Quán cà-phê và bánh ngọt "Giấc mơ mùa Đông" lại đăng tin tuyển nhân viên giao hàng.
Không biết vì lý do gì mà Trần Trí An nghỉ việc đột ngột, báo hại ông chú phải chạy đôn chạy đáo tìm người.
Tên bài hát "Những ngày mưa gió" do cố ca sĩ Ngọc Lan trình bày thật phù hợp với cảnh tình của chú hiện nay.
- An ơi! An ơi! An đâu rồi! Tiền lương chưa lấy sao trốn tôi?
- Ông chủ chế lời bài hát "Tình đầu tình cuối" của ông Trần Thiện Thanh hay quá trời quá đất! Nguyên câu hổng có miếng vần xíu nào.
"Lanh canh..."
Nghe chuông gió cất tiếng hát là ông chủ tứ tuần biết ngay quán ế có khách ghé.
Chú liền tất tả chạy ra đón khách.
Vị khách mới tới ăn bận rất bảnh bao và sang quý, mặt mũi hết sức đẹp trai và có duyên.
Thấy thế, chú dẹp vụ đốt long phong xả xui, bởi người đàn ông đẹp như tượng này đã giúp chú xua hết tà khí đang lẩn quẩn trong quán rồi.
Đám nhân viên thấy ông chủ thiếu điều đứng hát "Thần Tài đến, Thần Tài đến" thì đứa này thúc đứa kia mà che miệng cười ngặt nghẽo.
- Tôi xin phép.
Ian Khoa đọc lướt qua cuốn thực đơn bìa giả da, rồi trỏ vào một hàng chữ và nói:
- Cho tôi một bình trà hoa hồng.
- Anh muốn ăn gì không?
- Lấy cho tôi miếng bánh ngọt màu xanh nước biển đó đi.
Tủ bánh ngọt cách chỗ anh ta ngồi không quá xa, giấy ghi cũng khá dễ nhìn, vậy mà anh ta không đọc được chữ.
- À, bánh bông lan việt quất cuộn bơ trứng và kem tươi.
Anh muốn ăn mấy miếng?
- Hai.
Ian Khoa không ngồi đợi trà bánh dọn lên, mà đi theo chủ quán đến quầy bánh.
Không thấy anh ta nheo mắt hay có những dấu hiệu nào khác thể hiện bị mắc bệnh lý về mắt, chẳng hiểu sao anh ta lại không đọc được ở khoảng cách rất gần như ban nãy.
- Cái này dát vàng lá hả anh?
- Thưa phải.
Mỗi ngày tiệm chúng tôi bán không quá mười hai cái.
- Chừa cho tôi hai cái nghen? Thôi, tôi trả tiền trước luôn...!À, bài hát đang phát trong quán tên gì vậy?
Ông chú đáp rằng "Một ngày vui mùa Đông" do đôi uyên ương Lê Uyên - Phương sáng tác kiêm trình bày, rồi vui miệng kể luôn hoàn cảnh sáng tác của nó:
- Trong một dịp hẹn hò, chú Phương y theo lời nhắn mà ra nhà ga Đà Lạt đón cô Lê Uyên.
Nhưng chú đợi mãi, đợi mãi mà vẫn không thấy bóng hình người thương đâu.
Trong lúc tâm trạng đang rối bời, cô bỗng nhiên xuất hiện trước mặt chú trong màu áo mây chiều, như một thiên thần cứu rỗi linh hồn sắp lạc lối của chú.
Bài hát "Một ngày vui mùa Đông" được chú viết ra sau ngày hội ngộ ấy...!
Chú mời vị khách mời ghé quán lần đầu trở lại bàn.
Rồi tự thân bưng trà bánh lên.
Hương trà xanh Nhật Bản hòa lẫn với hoa hồng sấy khô tạo thành một cỗ hương thơm vô cùng nồng nàn và quyến rũ; chưa uống mà đã cảm thấy thơm miệng.
- Có nhiều bản nhạc trùng tên nhau nên đã gây ra một vài cuộc tranh luận nho nhỏ do hiểu lầm.
Ví dụ như "Yêu" của Trần Thiện Thanh và Văn Phụng, "Chiếc lá cuối cùng" của Tuấn Khanh và Đoàn Chuẩn - Từ Linh, "Tuyết rơi" của Phạm Duy và Hùng Lân, "Mùa Xuân đầu tiên" của Tuấn Khanh và Văn Cao", "Chuyện tình - Love story" của Phạm Duy và Lâm Nhật Tiến - Lâm Thúy Vân,...!
Giọng hát của ca-nhạc sĩ Nhật Trường - Trần Thiện Thanh trong tình khúc thời chiến "Dấu đạn thù trên bức tường vôi trắng" như trao cho mỗi người một nhành hồng khô tẩm máu.
Ông chú thở dài một tiếng, rồi kéo ghế ngồi xuống bắt chuyện với vị khách có làn da trắng sứ:
- Nội dung trong bài hát "Dấu đạn thù trên bức tường vôi trắng" hoàn toàn có thật.
Người lính trẻ hay tin người yêu đã chết trong trận Tết Mậu Thân, anh bàng hoàng rảo bước về xóm cũ, và thấy trên bức tường vôi trắng hãy còn in sâu dấu đạn, loang máu hồn trinh và máu còn vương trên những luống hoa hồng nàng dày công chăm sóc.
Cảnh cũ còn đây mà hai người đã Âm - Dương cách biệt mãi mãi...!Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh là người đã chứng kiến và khắc họa lại hình ảnh ấy bằng lời ca của mình.
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã vô số lần chứng kiến những chuyện tình ly biệt của bạn bè mình, cả trong quân ngũ lẫn dân thường, nên nhờ cảm xúc chân thật ấy mà sáng tác nào của ông cũng dễ làm người nghe rơi lệ và thương xót.
Ian Khoa chống cằm ngồi nghe ông chủ hiếu khách tâm tình.
- Chiến tranh...!có cái gì hay mà phải hoan ca, mà phải ăn mừng...!Lão Tử có một câu nói rất hay: "Khi chúng ta bắt đầu chiến tranh, là đôi bên đều đã thua cuộc rồi, bởi vì hết cách nên mới phải lựa chọn phương pháp cuối cùng là dùng bạo lực với nhau.
Cho nên, khi kết thúc cuộc chiến, đừng tổ chức ăn mừng, mà hãy rũ cờ, im lặng quay về nhằm để tang cho những người đã nằm xuống ở hai phía."
Ông chú lại thở dài.
Rồi ghé mắt nhìn nơi cánh tay trái, bài Kinh Lăng Nghiêm nằm im đấy mà nhắc chú nhớ về một dĩ vãng đã xa...!
Ian Khoa xắn một muỗng bánh, nhưng không ăn liền, mà lại thẫn thờ nhìn ra con lộ mưa giăng.
"...!Dấu đạn thù còn in sâu trên vách hoa đầy
Dấu che kín yêu thương từ đây..."
- Thời nay, tôi thấy "beat sĩ" thì nhiều chứ nhạc sĩ thì ít.
- "Beat sĩ" là sao anh?
- Tức là họ rất giỏi trong việc tạo ra giai điệu bắt tai và thời thượng, nhưng lời nhạc thì sáo rỗng và nội dung không thể hiện được ý đồ của người viết.
Tỷ dụ như bài hát trên, chưa đầy mười phút, nhưng ông Thanh đã viết ra đầy đủ bố cục của câu chuyện, nghe một lần là hiểu được nội dung mà ông muốn trình bày.
- Quán đang tuyển người hả chú?
- Ờ...!Tự nhiên có đứa nghỉ ngang, báo hại tôi mất một "chân" giao hàng.
- Chú, chú soạn lời có vần rồi đó chú.
Quay qua nạt cho thằng cháu một trận, ông chú mới trở lại nói chuyện với khách:
- Tôi muốn nghe một bài hát nào đó mà giai điệu thật êm đềm, du dương và tạo được cảm tưởng thanh bình.
- Nếu vậy, cụ Duy Trác và cụ Sĩ Phú đáp ứng được yêu cầu của anh.
Nói đoạn, ông chú bật bài hát "Tôi sẽ đưa em về" do danh ca Duy Trác trình bày, một sáng tác của nhạc sĩ Y Vân.
- Tôi có đứa em trai đang thất nghiệp...!
- Được chứ.
Được chứ.
- Tôi chưa nói hết.
Nó vụng về dữ lắm.
Chú "thầu" nổi không?
- Không.
Nhưng mà...!Thôi, rước qua làm thử vài tiếng coi sao.
- Tôi trả tiền cho chú trước.
- Bộ nó "phá" lắm sao mà cậu đền tiền trước vậy?
- Ờ...!
Bài hát "Khúc mưa" do nam ca sĩ điển trai Lương Tùng Quang trình bày càng khiến khung cảnh buồn bã, ảm đạm.
- Anh với chủ quán cà-phê "Sóng Nhạc" có liên hệ gì với nhau không?
Ông chú nhún vai và lắc đầu.
- Thấy cách nói chuyện của hai người giống nhau quá.
- Vậy hả?
"Lanh canh..."
Quán ế của ông chú lại tiếp thêm một vị khách đẹp trai.
Nhưng cách hành xử và ăn mặc đối lập với người đàn ông vào trước.
Trông có vẻ xuề xòa, bình dân và thuộc diện thư sinh nghèo.
- Chú, chú, chỗ chú có nhận làm bánh kem hai tầng hôn chú?
Tiếng nói đặc sệt chất miệt vườn miền Tây hai mùa mưa nắng.
Có lẽ là người ở quê mới lên.
- Thưa có, cậu.
- Dạ, chú làm ơn làm giùm con kiểu bánh này.
Ngày mốt con tới lấy.
Lê Đức Hoàng lần giở từng lớp khăn rằn để lấy ra món tiền mình đã dành dụm suốt năm, rồi đưa nó cho ông chủ quán.
Hai bên lập hóa đơn, ký tên và ghi số điện thoại của nhau xong, kế đó chú mới cất giọng hỏi hắn muốn uống gì không thì chú làm cho một ly, coi như là quà tặng nhân dịp cuối năm.
Hắn thật thà đáp rằng muốn uống soda chanh leo.
Người khách miền Tây ấy ngắm nghía cây thông Noel được trang hoàng rực rỡ một đỗi, chợt quay lại hỏi chú:
- Câu chuyện trong tình khúc "Hai mùa Noel" chắc chỉ là dựa trên sự tưởng tượng của nhạc sĩ Đài Phương Trang hả chú?
Chú lắc đầu thật nhẹ, rồi cười đáp:
- Hai nhân vật chính trong bài "Hai mùa Noel" đã kết hôn với nhau.
Hóa ra đêm đó, nàng Duyên không đến vì hiểu lầm chàng Thanh, nhờ bài hát này mà hai người đã làm lành với nhau; xin nói thêm, sau hai tuần phát hành tình khúc, cụ đã tới gặp người tự xưng là nhân vật nam chính trong bài, và xác nhận rằng người này đúng là chàng trai cụ gặp đêm hôm đó.
Có lẽ vì vậy mà "Hai mùa Noel 2" đã ra đời, như một lời chúc phúc dù đã muộn màng mà cụ muốn trao tới hai vợ chồng và những đôi lứa yêu nhau trên thế gian đầy ngang trái này.
Và cũng là một thông điệp mà cụ muốn loan báo để tìm kiếm đôi uyên ương năm xưa, nghe đâu sau năm 75 họ đã rời Sài Gòn về Cần Thơ sinh sống, rồi sau đó cùng nhau vượt biển thành công và hiện đang định cư tại Mỹ...!
- Cụ Trang lớn tuổi mà còn hát hay hơn con nữa chú...!
- Vậy hả? Muốn nghe bài gì không? Tôi tặng cho cậu một bài.
- "Bốn màu áo" do ca sĩ kiêm vũ sư Nguyễn Hưng trình diễn đi chú.
"Lanh canh..."
- Ủa, Cha xứ nước nào đây?
Vị Linh mục ghé quán chú đụt mưa nói tiếng Anh theo giọng Anh pha trộn với một nước nào đó thuộc vùng Địa Trung Hải, khiến chú chẳng hiểu mô tê chi sất.
- Anh ta muốn uống Cafe Corretto.
- Linh mục uống đỡ thứ khác nghen?
Người đàn ông mặc âu phục thuật lại bằng tiếng Anh với Linh mục người Ý.
- Cappuccino.
Ông chú vừa pha cà-phê, vừa ngó hai vị khách có vẻ ngoài rất sang trọng.
Hai người đàn ông đẹp trai như tạc đối đáp với nhau bằng tiếng Anh, thỉnh thoảng lại xen vào một vài chữ lạ tai.
Tiếng Anh của chú không được giỏi mấy nên không biết mấy chữ lạ tai ấy là tiếng lóng hay tiếng nước khác.
Bất thình lình, vị Linh mục có mái tóc vàng hoe đứng bật dậy, rồi gõ cuốn Kinh Thánh lên đầu người đàn ông mặc âu phục.
Tuy gõ không mạnh, nhưng độ dày của cuốn sách cũng đủ khiến chàng ta ê đầu.
- Đang trừ tà hay cái gì mà Father gõ...!- Nói xong rồi, chú thấy hối hận khôn tả.
Gương mặt chú sượng ngắt, trông hệt như củ khoai mì bị sượng.
- Chú, làm ơn cho tôi một bình trà y như hồi nãy...!
Ian Khoa thôi bỡn cợt với William.
Anh biết tên mafia Ý Đại Lợi này đang cố gắng khống chế cơn giận,
- Bình tĩnh lại nào, Father.
- Yvonne đang ở đâu?
- Charlie.
William hơi nghiêng đầu sang trái, nếu là trước đây khi còn ở trong băng đảng, cử chỉ này báo hiệu anh ta sắp đập cho đối phương một trận, còn bây giờ nó chỉ đơn giản biểu hiện một thái độ hoài nghi.
- Tôi cần địa chỉ của Charlie.
- Tôi không có.
William lấy tách trà của Ian Khoa làm đồ dằn tờ tiền, rồi rời khỏi quán.
Tiếng chuông gió lại vang lên lanh canh.
Lê Đức Hoàng sợ gặp rắc rối nên từ biệt ông chú rồi nhanh chóng lên xe về nhà.
"Cạch."
- Thiệt, không đâu an toàn và ấm áp bằng cái ổ chuột của tụi mình.
Thằng Công, thằng Quân nghe thế chỉ biết bĩu môi cười khẩy, rồi cắm cúi nấu nướng tiếp.
Trưa nay cả nhà ăn cá trê chiên xù, canh chua bông so đũa, mắm chưng hột vịt và đậu đũa xào lòng gà; đứa nào cũng ngán ăn thịt nên không mua về chế biến.
- Hoàng A Mã đi tắm nghen mấy con.
Đứa nào "lợi dụng các quyền tự do bao tử" mà ăn hết nồi cơm là tao vạt mỏ đó nghe.
Thường Khán Bình trề môi thật dài:
- Tướng thì như con còng mà bày đặt tham ăn.
Mới vừa yên tĩnh được mười phút, cả đám chợt nghe tiếng kêu thảng thốt của Lê Đức Hoàng:
- Đứa nào, đứa nào đã giết "con" của ta.
Lê Đức Hoàng lao ra khỏi phòng và ôm lấy chân Tống Ngạn mà gào khóc inh ỏi:
- Bệ hạ, người phải làm chủ cho thần thiếp.
- Mày ngưng diễn tuồng "Quý phi sẩy thai" là tao sẽ làm chủ cho mày.
- Thằng nào trong mấy đứa bây mượn Laptop của tao rồi không sạc.
Báo hại cái bài viết tao đang đánh dở...!
- "Thôi rồi còn chi đâu anh ơi...!Chỉ còn lại chăng dư âm thôi.
Trong cơn thương đau men đắng môi..."
Lê Đức Hoàng trỏ mặt thằng bạn nhại giọng Chế Linh trong bài "Tình lỡ" của nhạc sĩ Thanh Bình mà mắng:
- Mày, mày là "hung thủ".
Trời ơi, biết vậy sáng tao hổng có cho mày mượn máy đâu...!Mày gõ lại cho tao...!
Nguyễn Chí Công cũng không vừa:
- Mày chửi tao nữa đi, lát cái miệng mày tét ra như con cá sấu.
Sửa hàm mà nói suốt không kịp thở hà.
- Mày tính đóng giả Santa hả thằng Satan?
Thường Khán Bình vẫn ôm gối sô-pha cười rũ rượi.
Cười đến nỗi đầu đập vào tường một cái "Bốp" mà miệng vẫn ngoác ra cười.
Sau một hồi dàn xếp, Nguyễn Chí Công đồng ý đánh máy giùm thằng bạn.
Có vài ngàn chữ, cũng chẳng tới đâu.
Nghe nó than khóc oải lắm.
Ăn cơm xong, mỗi đứa túa ra một góc ngồi, thoạt trông không khác chi bầy khỉ ở Thủy Liêm động, nếu có thêm việc ngồi bắt chí cho nhau là y như khuôn đúc.
- Đang tập bài gì dạ? Cho tao hát chung được không? - Lê Đức Hoàng mon men lại gần thằng bạn đẹp trai.
- Không.
"Tuổi mười ba", thơ Nguyên Sa, nhạc Ngô Thụy Miên.
- Vẫn luyện theo giọng của ông Sĩ Phú hả?
- "Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc/ Áo em xanh anh mến lá sân trường."
Tống Ngạn ngồi trên bệ cửa sổ, tay ôm đàn guitar mà khẩy những nốt trầm bổng du dương, miệng gã khe khẽ hát những lời tình thơm hương hoa học trò.
Hát chán, Tống Ngạn mở danh sách nhạc trong điện thoại lên nghe.
Gã thích nghe bác Tuấn Ngọc ca bài "Yêu" của nhạc sĩ Văn Phụng.
"Yêu là lòng bâng khuâng
Nhớ hay thương một chiều Thu vương
Gió êm đưa xạc xào tre thưa
Lá rơi rơi, rơi tả tơi..."
oOo
Juan nhấm nháp hương rượu Don Julio và xem đám vũ nữ nhảy theo điệu nhạc "Booty" do hai ca sĩ nóng bỏng Jennifer Lopez - Iggy Azalea trình bày trong lúc chờ Cấp Trên đến.
- A, cha của Judas...!Judas Amadeus Monteclaro.
Juan vào cuộc ngay lập tức:
- Dẫu sao nó cũng là giọt máu của tôi, tôi không muốn nó vì đức tin mà bán mạng mình.
Nhưng Cấp Trên vẫn thích "à ơi ví dầu":
- Chỗ này chế biến thịt cừu ngon lắm.
Đặc vụ Juan có muốn ăn thử không?
Juan cười khan một tiếng, rồi vừa rót rượu vào ly của Cấp Trên vừa nhếch miệng nói:
- Con trai của anh tôi vẫn tinh tường như cũ.
- Tôi đủ giàu, đủ đẹp để khai thác mọi tin tức mà tôi muốn biết.
Juan ngoắc bồi bàn, kêu đem cuốn thực đơn lại cho ông và gã trai tóc bạch kim.
Sau một hồi đọc qua, ông ta đồng ý ăn sườn cừu nướng bơ tỏi cùng Cấp Trên, và gọi riêng cho mình một dĩa măng tây hấp, cocktail hàu và súp khoai mì; tráng miệng hai người sẽ gọi sau.
- Con trai của ông làm tôi liên tưởng tới bài hát "Rock me Amadeus" của nghệ sĩ Falco.
- Nhìn khuôn mặt Falco giống diễn viên đóng vai "Bố già" lúc trẻ quá.
Cấp Trên nhúng cây đũa bạc vào trong ly rượu, đợi một hồi chắc chắn mới đưa lên miệng và nhấp môi một ngụm.
- Chỉ vì muốn điều tra nhà Monteclaro mà ông đã gây ra cái thai oan nghiệt ấy.
Làm đặc vụ như vậy là chết rồi.
Sa lưới tình quá dễ dàng.
- Tôi có lỗi với nó.
Có lỗi luôn với cô ấy...!- Juan nở nụ cười nhếch miệng để lộ mấy chiếc răng trên.
- Anh nghĩ tôi sẽ nói như vậy đúng không? Rất tiếc, ngu thì ráng chịu.
Đừng đổ hết tội lỗi lên đầu tôi.
- Monteclaro cố tình giữ Judas để biến anh ta thành con tin...!- Cấp Trên búng tay vài cái.
Lập tức hai thuộc hạ của gã ta tiến lên sân khấu, phát tiền "boa" cho những ả vũ nữ trên sàn nhảy.
Những tiếng hú hét gợi tình ấy bỗng khiến cả hai con người điếm đàng cảm thấy lợm giọng.
Không ai mời ai, mỗi người tự uống chút rượu để xua tan cơn buồn nôn đó.
oOo
- Đây không là phải là người mà tôi muốn gặp...!
- Chính là anh ta đó...!Anh ta có khả năng "dịch dung" như trong phim chưởng...!
Trần Cảnh Chiêu kéo ghế ngồi xuống.
Cũng tại nơi này, anh và người yêu cũ ngăn cách nhau bằng tấm kính cường lực trong suốt.
"Cô muốn nghe bài gì?"
""Nàng, Bóng tối và Nước mắt" do cô Kiều Nga trình bày.
Đây là một trong những phiên bản Việt hóa của bản tình ca Pháp "Magic Boulevard", tôi không rõ ai là người đặt lời bài hát này."
- Anh pháp y dễ thương, sao không hỏi cung tôi vậy? Đang nhớ tới ai đó?
Trần Cảnh Chiêu hoàn hồn.
Anh chống cằm nhìn người đàn ông có khuôn mặt thon dài và mái tóc bồng tự nhiên một đỗi, rồi cười mơn nói:
- Tôi đâu phải là điều tra viên, nên không muốn hỏi phạm nhân, chỉ thích nghe phạm nhân tâm sự chuyện đời mà thôi.
Hắn ôm mặt cười rũ, cười đến nỗi chảy nước mắt, rơi nước dãi.
Thái độ điên loạn của hắn khiến viên pháp y cảm thấy khó chịu.
- Tôi đã từng muốn đi chuyển giới chung đợt với Cảnh Hòa.
Nhưng do nhỏ em bị lên cơn hen suyễn nên phải đình lại.
- Cô đã cải trang thành gia đình Hàn Triệt và Cảnh Hòa để che đậy nhân diện thật à?
- Phải.
Rồi hắn huyên thuyên kể về những tội ác của mình và đồng bọn.
Ánh mắt hắn hoang dại như loài lang, sói.
Nụ cười luôn giữ trên cánh môi mỏng như giấy quyến.
Và giọng nói lên xuống thất thường bộc lộ hết sự sảng khoái và khát máu trong nội tâm hắn.
Cuộc thẩm vấn kết thúc vào lúc mười một giờ.
Hắn đã bị dẫn đi mất dạng, mà Trần Cảnh Chiêu vẫn còn đứng đó, tay anh đặt lên tấm kính, như năm nào đã làm thế với người thương.
- Cô ta sẽ lãnh ít nhất bảy án tử hình, sáu tội danh và hàng loạt...!
- Tôi biết.
Tạm biệt vị sĩ quan cảnh sát có cái đồng điếu trên gò má trái, Trần Cảnh Chiêu lái chiếc xe Air Blake xanh dương rong ruổi khắp đô thành phồn hoa náo nhiệt.
Ánh mắt người thương gợi anh nhớ đến giọng hát của danh ca Duy Trác trong bài "Mắt buồn"; bài hát này được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc từ bài thơ của thi sĩ Lưu Trọng Lư, nội dung của tình khúc là tâm tình mà cụ Lư muốn gửi đến bà Phùng Thị Cúc:
"Đôi mắt em lặng buồn
Nhìn tôi mà chẳng nói
Tình đôi ta vời vợi
Có nói cũng khôn cùng
Có nói cũng khôn cùng..."
- Chạy gì kỳ vậy cha?
"Chị" nào chạy ngược chiều nạt anh một tiếng khiến anh điếng hồn, chút xíu nữa là lủi luôn xuống cống.
Khỏi cần quay đầu nhìn lại, anh cũng biết đó là chị, chớ không phải anh.
Rối rít xin lỗi vài câu xong, anh quẹo trái để vào xóm lạ thăm thú.
"Chị" kia thì quẹo phải, vừa lái xe vừa lầm bầm nói gì đó không rõ; mà, có thể người ta xài tai nghe không dây thì sao?
Anh không biết gửi xe ở đâu nên đi loanh quanh tìm quán hàng dễ tính để nhờ trông xe giùm; đương nhiên, anh sẽ gởi chút đỉnh tiền công cho họ.
- Thôi, dựng xe trong nhà tui cho chắc ăn.
Nhớ giữ cà-vẹt nha.
Nói đoạn, "Chị" dắt cái xe cà tàng của anh vào "nhà giữ xe".
Rồi trở ra bào đá để làm si-rô ly bán cho mấy đứa nhỏ; còn khoảng nửa tiếng nữa là tụi nó tan học.
- Chị.
- Gì nữa?
- Bán cho tôi một ly si-rô đá bào.
"Chị" nhướng đôi lông mày lá liễu lên cao một khúc, rồi nở nụ cười đượm buồn:
- Tưởng đâu đằng đó chê gớm không uống chớ.
- Đồng tính luyến ái có gì đâu mà gớm.
- Mấy đứa ghét tui tối ngày đưa mấy bài báo đăng tin về tội phạm để chụp mũ cả cộng đồng đều là thành phần cặn bã.
Giải thích muốn gãy cái lưỡi mà tụi nó hổng chịu hiểu người đồng tính luyến ái và người thích quan hệ đồng tính luyến ái khác nhau thế nào.
"Chị" bặm môi, như thể cố nuốt nước mắt vào trong, rồi cất tiếng nói ái nam ái nữ đặc trưng của mình mà tỉ tể cho Trần Cảnh Chiêu nghe:
- Người thích quan hệ đồng tính luyến ái phần đông không thuộc LBGT, nhưng lại thích làm tình với người đồng giới để tìm cảm giác mới lạ, và điều này đã dẫn đến rất nhiều hệ lụy, điển hình như: lây lan các bệnh tình dục, lỡ tay hoặc cố ý giết người, tống tiền, ngoại tình, bạo hành,...!Người ngoài nhìn vào cứ hễ thấy hai người đồng giới làm tình với nhau là quy chụp họ thuộc LBGT, nhưng trên thực tế đâu có phải lúc nào cũng đúng đâu.
Trần Cảnh Chiêu ăn hết ly đá bào bảy sắc cầu vồng, ngồi coi "Chị" tỉa chân mày và ngâm nga theo giọng ca của một nghệ sĩ cải lương mà anh không biết rõ, rồi tản bộ quanh xóm Đạo.
Đôi chân anh lạc bước đến một giáo đường nằm soi mình bên một nhánh sông nhỏ của sông Sài Gòn.
Đức Mẹ Maria đang ngẩng mặt nhìn lên vòm trời Đông âm u, buồn tênh, đôi tay Bà chắp lại, dáng hình hiền hòa và tràn đầy từ bi vô hạn.
Ven chân hàng rào bao lấy nhà thờ trồng rặt giống hoa trà.
Chấn song sắt hàng rào sơn màu xanh lơ.
Trên mái vòm cổng vào hoa giấy nở hồng rực.
Sân trước lót gạch thẳng thớm trông thật sạch sẽ và đẹp mắt.
Những cây me tây đại thụ tỏa bóng mát xuống khoảnh sân rộng lớn; vây quanh lấy mỗi cây là bồn bông viền gạch men sáng bóng, bên trong hoa dừa cạn và sao nháy dè dặt nở.
Tự nhiên trong đầu anh nhớ đến một đoạn nhạc trong bài "Nửa đêm quê ngoại" do đôi nhạc sĩ Tấn An - Hoài Linh đồng sáng tác.
- Con là ai?
- Một con chiên sắp sa ngã thưa Cha.
Người Linh mục già nua ấy nghe thế, vội dìu cậu thanh niên không thuộc Giáo xứ của mình vào nhà thờ, ân cần đỡ cậu ta ngồi xuống ghế và dịu dàng hỏi chuyện.
Cung Thánh chiều thứ Hai vắng lặng như tờ.
Trần Cảnh Chiêu gục đầu trên vai vị Cha xứ mà vừa khóc nức nở vừa kể lại chuyện của mình.
Cung Thánh im lìm nằm nghe tâm sự của viên pháp y xứ Bạc Liêu, nắng Đông ru bóng trên những băng ghế gỗ xoan mộc mạc.
...!
Anh Ba Đức và anh Tư Hiếu đang dạy cho mấy chiên nhỏ bài "Chú bé đánh trống"; Manuel Ngô đã từng nghe ca khúc này qua giọng hát của cô Ngọc Lan.
Bản gốc mang tên "Little drummer boy" của bộ ba nhạc sĩ Harry Simen - Katherin K.
Davis - Herry Onorati, người đặt lời Việt là nhạc sĩ Viết Chung.
"Người ơi đến nhé
Để cùng coi Chúa giáng thế
Quà tặng đâu xin mang theo
Quỳ lại bên chân Ngôi Cao
Quà dâng tới Đức Chúa
Ơi người, ơi người
Hài nhi Jesus
Lạy Ngài, con - Bé đánh trống
Nghèo nàn nên đôi tay không
Vì lòng yêu thương Jesus
Để con đánh tiếng trống
Con dâng Người..."
Anh Ba Đức hát hay quá, làm mấy em nhỏ ngừng hát mà lắng tai nghe tiếng anh.
- Sao mấy đứa không hát? - Anh Năm Tường nhịp nhịp cây đũa lên trang nhạc.
Bầy chiên nhỏ thấy cái nhướng mày của anh Năm Tường, lập tức cất cao giọng hát theo anh Ba Đức.
- Cười cái gì vậy Mục sư Anh?
- Anh nói tiếng Huế, tụi nhỏ nỏ hiểu mô.
Anh Năm Tường khoát tay, ra hiệu mời đi.
Manuel Ngô bị đuổi, bèn xuống bếp kiếm việc để làm.
Sau lần "tạm trú" trong nhà thương, nhà bếp đã bị các anh em của y và chị dâu phá banh chành, giờ nhớ lại vẫn còn ớn óc.
Y đã quen với sự nề nếp và ưa sạch sẽ, nên dù trong người còn đang rất mệt, vẫn xắn tay áo lên dọn dẹp, lau chùi tuốt.
Đang vắt cây lau nhà, tiếng vĩ cầm từ đâu vẳng tới tai Manuel Ngô.
Y dựng cây lau nhà vào góc tường, rồi men theo điệu nhạc để tìm đến người chơi vĩ cầm.
Trong nghĩa trang ngập sắc Thánh Giá, dưới tán cây rẻ quạt, anh Hai Nghĩa đang chơi vĩ cầm.
Đôi mắt anh nhắm nghiền, hai hàng lông mày châu lại và khuôn miệng mím lại.
Đó là một bản nhạc khó, tiết tấu dồn dập và réo rắt, đòi hỏi người biểu diễn phải chú tâm hết sức mới có thể "giữ vững" được "đường đi" của các nốt nhạc.
"Két..."
Tiếng kêu chói tai ấy báo hiệu màn biểu diễn thất bại.
Anh Hai Nghĩa quay mặt đi.
Có lẽ anh ấy đang rất thất vọng.
Làm anh em đồng đạo với nhau hơn mười ba năm ròng đã giúp Manuel Ngô nhận ra động tác đó mang hàm nghĩa gì, nhưng y vẫn không dám khẳng định.
- Anh chơi vĩ cầm tuyệt lắm.
Thứ Năm này anh biểu diễn cho mọi người xem nghen.
- Hư rồi.
- Micae Nghĩa cười buồn.
Sau khi bị chính quyền thực dân Pháp ép phải nhận giải nhì trong cuộc thi biểu diễn vĩ cầm, Đức Cha Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh đã ngừng chơi vĩ cầm.
Cho tới một hôm, một đứa bé, lớn lên cũng trở thành Linh mục như Cha, đã hỏi Cha về vụ việc trên, ban đầu Cha lảng tránh, sau một hồi suy nghĩ bèn lấy đàn ra tấu vài khúc rồi hỏi cảm nhận của cậu bé.
Do hãy còn quá nhỏ, mà cũng không rành về nhạc lý, đứa bé đó không thốt lên được câu trả lời mạch lạc và đúng trọng tâm mà Cha muốn nghe.
Rồi kể từ ngày hôm đó, Cha Vinh không còn biểu diễn vĩ cầm nữa.
- Anh ơi.
- Chi cậu?
- Mình dạy các em hát bản "Chúa trong lòng con" của Linh mục Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh được không?
- Vị Linh mục sáng tác bài Thánh Ca bất hủ "Cao cung lên" cũng từng bị bắt đi "học tập cải tạo" như Cha Vinh.
Tự nhiên chuyện này làm tôi nhớ tới hai câu trong ca khúc "Mùa sao sáng" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông quá.
Anh Hai Nghĩa và chị Tâm đang hục hặc, không ai nhường ai, nên chị Tâm dẫn theo bé Biển về nhà ngoại.
- Bài hát hôm trước mà anh nghe ở nhà có điều gì thú vị không?
- "Inch Allah" có nghĩa là "Nếu Chúa muốn".
Bài hát ấy đã bị cấm ở một số quốc gia vì nội dung bênh vực dân Do Thái.
Nói đoạn, Micae Nghĩa ra hiệu cho em Mười theo mình đi dạo một vòng.
Nghĩa trang không được bóng mát của nhà thờ bao phủ, khuôn viên nằm gọn trong vòng tay của bầu trời đầy nắng, phần nào giúp không khí nơi đây vơi bớt sự u buồn và lạnh lẽo.
Hai anh em ngồi nghỉ chân dưới gốc cây sa-kê xanh mát, không ai tựa lưng vào thân cây, mỗi người duỗi thẳng chân để tránh bị tê mỏi.
- Anh biết chơi tây ban cầm không?
- "Tây ban cầm" là gì?
- Là guitar á anh.
- Năm Tường rành hơn anh.
- Nếu hợp lại chắc thành một ban nhạc hả anh?
Micae Nghĩa không "Ừ hử" chi sất.
- Em nghe Thầy kể, ngày xưa các anh đi biểu diễn Thánh ca gây quỹ xây dựng nhà thờ này...!Anh Ba Đức vừa chơi dương cầm vừa đảm nhận hát chính, anh Tư Hiếu thổi kèn saxophone, anh Năm Tường khảy tây ban cầm, và anh Sáu Nghệ thì đánh trống.
Riêng anh, anh chơi vĩ cầm và harmonica.
Hình như còn anh Bảy nữa, ảnh chơi đàn hạc và đàn organ.
- Lúc đó em vẫn chưa ra đời...!
Đương nhiên Micae Nghĩa vẫn còn nhớ như in, Ba Đức là người nhận được nhiều hoa nhứt đêm đó.
Ai cũng cảm mến cậu thiếu niên vừa đẹp trai vừa có giọng nói ngọt như mật, lại hành xử ra dáng như con nhà quyền quý.
Bất giác anh miết ngón tay lên mặt mình, không còn cái vẻ búng ra sữa và khờ khạo, giờ chỉ còn sự hoài cảm và đa nghi.
Anh Tư Hiếu chạy ra gọi anh Hai Nghĩa vào nghe điện thoại bàn.
Mồ hôi mồ kê nhễu nhại trên gương mặt già dặn và đầy tri thức của anh ta.
Manuel Ngô ghé hàng nước mua cho mỗi chiên nhỏ một ly Milo dầm đá bào làm quà cổ vũ tinh thần.
Riêng về phần các anh, tùy vào sở thích mà y sẽ mua cà-phê hoặc trà cho họ.
Y vừa ngồi đợi vừa khe khẽ hát theo bác Duy Khánh trong ca khúc "Ngày trở về", một sáng tác của nhạc sĩ Phạm Duy:
"...!Ngày trở về có anh nông phu chống nạng cày bừa
Vì thương yêu anh nên ngày trở về
Có con trâu xanh hết lòng giúp đỡ
Lúa ngô thi nhau hát đùa trước ngõ
Gió mát trăng thanh, ôi ngày trở về
Có anh thương binh sống đời hòa bình..."
Người thương-phế binh đã cụt hai chân ngồi trên xe lăn giúp vợ con bào đá.
Bác gái chốc chốc lại kêu chồng vô nhà nằm nghỉ, nhưng bác trai cười xòa không chịu.
Lúc ấy, bác gái lại tới xỉ vào trán chồng mà mắng yêu một tiếng, "Lì thiệt là lì." Chắc hồi trẻ, hai bác đẹp đôi lắm.
"...!Ngày trở về, có anh thương binh lấy vợ hiền lành
Người đẹp bên anh, ta cùng học hành
Những khi tan công, hết việc, xếp gánh..."
Cái máy cát-xét cũ kỹ phát tiếp bài "Vợ chồng quê" do bác Nhật Trường song ca với cô Thanh Lan, cũng là nhạc phẩm của cụ Phạm Duy:
"Chàng là thanh niên mạch sống khơi trên luống cày
Nói năng hiền lành, như thóc với khoai
Nàng là con gái nết na trong xóm
Nước da đen giòn với nụ cười son..."
- Anh uống ngọt hôn anh?
- Thưa cô, xin bỏ vừa thôi, tôi không thích uống ngọt quá.
- Dạ.
- Hể? Mục sư?
Người ngồi sau xe Cấp Trên có dáng vẻ trạc tứ tuần, có thể tuổi thật của anh ta không tới khoảng đó nhưng bề ngoài của anh ta đã khiến Manuel Ngô suy đoán như vậy.
- Oa, chỗ này có bán nước sơ-ri nấu khóm.
- Gì mà vui như con trẻ nhận lì xì vậy cưng?
- Thím, thím bán cho con một bịch thật lớn đi thím.
- Bộ ở bển về hay sao mà mừng dữ vậy cậu?
- Dạ không.
Bây giờ hiếm ai còn bán loại đồ uống này.
Bác gái múc cho Vệ Thanh một ly cối ít đá nhiều nước và cái, rồi quay qua hỏi Cấp Trên uống gì.
Tuy không thấy món chi vừa miệng, nhưng Cấp Trên vẫn mua ủng hộ một ly sơ-ri nấu khóm.
Gã để ý thấy con gái của chủ tiệm không dám nhìn thẳng mặt mình, cô bé chỉ dám len lén đưa mắt ngó, cử chỉ e thẹn và khép nép đó làm gã bật cười.
Tuổi học trò luôn là cái tuổi mơ mộng và đầy ắp hoài bão nhất trong đời người.
Và cái tuổi trưởng thành, lại là độ tuổi vỡ mộng và "sáng mắt" nhất trong đời người.
Phân phát đồ uống xong, Manuel Ngô ra nghĩa trang thu gom hoa viếng đã héo tàn.
Những ngôi mộ đã lâu không có người ghé thăm, y sẽ mua tặng họ một cành hồng nhung thật đẹp.
Có một vài nhiếp ảnh gia từng tới đây xin chụp hình nghĩa trang vì những cành hồng của y.
Nhớ tới chuyện cũ, y bỗng nghĩ đến nhạc phẩm "Triệu đóa hoa hồng" do Don Hồ ca, miệng ngâm nga nho nhỏ:
"...!Dưới ánh nắng sương long lanh triệu cành hồng khoe sắc thắm
Mỗi sáng sớm bên song thưa em bên hoa cười trong nắng..."
Trên vệ đường rợp bóng mát me tây, sắc vàng cam của tấm áo cà-sa nhà Phật lập tức thu hút được sự chú ý của người Mục sư trẻ tuổi.
Y niềm nở hỏi thăm:
- Sa-môn Trì Thương?
Trì Thương có đôi mắt nâu rất đẹp, hai cái lúm đồng tiền hằn sâu trên má càng làm gương mặt chú thêm điển trai.
- Sadhu...!
Manuel Ngô mời Trì Thương ngồi nghỉ trên băng ghế gần đó, nhưng chú lắc đầu từ chối.
- Không biết giờ này pháp y Chiêu làm gì há chú?
- Đang phủ phục dưới chân Chúa để tìm thấy chìa khóa Lý trí và Lương tri.
Manuel Ngô thấy Trì Thương che bên mắt trái, tưởng đâu chú bị cảm nắng nên hớt hải bước tới xem.
Hình như biết Manuel Ngô đang nghĩ gì, nên Trì Thương bỏ tay xuống và cất giọng nói tiếp:
- Nếu không nghe lời của huynh trưởng, ắt hẳn cậu ta sẽ phải lãnh chịu hậu quả nặng nề.
Không phải tự nhiên mà huynh trưởng lại xuống đây...!
- Chú khỏe chưa?
Trì Thương gật đầu đặng trấn an vị Mục sư trẻ tuổi.
Chú sửa sang vai áo và túi quải đeo trên vai trái, rồi mỉm miệng cười nhận xét:
- Thí chủ thật giống với hình tượng Thiên Thần trong Kinh Thánh.
- Oa, chú từng đọc Kinh Thánh sao?
- Không, là hiền đệ Thủy Diệu thuật lại cho tôi hay.
- Trì Thương nghiêng đầu sang phải, như thể đang nói chuyện với ai đó đứng sau lưng Manuel Ngô.
- Nếu như tôi không lầm, Thiên Thần thuộc dạng trung tính, không phân biệt rõ nam - nữ.
- Đang nói chuyện với ai vậy Kỳ Anh?
Manuel Ngô chợt cảm thấy lạnh sống lưng, bởi vì y đã nhận ra một điều khó có thể tin được, là Trì Thương đã biết có người sẽ đến đây nói chuyện với họ nên đã nghiêng đầu nhìn qua vai y từ trước đó mấy phút.
- Anh Ba.
- Ba mươi mốt năm không gặp rồi thí chủ nhỉ?
Trương Vĩnh Đức sửng sốt nhìn Trì Thương, rồi đưa mắt nhìn sang bắp tay trái để tìm kiếm hình xăm bài Kinh Lăng Nghiêm.
- Sư ni ở mô rứa?
- Tôi ở núi Phượng Hoàng.
- Vô đây uống trà chơi nghen?
Trì Thương lắc đầu khước từ.
Rồi như đọc được thắc mắc của anh Năm Tường, chú hơi nhếch miệng cười và nói:
- Đó là giới luật của Như Lai đặt ra, mỗi ngày chúng tôi chỉ được ăn một bữa.
Không biết là ngẫu nhiên hay có sự sắp đặt, Marshall Tường chưa kịp mở miệng mời Trì Thương, chiếc xe khách rước vị Tăng sĩ về An Giang bỗng nhiên xuất hiện.
Trước khi lên xe, Trì Thương trả lại Trương Vĩnh Đức ba đồng xu.
Chúng hãy còn khá mới dù đã trải qua ba mươi mấy năm ròng.
"Xịch."
Xe chạy được một đoạn, bác tài xế tắp vào lề đường để đón thêm khách.
Trần Cảnh Chiêu thấy Trì Thương, bèn sà tới ngồi kế bên chú.
Nếu biết trước sẽ gặp được chú, anh chắc chắn sẽ mua chút gì đó làm quà tặng.
- Thí chủ khóc nhiều rồi, ăn miếng xôi lót bụng nghen?
- À...!Cảm...!cảm ơn chú.
Không biết là do tình cờ hay có ai đó cố ý sắp đặt để nhắc nhở anh điều gì đó, mà tay lơ xe phát hai bản "Boulevard" lời Việt: Một mang tên "Con đường tình" do ca sĩ Ngọc Lan hát, và một mang tên "Con tim buồn" do ca sĩ Tuấn Ngọc ca; nhạc phẩm đầu do chính ca sĩ Ngọc Lan viết lời, còn nhạc phẩm sau do nữ nhạc sĩ Khúc Lan viết lời, bản gốc thuộc về nhạc sĩ Dan Byrd.
- Hỷ, Nộ, Ái, Ố, rồi Sinh, Tử, Biệt, Ly, lại Thành, Trụ, Hoại, Diệt...!
Trì Thương mời Trần Cảnh Chiêu uống nước vải thiều nấu với nha đam; nữ thí chủ cúng dường hỏi chú muốn lấy mấy chai, chú đáp là hai.
- Ngon thiệt đó chú.
- Sadhu.
Có lẽ bụng vững nên tinh thần của viên pháp y đen tình đỏ vận trở nên tốt hơn.
Anh kể cho Tỳ-Kheo Trì Thương nghe chuyện mình đã đến nhà thờ Cha xứ tư vấn và đã ngộ ra được rất nhiều điều tuyệt diệu.
Trì Thương không nhận xét chi sất, chỉ thỉnh thoảng mỗi khi anh ngừng nói để uống nước, chú mới "Sadhu" một tiếng, như ngầm khuyến khích anh nói tiếp.
Chiếc xe đò cứ chạy được một đỗi rồi ngừng để đón thêm khách, mỗi lúc như thế ông tài xế và thằng cháu lơ xe lại lên tiếng xin lỗi bà con.
Ai nấy đều thông cảm, vì họ biết thời điểm cuối năm và trước Tết khó khăn ra sao.
Trần Cảnh Chiêu ngồi nghe nhạc phẩm "Loan Mắt Nhung" do Elvis Phương trình bày.
Bài này Bảo Tuấn, Trần Thái Hòa, Thái Châu,...!hát cũng hay và hợp giọng.
Bỗng có một người đàn ông ăn mặc bảnh tỏn bước tới chắp tay bạch Phật:
- Bạch thầy, thầy cứu con vợ của con được không thầy?
- Được, xin thí chủ hãy mời vợ mình đến đây gặp tôi.
Cô vợ đon đả chắp tay đảnh lễ với Trì Thương, rồi ngồi cách chú một cái ghế để tránh phạm giới.
Trì Thương ôn tồn giảng giải:
- Thời Đấng Thế Tôn hãy còn tại thế, có một anh thanh niên nghèo rớt mồng tơi và rất thành tâm theo Phật.
Cứ hễ tới phiên mình cúng dường, là anh ta sẽ thức dậy thật sớm để sửa soạn vật thực và lên đường cho mau kẻo trễ giờ.
Một lần nọ, trên đường tới tịnh xá dâng cơm cho Phật, anh ta bắt gặp một con chó ghẻ đương nằm thoi thóp bên vệ cỏ vì quá đói.
Anh ta đi qua nó một đoạn, lương tâm cắn rứt, bèn quay đầu lại xem coi nó ra sao.
Anh ta thấy nó đang nghểnh cổ lên nhìn mình, có lẽ mùi thức ăn thơm ngon đã giúp nó đủ sức gượng dậy.
Tự nhiên anh ta thấy thương cảm nó khôn cùng, đôi chân bất giác chạy đến chỗ nó đương nằm và đặt mâm cơm cùng bình sữa xuống mời nó ăn.
Nó ăn ngấu nghiến tới đâu, nước mắt anh ta chảy xuống đến đó vì nghĩ mình đã phạm tội bất kính Chư Phật.
Con chó ăn uống no nê xong, nó ngước cặp mắt mang đầy vẻ biết ơn ân nhân đã cứu mạng mình, rồi thong thả rời đi.
Người thanh niên ôm đề hồ và liễn cơm thất thểu tới tịnh xá bạch Phật.
Như Lai vốn đã quán sát mọi việc, nên sau khi nghe anh ta khóc lóc trách cứ bản thân và xin Phật tha tội, Ngài nở nụ cười đầy hòa ái, từ giữa hai đầu lông mày phóng ra một tia hào quang chiếu sáng muôn phương - Hiện tượng này chỉ xảy ra mỗi khi Ngài giảng pháp - rồi khen rằng đây là bữa cơm ngon nhất và đầy đủ pháp vị nhất mà Ngài từng thấy trong mùa Hạ này...!Tích truyện trên là bảo chứng cho câu nói: Phụng sự chúng sanh là cúng dường Chư Phật.
Trì Thương kể xong câu chuyện thứ nhất, chú bèn ngừng lại uống một hớp nước trước khi kể tiếp câu chuyện thứ hai:
- Cấp Cô Độc là một Phật Tử thuần thành, không chỉ cúng dường và phụng sự Tăng đoàn, ông còn hăng hái hành thiện tích đức, hiếu đễ mẹ cha, dạy dỗ và hướng thiện cho con cái, tạo công ăn việc làm cho người cùng khổ,...!Vì vậy mà không bao lâu sau, gia sản ông bị khánh kiệt, nhưng ông vẫn không hề nảy sanh tâm nghi ngờ Tam Bảo hay ngừng làm việc thiện, hễ ai cần ông giúp, ông sẽ ráng hết sức làm tới cùng.
Đức hạnh của ông đã làm cảm động Vua Trời Đế Thích, Ngài mới sai một Thiên Nữ xuống làm bạn với ông, nhưng ông từ chối do lo sợ nếu nàng Tiên ấy ở đây thì Tăng đoàn ông không dám ghé nhà ông thọ thực.
Rồi chẳng mấy chốc tiếng lành đồn xa, các thương gia thấy ông đức hạnh nên...!chỗ này tôi sử dụng chữ hiện đại nghen? Họ mới hợp tác kinh doanh và cho ông thiếu tiền, chừng nào có thì trả lại cho họ.
Nhờ thế mà ông đã vực lại được sản nghiệp và có dư để hành thiện tích đức và phụng sự - cúng dường Tăng đoàn.
Khi qua đời, ông ấy đã đầu thai lên một cõi Trời và làm Chư Thiên ở đó.
Rất nhiều người chỉ làm được một vế như ông Thiện Nam - Cấp Cô Độc, tức là chỉ lo cúng dường và phụng sự Tăng đoàn, mà bỏ bê những người xung quanh mình.
Đó không phải là một hành động đúng đắn.
Người đàn bà ấy mắc cỡ gục đầu xuống, bụng nghĩ ai đã nói cho sư thầy này biết việc nhà mình vậy cà?
- Thí chủ, xin mạn phép hỏi, đã bao lâu rồi thí chủ chưa phụng dưỡng mẹ cha hai bên và cúi xuống bố thí cho chúng sanh vậy? Cả, cái tật đánh bài nữa, thí chủ không bỏ thì làm sao gia đình dư ăn dư mặc được; có cúng dường nhiều cách mấy mà không bỏ tâm bài bạc thì cũng vô dụng.
Trì Thương che mắt trái một đỗi, rồi hạ tay xuống và nói:
- Thí chủ, tại sao lại đến những nơi ăn chơi trác táng mà không lo dạy con cái và quan tâm vợ mình?
- Tôi...!Đâu...!đâu có đâu thầy...!
- Trong năm giới cấm nhà Phật, "Nói láo" là một trong năm tội đó.
Trần Cảnh Chiêu thấy đôi mắt nâu hiền như nai của Trì Thương vẫn không hề thay đổi, ấy vậy mà sức ảnh hưởng của chúng tới hai vợ chồng thật khủng khiếp, chẳng ai dám cự cãi lại một câu.
- Hai thí chủ, một người muốn giàu nhưng không muốn làm ăn chân chánh mà lại bỏ phí thời giờ và sức lực vào những trò đỏ đen, còn một người muốn vợ đảm, con ngoan, gia đạo thuận hòa mà lại không không chịu bỏ thời giờ và sức lực vào vun đắp, dung dưỡng.
Ai cũng có tội hết, không người nào nhẹ hơn người nào đâu.
- Trời, thầy hổng quen hai người này mà nói đúng như sấm.
Thầy coi giùm con một quẻ được không thầy?
Đáng ra bà thím đó phải xưng "Tôi" mới phải lẽ, nhưng vì lòng thành kính nên đã xưng hô như trên.
- "Tướng tùy tâm sinh, tướng tùy tâm chuyển." Thí chủ hãy tự soi gương rồi đoán ra hậu vận của mình.
- Sao tôi thấy độ rày da mình nhăn nheo hơn trước...!
- Vì cơ mặt phải vận động mạnh nên mới thành ra nông nỗi này...!Nếu thí chủ "Từ - Bi - Hỷ - Xả" với con dâu, ắt hẳn sẽ không còn tình trạng như vậy nữa.
Bà thím bẽn lẽn về lại chỗ ngồi.
Đến lượt một ông bác:
- Tôi thích nghe kinh "Phật Đảnh Tôn Thắng Đà-Ra-Ni", tức Usnisa Vijaya Dharani, do cô Tinna Tình cùng các bạn hữu đọc...!Như vậy có được không thầy?
Trì Thương chắp tay và nói "Lành thay".
Trần Cảnh Chiêu hỏi Trì Thương nghĩ như thế nào về hành động tự sát.
Chú đáp gần giống với huynh trưởng Châu Lợi:
- Những vị đã chứng đắc quả vị A-La-Hán có quyền nhập diệt Niết Bàn sớm hay muộn, bằng cách dùng lửa Tam Muội tự thiêu hay bằng một phương thức nào đó.
Nếu chết do xả thân hy sinh vì đại nghĩa sẽ không bị đọa lạc, nhưng mỗi lần hành động như vậy, không bao giờ các Ngài khiến người xung quanh bị liên lụy hay mắc tội "cố sát" hay "ngộ sát".
Trần Cảnh Chiêu lại hỏi tiếp về chuyện cải đạo.
Trì Thương cười đáp.
- Rất tiếc, có một số người khi quỳ dưới chân Phật không thấy Phật, mà chỉ thấy hai chữ "Lợi - Danh".
Để rồi cầu cạnh, xin xỏ không được, họ chán Phật, họ cải đạo, rồi bĩu môi chê đạo gì không linh.
- Chú nghĩ người Công Giáo yêu Chúa là như thế nào?
- Tôi đã từng thấy một người Công Giáo yêu Chúa thực sự trong một lần viếng thăm nước Mỹ.
Hôm ấy Trung tâm Công Giáo Việt Nam đóng cửa, người đàn ông Việt Nam thấy vậy mới dựng chiếc xe đạp, rồi quỳ xuống vỉa hè và nắm chặt lấy song sắt của tường rào mà hướng mắt nhìn vào bên trong.
Tôi không rõ người đàn ông ấy có cầu nguyện hay đọc Kinh hay không, tôi chỉ rõ đó là một người yêu Chúa thực sự, không nề hà nhà thờ sang đẹp mới đi hay người ta tiếp đón niềm nở mới vào...!
Chuyến đi đó nằm trong kỳ An Cư Kiết Hạ.
Chúng tôi nương trú trong một nơi nửa nhà nửa am, cư sĩ ấy cũng thuộc Theravada như chúng tôi.
- Tại sao có người cho rằng tu như chú và các Tỳ-kheo kia là tu ích kỷ?
- Nói một cách đơn giản dễ hiểu: Thí chủ và anh A là bạn đồng nghiệp, anh A bị tật nói lắp nên giảng bài rất khó hiểu và tốn thời giờ, trái ngược với thí chủ - Một con người hoạt ngôn và biết cách giảng bài sinh động nên sinh viên nắm vững kiến thức rất nhanh; vậy theo thí chủ, ai trong hai người sẽ thích hợp đứng trên bục giảng dạy.
- Đương nhiên là tôi rồi.
Dù anh A có thông minh hơn tôi đi chăng nữa...!
- Trái ngược với sự thân thiện, hòa nhã và căn tính không chấp của tôn giả Ananda, tôn giả Ma Ha Ca-Diếp là một con người nghiêm cẩn trong từng cử chỉ cho tới lời nói và ý nghĩ, do đó mà ông tự nhận thấy mình không phù hợp với công việc hoằng pháp, nên đã trao y bát của Như Lai cho hiền đệ rồi đi vào rừng sâu ẩn tu tiếp, có sách nói là núi Kê Túc.
Không biết người nào vì hành động của tôn giả Ma Ha Ca-Diếp mà nhận xét rằng tu như ông là tu ích kỷ, chỉ lo thân mình, và tự nhiên Phật Giáo Nguyên Thủy - Theravada bị mang tiếng là "ích kỷ", "vô cảm",...!
Xin nói thêm, tôn giả Ma Ha Ca-Diếp vốn hướng nội, thích ẩn tu nơi rừng sâu núi thẳm, tính tình thẳng thắn và nghiêm nghị, rất bảo thủ trong việc trì giới.
Chuyện ông ẩn tu không chỉ xảy ra ở thời Đấng Thế Tôn hãy còn tại thế, mà đã từ rất nhiều kiếp rồi, nên việc kiếp này ông thích ẩn tu cũng chẳng có gì lạ.
Hồi Phật còn tại thế có chia năm xẻ bảy đâu mà ai cũng chứng đắc quả vị.
Còn bây giờ...!
- Con vẫn không hiểu tại sao Phật Giáo lại không có giáo chủ?
- Đề Bà Đạt Đa là anh của Ananda, thay vì tinh tấn tu tập như mọi người, suốt ngày ông ta tìm đủ mưu kế để soán ngôi giáo chủ của Như Lai, thậm chí là nghĩ cách giết Ngài chỉ để thỏa mãn tham vọng trở thành người đứng đầu đức tin.
Có lẽ là vì vậy mà Đấng Thế Tôn đã để lại di ngôn rằng bãi bỏ chức giáo chủ và không để ai đứng đầu đức tin như Ngài đã từng tại vị; mục đích chính nhằm tránh tranh quyền đoạt lợi, hãm hại lẫn nhau, biến Phật môn thành nơi uế tạp do lòng sân hận và tham chấp của những kẻ mượn màu áo cà-sa hòng trục lợi cho mình.
Tuy Ma Ha Ca-Diếp trao lại y bát của Như Lai cho Ananda, nhưng đó chỉ là biểu tượng trên danh nghĩa, thực ra Tăng đoàn vẫn được các Trưởng lão cùng nhau quán xuyến và bồi đắp, chẳng ai hơn ai, cũng chẳng ai quỳ lụy hay chịu thiệt hơn ai.
Do Ananda có trí nhớ siêu quần nên các Trưởng lão mới để cho tôn giả giảng đạo chính, vì bao nhiêu kinh điển và pháp thoại của Phật Tổ ông đều nhớ tuốt, không ai bì kịp ông ở khoản này.
Trần Cảnh Chiêu bỗng cụp mắt, ngó mông lung vào hai lòng bàn tay.
- Tôi biết cậu đang buồn vì chuyện gì...!Hãy tin vào Chúa Ba Ngôi, tin vào các Thánh Thần.
Các Ngài sẽ dẫn đường chỉ lối cho cậu...!
Trần Cảnh Chiêu gật đầu thật khẽ.
Trì Thương chợt che mắt trái, rồi chỉ vào con hẻm bên kia đường.
Lúc này đây trên môi chàng pháp y mới xuất hiện nụ cười tươi thắm:
- Cảm ơn chú.
- Sadhu.
Trên xe đang phát bản "Yêu em bằng trái tim anh" do Tuyết Nhung trình bày, Trần Cảnh Chiêu mới nghe lần đầu.
Manh mối của vụ án tạm thời đã có tiến triển mới, tiếc rằng anh phải tự lần tìm.
- Thí chủ có biết không? Có một dị bản viết rằng tôn giả Ananda không phải chết vì tự thiêu mà là chết già trên giường.
Tôi đã khóc khi đọc tới đó, vì lòng mừng vui khi hay tin một người đức hạnh như Thánh Tăng được hưởng một cái chết êm đềm.
Suốt cuộc đời ông đã phụng sự Tăng đoàn và chăm lo Đấng Thế Tôn đầy mẫu mực và hết lòng, nếu cuối đời ông lại phải chết vì chúng sanh nữa thì đau đớn quá.
Chiếc xe đò đậu lại trước cổng chợ đêm theo lời ngỏ của Trì Thương.
Ban đầu ông tài xế không hài lòng, nhưng nghe chú biểu lát nữa sẽ có đoàn khách hai mươi người lên xe nên mới đánh bạo làm theo.
Dè đâu, trúng phốc.
- Trời, ông thầy hồi nãy chắc hổng phải là người rồi.
Nhìn đâu đoán đó ngay chóc luôn.
Trần Cảnh Chiêu nghe bà con sôi nổi luận bàn, anh hơi nhếch miệng cười, rồi tra bản đồ điện tử xem con hẻm ban nãy ở đâu.
oOo
Micae Nghĩa đón bạn mình tại hải cảng Vũng Tàu.
Nhóm của anh nhờ quân trường mà quen biết nhau, tuy mỗi đứa hơn kém nhau mấy tuổi nhưng vẫn coi nhau như đồng trang cùng lứa.
- Cứ hễ về tới đất liền là họ lại đi kiếm gái.
Muốn tìm thấy họ thì cứ ghé vào nhà nghỉ.
Tăng Trường Sa nói đoạn, lần tay vào túi quần tìm hộp quẹt zippo để mồi thuốc.
- Anh Phong sao rồi?
- Buồn tình đi loanh quanh ngắm phố phường rồi...!Thằng Biển đâu?
- Về nhà ngoại với má nó rồi.
Hỏi han thêm vài câu nữa, hai người bạn mới đường ai nấy đi.
Tăng Trường Sa chở thằng em về nhà, trước khi gã về nhà với vợ hiền.
Còn Micae Nghĩa đi thăm Hội Thánh địa phương, sẵn tiện tìm người bạn đã lâu không gặp.
Tăng Trường Sa bật bản "Thư cho vợ hiền" do Nhật Trường ca lên nghe.
Hai vợ chồng gã lấy nhau đã lâu nhưng vẫn chưa có con, nhưng gã không lo hay giục giã, bởi thằng Hoàng đã có con trai rồi.
- Trong chiến tranh, có nơi đã cho quân lính uống hoặc trộn thuốc diệt dục tạm thời vào trong lương thực, nhằm làm tăng khả năng chiến đấu của binh sĩ.
Nhưng cũng vì thế mà đời sau của những người cầm súng ấy bị dị tật, trở thành quái thai và kẻ đần độn.
Còn về phần bọn họ, cơ thể cũng nảy sinh ra những căn bệnh quái lạ hay tâm thần bất ổn, do loại thuốc đó hàm chứa những thành phần gây độc âm thầm cho lục phủ ngũ tạng và hệ thần kinh.
- Thằng nào mà cho quân lính nước nó uống cái giống đó là thằng chó đẻ.
Thảm sát đồng bào chớ chẳng chơi.
Người lính đeo lon thấp hơn Tăng Trường Sa biết mình lỡ lời, bèn cất giọng xin lỗi gã.
- Không, trên chiến trường và quân trường tôi là cấp trên của anh.
Ở đây, chúng ta là bạn.
Giải trí đi anh bạn...!
Người lính có khuôn mặt phong sương bật bản "Phép nhiệm mầu" do ca-nhạc sĩ Nhật Trường - Trần Thiện Thanh sáng tác và trình bày như món quà xin lỗi cấp trên:
"...!Lạy Phật vô biên
Lạy Chúa Ngôi trên
Con nguyện cầu thái bình..."
...!
Vũ trường về đêm huyên náo khôn tả.
Người đẹp lụa là ra vào chật như nêm, nhưng Giả Nam Phong chẳng ưng một ai.
Trên sàn nhảy đương phát "Liên khúc Chachacha" do ban nhạc "The Magic" trình diễn với hai nữ ca sĩ xinh đẹp Như Mai và Lynda Trang Đài.
Trong số các bài hát, bản nhạc mà gã trai bốn biển thích nghe nhất là "Nào biết nào hay" do song ca Như Mai - Lynda Trang Đài trình bày.
Bài hát này do nhạc sĩ Minh Thảo đặt lời Việt từ tình khúc Cuba "Quizas, quizas, quizas", hay còn có tên gọi khác là "Lời gian dối".
Ngoài bản Việt trên, còn có nhạc phẩm "Sầu dĩ vãng" do nhạc sĩ Minh Trang viết lời, đôi danh ca Thái Thanh - Quỳnh Giao đã lột tả được hết chất thơ và nét đẹp trong khúc tình buồn này.
"...!Rồi tiếng nói đó đã xa dần, đã phai tàn, đã không còn
Hình bóng thiếu nữ dễ thương nào đã chết vào mối duyên đầu
Từng đêm em nghe nơi vũ trường
Rằng những lời hứa là qua đường
Rằng chút tình tứ là quá thường
Mà thước nào đo tình thương
Mà thước nào đo tình thương
Nào biết, nào hay tình ơi!"
Giả Nam Phong hơi nhếch miệng cười.
Rồi ngoắc bồi bàn lại và kêu một ly cocktail Blood n Sand.
Người bưng ly cocktail ra cho anh không phải người bồi bàn hồi nãy, mà là một cô gái hết sức nóng bỏng và tươi trẻ.
Anh đưa mắt nhìn ly cocktail, rồi từ chối không uống.
Anh không muốn mình nằm trong mớ tài liệu đe dọa của ai đó đâu.
Cô vũ nữ thản nhiên ngồi xuống cạnh anh, anh từ tốn đứng dậy rồi đổi qua ngồi xuống cái ghế đơn; nếu cô nàng ngồi trên tay ghế, anh sẽ rời khỏi đây ngay lập tức.
- Cô tên chi?
- Em tên chi hả? Đương nhiên làm vũ nữ thì phải lấy tên đẹp rồi.
Mộng Chi, tên em.
Giả Nam Phong nghe xong câu trả lời, bỗng đứng dậy và đi lại quầy bar kêu một ly cocktail khác.
Lần này anh đứng đợi luôn, chứ không quay về chỗ ngồi đợi.
Mộng Chi đang uống ly cocktail của anh, cô ta có nét cười buồn bẩm sinh, thật khác với khuôn mặt sẽ rạng rỡ khi cười của Tương Như.
- Em lên hát tặng anh một bài được không?
- Tùy cô.
- "Giết em bằng tiếng hát anh", lời Việt của nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng, bài gốc mang tên "Killing me softly" của nhạc sĩ Charles Fox.
Em thường hay nghe qua phần trình bày của ban nhạc "Ba Trái Táo".
Hình như Mộng Chi không phải là "verdette", nên "khán giả" không hào hứng mấy khi thấy cô lên biểu diễn.
"...!Hôm nay tiếng hát tôi được nghe
Tiếng ca với muôn sắc hình
Để rồi chân bước và chợt thấy để thoáng nghe bao lời ca
Ánh mắt chợt nhìn người trai ấy
Rồi lạ lùng người nhìn tôi..."
Tiếng hát đó rất quen tai Giả Nam Phong, nghe giống hệt giọng của con