
- Anh có biết không, A Thùy.
Tôi đã nghỉ ăn thịt heo trong suốt mấy tháng nay vì ớn mùi đấy.
- Làm lâu rồi sẽ quen thôi.
- Viên Thùy đặt một mẩu xương vụn xuống tiêu bản trong kính hiển vi, đoạn ghé mắt xem.
- Lúc đầu tôi ăn thịt heo mà cứ nghĩ mình đang ăn thịt đồng loại, vì mùi của cả hai quá tương đồng nhau.
Bây giờ thì không còn nữa...!Mà anh có biết mùi thịt người nướng khét không? Bảo đảm anh chẳng còn muốn đi ăn buffet đồ nướng nữa sau khi đã ngửi mùi đó...!
- Vậy mà anh vẫn ăn phá lấu, đồ lòng ngon lành!
Viên Thùy phì cười, chẳng biết giải thích sao với anh bạn đồng nghiệp.
"Cộc...!Cộc...!Cộc..."
- Hai đứa xong chưa? - Bạch Lãng gõ tay vào tường đánh tiếng.
- Một lát nữa đi ăn gà nướng với vợ chồng tôi nha! Cậu nào thích ăn lẩu thì gọi thêm ăn chung cho vui.
Ở đấy còn bán cả phá lầu và trứng gà non nữa, ăn kèm cơm lam ngon lắm.
Viên Thùy và Kha Ngạn thấp giọng đáp "Vâng", rồi đợi xem Bạch Lãng có điều chi muốn chỉ dạy hay dặn dò mình không.
- Lúc trước chúng ta dự đoán cô gái này vì đau quá nên mới trụy tim mà chết có đúng không? - Bạch Lãng vừa hỏi hai người đồng nghiệp trẻ tuổi, vừa đóng cửa phòng.
- Vâng ạ.
- Viên Thụy ngẩng mặt đáp.
- Nhưng hình như đấy chỉ là kết quả khám nghiệm giả nhằm trấn an dư luận...!- Kha Ngạn trầm ngâm suy đoán.
- Cậu đoán đúng đấy!
Bạch Lãng điều chỉnh lại nhiệt độ của nồi xương "hầm", rồi vớt chúng ra một cái khay nhựa dẻo.
Xong đâu vào đấy, ông mới kéo ghế ngồi xuống.
- Nick Facebook của bác sĩ Nguyễn Hải Âu là Hải Âu phi xứ.
Cô ta từng đăng bài trong một nhóm kín mang chủ đề Tâm linh, kể về chuyện chạm trán hồn ma của nạn nhân trong vụ thảm án chặt xác phi tang rầm rộ một thời trên báo.
- Bạch Lãng vừa đeo bao tay, vừa thuật lại sự việc.
- Tôi sử dụng nick clone để gia nhập nhóm, và đã đọc bài đăng của cô ta không dưới hai mươi lần.
Nhờ thế mà đã tìm ra được đáp án cho bài toán này...!
Bạch Lãng đeo khẩu trang y tế, rồi đội mũ nylon trùm đầu, kế tiếp khoác lên người chiếc áo blouse trắng.
Ông thong dong bước đến bên bàn mổ, miết ngón tay lên đốt sống cổ của tử thi.
- Nạn nhân gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng trong lúc đang trên đường đến cửa hàng quần áo mà mình đang làm công.
Vụ tai nạn đã cướp mất khả năng đi đứng, cũng như là thiên chức làm mẹ của cô ta.
Kể từ cái ngày xảy ra bi kịch đó, cô ta thường xuyên có hành động tự hại bản thân, với mong muốn đẩy bản thân vào con đường chết càng sớm càng tốt.
Tệ hại thay! Thay vì thông cảm và là chỗ dựa cho cô gái bất hạnh ấy, người thân lại đi chỉ trích và mắng mỏ cô ta.
Những câu đại loại như: "Mày là đồ không biết suy nghĩ, trên đời này có biết bao nhiêu người bị ung thư vẫn sống lạc quan, yêu đời.
Còn mày mạnh khỏe hơn bọn họ mà không biết trân quý cuộc sống.
Tối ngày chỉ biết báo cha hại mẹ..." đã khiến cho chứng bệnh trầm uất sau sang chấn của cô ta trở nên ngày một nặng hơn.
Mặc cảm mình là một người tàn tật sống bám vào gia đình mà còn nỡ bất hiếu với đấng sinh thành, đã khiến cô ta biến thành một kẻ điên điên khùng khùng, thần trí bất minh...!
Cho đến một hôm, người nhà cô ta đọc được mẩu tin quảng cáo về phòng mạch Sở Du, họ khoác lác rằng có thể điều trị dứt điểm mọi căn bệnh thần kinh chỉ trong vòng ba tháng với giá hết sức nhẹ nhàng.
Thiếu kiến thức cộng thêm gánh nặng thuốc men và áp lực cuộc sống đã khiến cho người thân của cô ta mù quáng tin vào bài quảng cáo.
Họ đưa cô ta đến phòng mạch Sở Du vào một ngày Chủ Nhật đẹp trời sau khi đi lễ nhà thờ.
Nói cho rõ là con rể của họ đi lễ nhà thờ cùng với em gái cô ta, ba mẹ cô ta vì không có xe hơi nên mới phải miễn cưỡng đi theo hai người này để đỡ tiền trả taxi, chứ họ không hề đặt đức tin vào đâu hết, cả cha và mẹ cô ta đều là những con người theo thuyết vô thần.
Uống được khoảng mười bữa thì bệnh tình cô ta thuyên giảm hẳn.
Gia đình cô ta hết sức vui mừng, một hai khuyến khích cô ta uống thêm thuốc và tuân theo phác đồ điều trị mà tay bác sĩ ở đấy đã dặn dò.
Song cô ta thì không.
Bởi vì có một số vấn đề phát sinh ngay sau đó mà chỉ bản thân cô ta mới biết rất rõ...!
"Cạch."
Cánh cửa phòng đột nhiên bật mở, nhưng không có ai bước vào sất.
Ngoài hành lang lặng ngắt như tờ.
Bỗng đâu tiếng kêu "tặc", "tặc" của con thằn lằn đang bám trên trần nhà vang lên, giữa không gian im ắng đầy âm khí, thứ âm thanh ấy nghe rõ mồn một.
Viên Thùy bạo gan bước ra xem thử.
Vì con mắt bên trái vẫn chưa hồi phục, nên con mắt bên phải phải đảm đương chức năng thị giác gấp đôi.
"Vùuu..."
"Hụ."
Một làn gió lạnh đột ngột xông thẳng vào người Viên Thùy, khiến anh mất đà ngã ngồi xuống nền nhà cáu bẩn.
Kha Ngạn vội chạy đến đỡ Viên Thùy, đoạn giúp anh phủi bụi bẩn trên người.
- Không sao...!
- Ngồi đó! - Bạch Lãng bất thình lình cắt ngang câu hỏi thăm của Kha Ngạn.
- Dạ? - Viên Thùy đưa mắt nhìn người thầy tóc đã hoa râm của mình.
- Dùng liềm cắt cỏ, từ vị trí này dùng liềm cắt cỏ là có thể cắt rời phần đầu với cơ thể mà không cần đến nhát thứ hai.
- Bạch Lãng mô phỏng tư thế cho Viên Thùy và Kha Ngạn xem.
- Vì không thể đi lại được nên cô ta phải dốc sức đẩy xe lăn để trốn thoát, khiến cho đốt sống cổ trên cùng bị vát mất một góc.
- Không một ai có thể ngồi thẳng lưng mà đẩy xe lăn đi nhanh được, chỉ có thể khom người về phía trước một chút mới có thể gia tăng vận tốc di chuyển.
- Kha Ngạn vỗ trán một cái.
Một luồng gió lạnh lại bất ngờ thổi qua.
Hình như cả ba đã nghe thấy tiếng khóc tức tưởi của cô gái xấu số hòa lẫn với thanh âm của gió.
oOo
Trưa hôm sau, Phạm Đình Vân dẫn theo Đoàn Chí Viễn, Tào Việt Bân và Phùng Bác Văn đến khám nhà cụ bà Marshmallow.
Ngôi nhà của cụ bà nằm trong một con hẻm tương đối rộng lớn, nơi đấy có bảy nhà mở quán nước, tiệm ăn, một nhà nhận dạy thêm ngoài giờ và một nhà kinh doanh Internet.
Kiểu nhà của cụ bà thuộc dạng biệt thự phố, với một trệt, ba lầu, một tầng hầm và một sân thượng.
Khoảng sân trước có một cặp cau cao chót vót, một chậu bạch mai trơ lá và ước khoảng mười mấy chậu bông dân dã nho nhỏ bày dọc hai bức tường rào gạch đúc kiên cố.
Nhấn chuông chừng hai mươi phút, cả đám mới thấy cụ bà Marshmallow lững thững bước ra chào hỏi.
Bà vô cùng kinh ngạc khi thấy xe cảnh sát đậu trước cổng nhà mình, ngoài ra còn một chiếc Lexus năm chỗ màu đen đậu bên cạnh chiếc xe cảnh sát.
- Tại sao chị lại gọi đến cơ quan tôi mỗi ngày vậy? - Phạm Đình Vân lập tức chất vấn.
Cụ bà Marshmallow sụt sùi kể lể:
- Thằng con của tui á, nó đi làm, nó khóa cửa, nhốt tui trong này, nên tui mới gọi điện đến cơ quan cậu mỗi ngày để được nghe tiếng người nói.
- Sao cậu ta lại nhốt chị? - Phạm Đình Vân chợt nghĩ đến khung hình phạt giam cầm, bắt bớ người trái phép.
Hiện nay tội danh này đã bị tăng án thêm bảy năm tù.
- Tại tôi hay đi đánh bài.
Nó nhốt là đúng lắm, Phùng Bác Văn dở khóc dở cười.
Rồi lôi chìa khóa vạn năng ra mở cổng.
Cụ bà Marshmallow há hốc miệng, không ngờ cảnh sát ngày nay trang bị tận răng còn hơn cả ăn trộm đi hành nghề nữa.
- Mời mọi người vào.
- Cụ bà hớn hở tiếp đón đoàn người Phạm Đình Vân vào nhà.
Có lẽ sự cô đơn ̣đã khiến bà quên bẵng đi chuyện cảnh giác với người lạ mặt.
Cụ bà toan đi pha trà, lấy bánh đãi khách, nhưng Phạm Đình Vân lắc đầu từ chối, nên đành lấy mấy chai nước suối ướp lạnh ra mời họ dùng đỡ.
- Ông xã tui hồi còn sống á, ngày nào cũng dẫn tui đi câu cá, đi công viên, đi sở thú...!Từ ngày ổng chết, hổng còn ai thương tui nữa.
Không còn ai đút cho tui ăn, không còn ai đắp mền cho tui khi trời trở lạnh...!Con cái ngày một trưởng thành, thời gian bên gia đình nó nó còn không có để mà tiêu, thì sao nghĩ tới bà già này...!- Cụ bà run rẩy chỉ tay về di ảnh chồng mình trên bàn thờ gia tiên.
Một mai mà Phạm Đình Vân chết bất đắc kỳ tử, ắt hẳn Bạch Lãng cũng sẽ trở nên trái khoáy, lú lẫn như cụ bà này.
Cũng ngồi gặm nhắm quá khứ một mình trong căn nhà rộng thênh thang, cũng sẵn sàng bật khóc tức tưởi khi có ai đó hỏi han hay chia buồn về cái chết của ông.
Đoàn Chí Viễn đỡ bà cụ ngồi xuống ghế, đoạn bắt mạch cho cụ.
- Có cần kêu xe cứu thương không? - Tào Việt Bân bối rối hỏi.
- Cảm ơn cậu, tôi ổn rồi.
- Cụ bà vuốt ngực mấy lượt, đoạn mở lọ thuốc lấy ra một viên, rồi dùng nước suối chiêu xuống.
Thẩm vấn cụ bà một vài câu xong, Phạm Đình Vân quyết định kết thúc buổi điều tra.
Từ hồi còn trẻ cho đến bây giờ, bà chưa bao giờ bước đến khu phố Đông ở Chu Diêu Kim Tuế, cũng như chưa hề quen biết ai tên là Hoàng Ái Vân hay Phương Bạo Vũ.
Thất vọng nối tiếp thất vọng, Phạm Đình Vân cố gắng không bộc lộ nỗi đắng cay trên gương mặt.
Liệu ông có thể giúp cho mẹ con Hoàng Ái Vân đoàn viên trước khi bản thân nhắm mắt xuôi tay, trở về với đất lạnh hay không?
Sau một hồi thảo luận, Tào Việt Bân và Đoàn Chí Viễn đã thống nhất được ý kiến.
Hai người ngỏ ý lấy xe riêng của Đoàn Chí Viễn chở cụ bà đi vòng quanh thành phố một chuyến nhằm giúp bà khuây khỏa tinh thần.
Phạm Đình Vân chấp thuận thỉnh cầu của hai người.
Ông và Phùng Bác Văn lên xe, trở lại cơ quan làm việc.
Trước khi đi, Phùng Bác Văn gửi chùm chìa khóa vạn năng cho Tào Việt Bân.
Đường phố thưa thớt xe cộ qua lại, xe của họ thong thả lướt đi trên những con phố, ngõ nhỏ mà không sợ bị người sau mắng là đồ rùa bò.
Cây cối hai bên đường hãy còn xanh tốt, dấu hiệu mùa thu vẫn chưa thể hiện rõ nét trong phong cảnh nơi đây.
Những bụi hoa dừa hồng rực mọc trong dải phân cách nở rộ dưới những tia nắng mặt trời ấm áp.
- Hai cậu cho tui xuống mua một cái bánh Hot dog nha? - Cụ bà đột nhiên cất giọng hỏi.
- Để tôi đi cùng bà ấy.
- Tào Việt Bân vừa quay sang nói với Đoàn Chí Viễn, vừa cởi dây an toàn.
Đoạn mở cửa xe, bước xuống.
Tào Việt Bân cùng cụ bà đến quầy bán bánh Hot dog.
Nơi đó không có một mống khách hàng, ắt hẳn do cái nắng ban trưa như thiêu như đốt khiến người ta lười bước ra đường.
- Ông nhà tui đó cậu, hồi hai đứa mới cưới nhau nghèo rớt mồng tơi hà, cái hổng biết mần cái chi làm kế sinh nhai, cái ổng bày cho tui bán bánh Hot dog.
Lúc đó tui hổng hiểu tại sao đang yên đang lành lại đi bán thịt chó, nên cự nự quá trời quá đất.
Ổng hổng nói hổng rằng, ngay trong chiều hôm đó mua đồ về mần, chiên cho tui một mẻ Hot dog ngon ve sầu.
Tào Việt Bân che miệng cười.
Đôi lúc im lặng là cách cứu vãn hôn nhân, chứ hai cái miệng mà cứ đấu qua đấu lại thì sớm muộn gì cũng sẽ đưa nhau ra tòa mất.
- Trai Hàn kìa bây...!
Tuy tiếng nói của cô chị rất khẽ, nhưng Tào Việt Bân vẫn nghe không sót chữ nào.
Thứ lỗi cho cậu vì tai quá thính!
- Em bán cho tôi sáu phần Hot dog, mỗi cái một nhân khác nhau.
- Tào Việt Bân đẩy đẩy kính.
- Lớn hay nhỏ ạ? - Cô em vừa hỏi, vừa đeo bao tay trước khi làm món Hot dog.
- Lớn đi.
- Cụ bà nói xen vào.
- Dạ vâng.
- Cô em khẽ gật đầu cười với cụ.
Tào Việt Bân mua thêm ba ly nước mía hạnh cỡ lớn, một cho cậu, một cho Đoàn Chí Viễn và một cho cụ bà Marshmallow.
- Cậu biết hôn, cái thằng thuê nhà của hàng xóm kế bên nhà tui nó dị nhân dữ lắm.
- Sau khi hút một ngụm nước mía ngọt lành, cụ bà bắt đầu có sức để mà kể lể với Tào Việt Bân.
- Ban ngày nó ngủ, ban đêm nó thức như ma trơi vậy.
Có lần trời nóng quá nên tui lên ban công tầng hai đứng hóng gió thì...!Mèn đét ơi! Tui thấy nó đỏ lòm.
Hổng biết đi đứng sao mà cái áo xanh lá bị nhuộm đỏ đến chuyển màu nhờ nhờ luôn.
Mặt mày dính cái gì mà thấy gớm lắm, đỏ quét như cái mồng gà vậy đó.
- Rồi sao nữa ạ? - Tào Việt Bân nghi hoặc hỏi dồn.
- Để tui uống miếng nước xíu.
- Cụ bà hút mấy ngụm nước mía, cắn một miếng Hot dog nhân xúc xích bò, rồi thủng thẳng kể.
- Tui có muốn nhiều chuyện đâu.
Tự dưng nó đứng dưới cái đèn chụp treo ngoài sân sau khu đất thuê trọ, chỗ này nghe đâu bên dưới có hài cốt vô chủ nên không ai dám giành giựt, sợ động mồ động mả người ta về quật chết, thế là nó trở thành lối đi chung của cả xóm luôn.
Tui nhìn nó mà tưởng đâu ngạ quỷ hiện hình, cậu chắc hiểu mà phải hôn, cái bóng đèn Compact nó sáng dữ lắm, nên cái hình thù của nó hiện ra nổi quá trời nổi, không muốn chú ý cũng phải bận tâm chú ý đến...!
- Khoảng lúc mấy giờ ạ? - Tào Việt Bân nói đoạn, cắn một miếng Hot dog ngô.
- Ờ.
- Cụ bà đứng sững lại, nhịp nhịp ngón trỏ vào cánh môi của mình, rồi đáp.
- Khoảng đâu nửa đêm đó cậu, chắc là một hoặc hai giờ sáng.
Tại xóm tui có bà bán bánh canh gánh, bả hay gánh tới chợ lúc một, hai giờ, rồi ngồi bán lai rai ở đó đến khi tụi nhỏ tới giờ đi học luôn.
Hôm đó tui cũng đói bụng, định xuống mua một tô ăn chơi, mà thấy thằng đó xong sợ quá không dám xuống luôn.
Tào Việt Bân hỏi cụ bà thêm dăm câu nữa thì đã đến bãi đậu xe.
Hai người bước vào trong xe, ngồi xuống vị trí cũ của mình.
- Cảm ơn cậu.
- Đoàn Chí Viễn nhận túi Hot dog và ly nước mía từ tay Tào Việt Bân.
Rồi hút ngay một ngụm lớn.
Hai người đưa cụ bà đi thăm lại những nơi chốn mà trước kia vợ chồng cụ hò hẹn và chụp ảnh cưới.
Cả nhà bảo sanh mà cụ đã hạ sinh anh con trai, họ cũng ghé qua nữa.
Điểm cuối rồi!
Cụ bà ngước mắt nhìn cảnh trí đã biến đổi một cách đầy xa lạ sau hơn năm mươi lăm không tới, khóe mắt chợt ngân ngấn nước.
Đây là nơi mà bà gặp chồng mình.
Khi ấy ông là sinh viên năm cuối đại học Cơ Khí, vì tham gia nghĩa vụ nên ông nhập học trễ ba năm.
Bà vẫn còn nhớ như in, hôm ấy ông mặc quần kaki, áo sơ-mi đóng thùng, đeo thắt lưng nâu và mang đôi giày xăng-đan cũ mèm; mái tóc đậm chất con nhà lính, nước da đen nhẻm và khuôn miệng có hàm răng khểnh rất dễ thương, cùng chiếc má lúm đồng tiền xinh xinh.
Cụ bà thẫn thờ bước đến gốc cây rẽ quạt, nay nó đã thành một cây cổ thụ khổng lồ, mọi người tận dụng bóng mát mà nó mang lại làm thành một khu tập thể dục dụng cụ ngoài trời năng động.
- Lúc đó, nó chỉ chừng nhiêu đây.
- Cụ bà cung tay trước ngực, ước lượng bán kính của cái cây rẽ quạt năm ấy.
- Bây giờ...!
Cụ bà đột nhiên òa khóc nức nở.
Nhóm người đang tập thể dục gần đấy xầm xì chỉ trỏ sau lưng Tào Việt Bân và Đoàn Chí Viễn.
Có một cậu bảo vệ đánh bạo bước tới hỏi thăm sự tình.
- Cậu, cậu là cháu của Lôi Lạc phải không? - Cụ bà sụt sùi hỏi.
- Phải, cháu họ Lôi.
- Cậu bảo vệ nhìn bà bằng ánh mắt khó hiểu.
Một lúc sau mới e dè hỏi.
- Nhưng có chi không ạ?
- Lớp trưởng năm cấp Ba của tui.
Ông cậu hồi trẻ chơi bóng đá cừ lắm, đám con gái lớp bên hâm mộ dữ thần luôn, ngày nào cũng có đứa viết thư tình gửi ổng.
- Nương Nương thiên tuế phải không? - Một cụ ông gầy gò mặc trang phục thể thao vàng ấm, chân đi giày Nike mới toanh bỗng cất giọng gọi cụ bà.
Trên tay ông là một túi rút dây nhỏ bằng lưới vải, bên trong đựng một bình nước trà dâu và một gói xôi xéo hãy còn hơn phân nửa.
Nguồn cơn của gói xôi này cũng thật là kỳ lạ.
Sáng sớm mới ngủ dậy, chưa kịp đi đánh răng, rửa mặt gì sất, bỗng dưng cơn thèm xôi từ đâu ập đến, thôi thúc ông phải mua một hộp về ăn cho thỏa miệng.
Nên sau khi vệ sinh cá nhân và thay trang phục xong, ông liền vội ghé hàng quen.
Nhưng hôm nay bà chủ bỗng dưng bị ốm đột xuất, nên hàng xôi phải đóng cửa.
Ông đành đi chỗ khác mua xôi, và không ngờ lại gặp mặt bạn cũ ở đây.
- Trời, Lỗi Lạc!
Lôi Lạc và Mai Diệp Nương gặp nhau mừng mừng tủi tủi.
Hai người ngồi trên một băng ghế đá dưới gốc cây hoàng điệp, kể cho nhau nghe câu chuyện đời mình.
Không còn là những cô, cậu học trò có làn tóc xanh rì, luôn đau đầu vì bài vở, kỳ thi trên lớp, hay chật vật vượt qua những tiết kiểm tra thể dục cam go, nhiệt huyết và ước mơ son trẻ đã vùi sâu dưới lớp bụi thời gian, bây giờ hai người chỉ còn là một hình nhân chờ ngày mục nát theo tiếng gọi của vòng quay Sinh-Lão-Bệnh-Tử, tìm kiếm cố nhân để vọng ngóng sống lại những năm tháng thanh xuân xa xưa thông qua các mẩu chuyện vụn vặt còn sót lại trong trí nhớ.
Tào Việt Bân và Đoàn Chí Viễn đi thu thập tin tức trong lúc chờ Mai Diệp Phương kết thúc cuộc trò chuyện với người bạn cùng lớp.
Lôi Minh Từ thấy mọi chuyện đã êm đẹp, liền cúi đầu thưa ông mình và Mai Diệp Nương, rồi trở lại làm việc.
Mãi đến khi mặt trời ngả về trưa, nhóm người tập thể dục đã về nhà gần hết, cuộc trò chuyện của Lôi Lạc và Mai Diệp Phương mới chấm dứt.
Hai người cho nhau số điện di động để tiện liên lạc, rồi ngậm ngùi nói lời tạm biệt.
Một giờ trưa, Mai Diệp Nương mới về đến ngôi nhà trong hẻm vắng của mình.
Ngôi nhà phố một trệt, ba lầu, một sân thượng và một tầng hầm vẫn vắng lặng hơi người.
Các cháu của cụ bà đi học nội trú đến tối mới về.
Các con cùng hai đứa cháu thì một tiếng nữa là có mặt ở đây, để trông chừng nhà và bà, sau đấy lại tất tưởi ra chợ buôn bán.
- Tui vô nhà nghen mấy cậu.
- Mai Diệp Nương vẫy tay chào người; đoạn vừa tra chìa vào ổ khóa, vừa run giọng nói.
- Chân thành cảm ơn mấy cậu đã bỏ thời gian đi hầu bà già lẩm cẩm này...!
Tào Việt Bân và Đoàn Chí Viễn cúi đầu chào tạm biệt Mai Diệp Nương, đoạn hối hả trở vào trong xe.
- Hở?
Không biết có phải do cái nắng ban trưa mang đến hiệu ứng đánh lừa thị giác hay không, mà Tào Việt Bân thoáng thấy bóng dáng chồng của