- Nếu nó thực sự là "Tướng", nó sẽ không bao giờ để cho các con cờ khác nắm đầu quay mòng mòng đâu.
Cho nên con thích gọi nó là "Vua", vua bù nhìn.
Lạc Tương Giang tiến Pháo sang phải hai bước, con Pháo của cụ đang chực ăn con Xe của Hác Đăng Khánh.
Chú dời Xe, cho nó núp sau lưng con Mã.
"Thí Ngựa, giữ Xe", đó là kế của chú.
- Không nên thí con nào hết.
- Nói đoạn, cụ đưa mắt nhìn Jacqueline.
- Thôi đánh tới đây thôi.
Tối nay về đánh tiếp.
Bữa nay Hác Đăng Khánh có một cuộc hội đàm với nhân dân ở quán cà-phê "Sóng Nhạc".
Chủ quán thuộc phe Cánh Tả, tức là "đồng minh" của chú; vả chăng, cả chủ và nhân viên trong quán hết thảy là Vệ binh Quốc gia nên sẽ giữ an ninh tốt hơn tổ chức ở nơi khác, mà không có vẻ ra oai, uy quyền như đưa lính đương nhiệm vào canh gác.
Chú cũng chưa có muốn chết đâu.
Trong lúc chú và đoàn tùy tùng chạy tới điểm hẹn, thì ngay lúc này đây, anh chủ quán đang kể cho người khách ký giả nghe cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Đặng Thế Phong:
- "Đêm Thu" là tác phẩm đầu tiên được ông sáng tác trong lúc tham gia hội cắm trại của học sinh Hà Nội, kế đến là "Con thuyền không bến" với chất liệu dựa trên mối tình của ông và cô Tuyết - Oan nghiệt thay khi nó dự báo đúng số phận duyên kiếp của hai người, và sau rốt là "Giọt mưa Thu - Vạn cổ sầu" ra đời trong lúc ông nằm một mình trong phòng bệnh và ngắm mưa rơi rả rích - Nhạc sĩ Bùi Công Kỳ tự nhận mình soạn lời, còn phần nhạc là của nhạc sĩ Đặng Thế Phong; nhưng nhạc sĩ Phạm Duy tỏ thái độ nghi ngờ với phát ngôn trên của cụ Kỳ, chắc hẳn là do lời nhạc mà cụ Kỳ hay viết trước đây với bài hát này không đồng điệu nhau, và thêm một chi tiết nữa là tại sao cụ Kỳ lại đứng ra nhận mình là đồng tác giả của nhạc phẩm này sau khi ông Phong đã mất, chứ không phân rõ Thực - Hư trong lúc ông Phong hãy còn sinh thời.
Đặng Xương Tuyết ra hiệu mời anh bạn cùng họ nói tiếp.
- Tôi mời anh nghe thử bài "Bắc Đẩu" của ca - nhạc sĩ Nhật Trường - Trần Thiện Thanh...!Nhạc phẩm viết về người bạn đã tử trận của bác, ông ấy mang tên Nguyễn Ngọc Bích.
- Ai hát vậy?
- Lâm Nhật Tiến và Nguyễn Hồng Nhung...!Có cả đoạn phim bác Thanh kể về hoàn cảnh sáng tác ca khúc và giới thiệu tính danh bạn mình.
Đặng Xương Tuyết bình phẩm:
- Rất khó để sáng tác nhạc về lính, nhất là thể loại phân ưu cho những người nẳm xuống.
Nhạc sĩ Trần Duy Đức có một bài hát dành tặng cho các chiến hữu rất hay, mang tên "Anh đã ngủ yên trên Quê Hương", tựa đề nhạc phẩm do ca sĩ Khánh Ly gợi ý.
- Nhiều người viện cớ thời bình nên không có cảm hứng sáng tác nhạc về lính, chứ tôi thấy, nếu anh thương yêu ai đó thật lòng, anh sẽ có thể viết đề tài ấy đến chết mới thôi.
Điển hình là các vị Linh mục và Mục sư sáng tác Thánh Ca rất hay.
Tôi cũng muốn ủng hộ nhạc Trẻ lắm, nhưng tôi không ưa thể loại nhạc chạy theo phong trào, chạy theo thời thế...!
- Đọc lại những gì mà nhỏ em viết, tôi thực sự rất muốn viết lại hết...!
- Không, đừng nên sửa, một thời vụng dại nhưng là một thời đáng quý.
Sau này già rồi đọc lại rất hay...!
- Tôi muốn mời anh dự đám giỗ của nó.
- Đặng Xương Tuyết đưa tấm thiệp cho anh chủ quán.
Gọi là tấm thiệp cho đúng "chức năng", kỳ thật đó chỉ là tờ giấy in địa chỉ và bản đồ hướng dẫn tới nơi mà anh tạm thời cư ngụ.
Đặng Thừa Tân trịnh trọng cất tấm thiệp mời vào trong ngăn tủ Thần Tài - Ông Địa.
- Có hai nhạc sĩ Tuấn Khanh: Một già và một trẻ.
Tôi thường nghe nhạc phẩm của nhạc sĩ Tuấn Khanh lớn tuổi, tiêu biểu như "Chiếc lá cuối cùng", "Hoa soan bên thềm cũ", "Mùa Xuân đầu tiên", "Mộng đêm Xuân",...!
- Thế hệ bây giờ dễ bị lầm lẫn giữa cụ Tuấn Khanh sinh năm 33 và ông Tuấn Khanh sinh năm 68.
Đặng Thừa Tân mời anh khách cùng họ nghe thử bản nhạc "Nhạt nhòa" của cụ Tuấn Khanh, người trình bày là bác Sĩ Phú:
"Chiều về quạnh hiu
Từ biệt người yêu
Muốn nói thật nhiều
Muốn khóc một chiều
Sao vẫn ngại ngùng
Lệ bỗng rưng rưng
Tình bỗng quay lưng trong chiều hấp hối..."
- Cụ Anh Ngọc và anh Trần Thái Hòa hát bài này nghe cũng ưng lắm.
Hác Đăng Khánh và đoàn tùy tùng đến đúng giờ hẹn.
Bây giờ là mười giờ rưỡi sáng, ngày Chúa Nhật nắng nhạt, mây đầy.
Trong quán đang phát bản nhạc "Mùa Xuân gửi em" do Ngọc Lan trình bày.
Jacqueline lăng xăng lo chuẩn bị và bố trí ghế ngồi, micro cho tổng thống Khánh.
Sau giờ phỏng vấn, nếu có thể, hai chú cháu và cố vấn Giang sẽ cùng đi ăn trưa.
Đặng Xương Tuyết ngồi rúc mình trong một góc quán nước ghi ghi chép chép.
Thỉnh thoảng, lại ngừng bút, để chụp một vài pose ảnh làm hình minh họa cho bài viết thêm sinh động.
Anh không tham dự vào màn Hỏi - Đáp, một phần vì trong người đang mệt, phần vì cho rằng không muốn "phá vỡ" kịch bản mà các bên đã biên soạn trước.
Tiếc là gã văn sĩ điên đã hiểu lầm tổng thống Khánh.
Ông chú không hề lên kịch bản hay sắp xếp người đứng ra Hỏi - Đáp với mình, mà là để mọi thứ "thuận theo tự nhiên".
- Sao người mà thầy biểu con gặp không đứng lên hỏi gì hết vậy?
Lạc Tương Giang cau mày nhìn theo bóng lưng cậu ký giả, cụ khuyên học trò ra về, còn mình thì bước tới níu lấy người thanh niên mà mình cảm mến.
- Cụ?
- Tôi mời cậu đi ăn trưa được không?
- Dạ được.
- Nhà cậu ở đâu? Chúng ta mua về ăn cho nó tiện...!
Hai cụ cháu ghé quán Minh Hương mua mỗi người một hộp cơm gà xối mỡ và một phần dồi trường xào hành, hẹ; thấy nhỏ bán nước mía bán ế quá, nên hai người mua ủng hộ nó hai ly cỡ lớn.
Địa chỉ mà cậu ký giả đưa không trùng khớp với địa chỉ mà cố vấn Giang đã điều tra trước đó.
Ông cười cười hỏi:
- Ủa? Chuyển nhà hồi nào vậy cậu?
- Dạ, nhờ Trời thương nên tự nhiên có người rủ con về thuê chung nhà.
Lạc Tương Giang ngắm nghía căn nhà cấp Bốn hoài cổ một đỗi, rồi tấm tắc khen nhà xây thật khéo, kiểu dáng ai vẽ mà vừa sang vừa bảo tồn được nền phong hóa Nước nhà.
Đặng Xương Tuyết mời cụ ông ra sau vườn thưởng hương mai.
Chủ nhà sợ ba người lén chặt cây đem đi bán nên cứ cách dăm hôm là lại tới coi chừng.
Bông mai cánh kép vàng rực đến chói mắt, bầy ong mật lởn vởn xung quanh hòng tìm mật ngọt nhiều không sao kể xiết.
Hương thơm nhuộm ngọt mảnh sân sau rộng rãi.
- Câu nói "Không thành công thì cũng thành nhân" là của nhà ái Quốc Nguyễn Thái Học.
Thuở Quốc Dân đảng còn tồn tại, nhạc hiệu của các cụ là bài "Việt Nam - Minh Châu trời Đông" do nhạc sĩ Hùng Lân sáng tác.
Rồi cố vấn Giang cao hứng hát:
"Việt Nam, Minh Châu trời Đông
Việt Nam, Nước thiêng Tiên - Rồng
Non sông như gấm hoa uy linh một phương
Xây vinh quang sáng trưng bên Thái Bình Dương
Từ ngàn xưa tài danh lừng lẫy khắp nơi
Tiếng anh hùng tạc ghi núi sông muôn đời
Máu ai còn vương cỏ hoa
Giục đem tấm thân trải với sơn hà
Giơ tay cương quyết ta ôn lời thề ước
Hy sinh xương máu mong báo đền ơn Nước
"Dù thân này tan tành chốn sa trường cũng cam
Thề trọn đời trung thành với sơn hà Nước Nam...""
Sẵn có bộ bàn ghế bằng đá hoa cương, Lạc Tương Giang biểu Đặng Xương Tuyết ngồi ăn ở đây.
Hai cụ cháu vừa ăn vừa bàn luận đủ chuyện trên trời dưới Đất.
- Một lũ mồ cha không khóc, đi khóc cái tổ mối.
Ngồi đó lo luật pháp Đại Hàn không minh bạch, vô gia cư bên Hoa Kỳ,...!Chắc mấy đứa khóc mướn thương vay đó không biết tiếng Việt nên dầu thấy hàng loạt bài báo viết về án oan, chết trong trại giam, tranh chấp đất đai,...!cũng coi như chưa thấy gì...!
Bên nhà hàng xóm, cụ thể là nhà bạn của cụ Nhà Cấp Bốn và cụ Nhà Lầu, đương phát bản nhạc "Tình tự mùa Xuân" do nhạc sĩ Từ Công Phụng sáng tác và trình bày.
Cụ viết bài hát để dành tặng người vợ Kim Ái vào mùa Xuân năm 80 ở hải ngoại.
Đặng Xương Tuyết thường nghe Nguyên Khanh, Thanh Hà, Tuấn Ngọc hát nhạc phẩm này.
Đây là lần đầu tiên anh nghe chính tác giả ca.
- Tự nhiên đánh giá hệ thống chính trị, pháp luật, an sinh xã hội,...!của nước người ta thông qua phim ảnh, tiểu thuyết, truyện tranh.
Đương nhiên nếu nhân vật chính là dân thường thì tác giả phải xây dựng hình tượng cảnh sát bất tài, nền tư pháp bất chính, phân biệt giai cấp xã hội thật rõ rệt,...!để nhân vật chính mới có đất dụng võ.
Chứ còn êm đềm, yên ả thì đâu có tình tiết dẫn dắt để nhân vật chính "bùng nổ" và phát triển nội dung chứ?
- Con còn nhớ năm con học lớp Bảy, con có một nhỏ bạn tên Huệ có tài chép tranh rất khéo.
Nhỏ ham vẽ lắm, nhưng ngặt nỗi vì gia đình không mấy khá giả nên chỉ có thể học vẽ thông qua cách chép tranh của người khác.
Người ta vẽ sao thì nhỏ chép lại y hệt vậy, duy vì học mót nên nhỏ không biết vẽ tỷ lệ cơ thể cho chính xác, thành thử ra tranh tự vẽ người rất xấu và vụng về.
Nhỏ từng tâm sự với con rằng, muốn theo đuổi ngành Hội Họa, nhưng ba má tính bắt nhỏ học tới năm lớp Chín thì nghỉ để đi làm công nhân đặng đỡ đần cuộc sống với gia đình...!Mỗi lần ngồi nhớ về nhỏ, nhớ về đôi bàn tay tài hoa đó không thể đi theo ngành Hội Họa, tự nhiên con lại cảm thấy chua xót.
Con thấy bất công trước mắt rồi, không cần phải đi tìm ở đâu nữa.
- Ủa ai ghé chơi vậy Tuyết?
Thời may cụ và hai người điều tra viên chưa từng gặp mặt, nên hai đàng đối đãi nhau không bị khó xử hay ngượng ngập.
Mạnh Cường vừa thò đầu ra dòm chừng, vừa lẹ làng mặc cái quần dài.
- Đây là anh Cường, một trong hai người thuê nhà chung với con.
- Dạ, thưa cụ.
Lạc Tương Giang đưa cho điều tra viên tên Cường một cái phong bao lì xì đỏ thắm, rồi biểu hắn vô kêu người còn lại ra đây để ông lì xì lấy hên đầu năm.
Tào Việt Bân đang chơi Angry Birds với một người bạn trên Facebook.
Dĩ nhiên, tài khoản này là "ảo", còn tài khoản chính cậu chỉ cho những người thân tín và đồng nghiệp biết.
- Dạ, con cảm ơn cụ.
Năm mới con xin chúc cụ phúc như Đông Hải, thọ tỷ Nam Sơn, an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
- Chà, hình như cậu không phải là người Việt? Con lai hay người nước khác?
- Dạ, con là người Đại Hàn.
...!
- Đ* má thằng nào bắn chim tao.
Trước ánh mắt khó hiểu của thằng bạn Sài Gòn, Nguyễn Chí Công giải thích:
- Sáng giờ nó chơi thua quá sảng rồi.
Thường Khán Bình gõ ngón trỏ trên mặt bàn làm việc:
- Cái mặt mày nhìn y chang con "Angry Bird".
Lê Đức Hoàng vẫn mải mê chơi điện tử.
Cực chẳng đã, anh chàng Thần Kinh phải lôi hắn ra khỏi ghế, rồi kéo xềnh xệch vô phòng ngủ:
- Đi gặp bà ấy thôi.
Nha sĩ khuyên Lê Đức Hoàng nên ăn uống kỹ lưỡng để tránh gây tổn thương khớp cắn và răng, nướu.
Hắn còn phải đeo "cái gông" này ít nhất một năm nữa.
Bữa nay đóng giả thầy Dự nên phải tháo ra, hắn "vui" tới mỗi mặt bí xị như ai ăn hết của.
Chiếc xe Mitsubishi đã được sửa chữa và tân trang xong.
Do đụng xe khá mạnh, vô-lăng bị quẹo nên phải chỉnh lại, nhờ ơn anh Dũng mà không bị tốn thêm tiền.
Lê Đức Hoàng càu nhàu:
- Kiếm đứa nào tuổi tốt lái xe đi.
Tống Ngạn nhéo lỗ tai thằng bạn Thất Sơn:
- Mấy đứa mình bằng tuổi nhau thì kiếm đâu ra tuổi tốt, tuổi đẹp để lái xe?
Thường Khán Bình nhếch miệng cười:
- Trong đây có hai thằng có bằng lái, và có hai thằng rớt bằng lái riết thiếu điều làm sui với mấy ông chấm thi luôn.
Giờ hai thằng đậu xin mời hai thằng rớt lên đây lái xe.
- Thôi, tao hổng lái.
Thằng Hoàng nó xúi thì nó lái đi.
- Mày có uống lộn thuốc hông vậy? Tự nhiên bữa nay trở chứng chê tụi tao.
- Tại tao sửa mặt nên không muốn bị đập mặt.
Hôm hổm bị vậy mà nó hành nhức nguyên cái hàm.
Đã vậy còn bị mày khỏ đầu nữa.
- Rồi, tao sẽ ráng hết sức chạy cẩn thận.
- Tống Ngạn xoa đầu thằng bạn như thay lời xin lỗi.
Ngôi nhà của em gái người bị hại nằm ở ngoại ô Sài Gòn.
Nghe đâu bà ta ở cùng với đứa cháu bên ngoại và hai người giúp việc trẻ tuổi.
Từ sau ngày gia đình bị phá sản, bà được ông nội thương tình cấp cho cái nhà để ở; ngoài ra, bà còn được ông nội cho hưởng tiền từ lợi tức hoa màu nhà mình.
- Ở đâu ra "Căn nhà màu tím" của nhạc sĩ Hoài Linh vậy? - Lê Đức Hoàng ngẩn người ngắm nhìn ngôi nhà sơn màu tím biếc.
Khu vườn xanh mát làm dịu bớt màu sắc u hoài của lớp sơn.
Tiếng chim hót líu lo trên những cành cây mận, ổi, xoài và vải vang vọng khắp bốn phương.
Cháu trai của bà ta ra mở cổng cho bộ tứ vào nhà.
Anh ta đã nghe họ trình bày kế hoạch và cũng đã nhờ phía cảnh sát giúp đỡ, nên không có thái độ lo sợ hay e ngại.
Hiện thời trong nhà anh có ba người cảnh sát đương giả làm người làm vườn.
- Tôi không có bị điên.
Trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người, bà ta thản nhiên đáp:
- Hơn thế nữa, tánh nết cậu lóc chóc quá, bắt chước làm thầy Dự chẳng giống một "giem".
Tống Ngạn ngậm ngùi:
- Lâu lắm rồi con mới nghe lại chữ "một giem".
- Tiếng Sài Gòn ngày xưa...!
- ...!giờ mai một hết.
Dưới sự chứng kiến của ba viên cảnh sát, bà thuật lại từ đầu chí cuối những chuyện đã xảy ra trước hôm xảy ra vụ thảm sát kinh hoàng.
Thường Khán Cảnh có đến nhà bà xin việc hồi đầu tháng Năm, nhưng má bà tra thấy đời tư của anh ta không đàng hoàng nên từ chối nhận làm.
Để tránh mích lòng, do má bà có sẵn thành kiến với những kẻ hút chích, nên đã cho anh ta một khoản tiền nho nhỏ để làm lộ phí về nhà.
Anh ta không có biểu hiện gì bất mãn hay xum xoe cảm ơn, mà chỉ ngồi thừ ra trên ghế, rồi một chốc sau mới cúi gằm mặt ra về.
Thấy bộ dạng lầm lầm lì lì của anh ta trông đáng sợ quá, má bà mới dặn người giúp việc khóa cửa nẻo cẩn thận và cấm ngặt hai chị em bà đi chơi tối như trước.
- Bà, hồi đó bà hay chị bà có quen ai không?
- Tôi cũng nghi ngờ vậy.
Nhưng theo dõi đã lâu mà thấy người đó không có biểu hiện nào đáng nghi nên không khai báo.
- Bà nghĩ thế nào về cái chết của anh Cảnh?
Bà ta ôm đầu khổ sở.
Bởi lẽ nếu do bà giấu giếm mà khiến người vô tội phải chết oan thì bà có xuống Địa Ngục vạn lần cũng không rửa hết tội.
Thấy bà sắp sửa lên cơn, cháu trai khuyên nhóm bạn Thường Khán Bình ra về.
Có gì thì chú sẽ liên lạc với họ sau.
Vừa cài dây an toàn, Tống Ngạn vừa nêu lên ý kiến:
- Tao nghi ngờ người mà bả nhắc tới là ông thầy Dự.
- Thôi mậy, anh tao bị oan đủ rồi, lôi thêm người khác vô nữa chi?
- Không, tao thấy thái độ của bả đáng nghi quá...!
- Gác cái chuyện hổng vui này qua một bên đi, để dìa nhà tao nấu bún nước lèo quê má cho tụi bây ăn.
Như đã hứa hẹn, Lê Đức Hoàng trổ tài nấu món bún nước lèo Sóc Trăng quê má cho mấy đứa bạn chí cốt thưởng thức.
Nguyễn Chí Công vừa đứng rửa rau sống vừa tán gẫu với mấy thằng chiến hữu:
- Mỗi ca sĩ đều có một cái tật riêng mà.
Như anh Don Hồ thì thích huơ tay múa chân, còn bác Nhật Trường thì phải vừa hát vừa đi hết ba vòng sân khấu...!
Lê Đức Hoàng tếu táo:
- Cũng may cho bác Nhật Trường không có cái sân khấu nào dài hơn trăm mét...!
- Bác Sĩ Phú thì vừa hát vừa ngó trần nhà hoặc đung đưa theo nền nhạc, bác Jo Marcel thì nhảy vài điệu disco đơn giản, bác Hùng Cường đang hát giữa chừng phải "hú" một cái, bác Anh Khoa đang hát giữa chừng phải nấc nghẹn hay sụt sùi vài tiếng, bác Tuấn Ngọc thì phải nhướng hoặc nhíu lông mày, bác Tuấn Vũ thì phải nghiến răng, bác Duy Khánh thì phải chỉ tay đủ nơi,...!
- Để tao nghiên cứu xem mốt tao thành ca sĩ, tao phải lựa cái "xì-tai" nào.
Nguyễn Chí Công thâm tình vỗ vai khuyên:
- Mai cứ thong thả suy nghĩ đi.
Tao nghĩ cái ngày đó không tới đâu.
oOo
Nghe theo lời mời của người bạn pháp y, anh thầy và tay ký giả theo chân anh ta lên núi Phượng Hoàng một chuyến.
Sau một hồi bàn bạc, rốt cuộc họ cũng chọn được một món quà cúng dường hợp tình hợp lý với các vị Tỳ-Kheo Theravada, đó là một hộp bánh đậu xanh thương hiệu Rồng Vàng.
Chiếc xe đò những ngày cuối năm chật nức khách.
Đã thế còn ngừng lại đón - trả khách dọc đường một cách bất tử nên cuộc hành trình của ba chàng không được suôn sẻ và êm xuôi như đã dự liệu.
Cũng phước chủ may thầy là họ "xí" băng chót trước nên không bị xô đẩy hay chen lấn như những hành khách khác.
- Ghé ăn trưa rồi hẵng leo núi hai anh.
Hai người nghe theo lời đề nghị của Trần Cảnh Chiêu.
Quán bánh canh cá lóc nằm đìu hiu trên một con đường quê im ắng.
Xung quanh quán là vườn cây um tùm rậm rạp.
Những tán cây nhãn như những chiếc lọng che mát; khách ngồi ăn ở đó vừa được thưởng hương cây cỏ miệt vườn, vừa được ngắm nhìn dãy núi tuyệt đẹp phía xa.
- Thầy...!Ơi, Thầy rủ mấy Thầy kia lại quán con ngồi ăn bánh canh đi...!Khỏi đi đâu xa chi cho cực thân...!
Châu Lợi biểu Phú Lâm đi gọi các bạn đồng tu tới đây.
Riêng ông thì khước từ vì đã có sẵn phần ăn rồi.
Thủy Diệu và Hoàng Kỳ có mặt gần như cùng lúc.
Hai người chắp tay đảnh lễ huynh trưởng, rồi quay qua chào người tín nữ từ tâm.
Bà chủ quán hỏi Châu Lợi muốn ngồi ở đâu, ông đáp rằng muốn ngồi chung bàn với ba cậu trẻ tuổi ăn mặc na ná nhau - Tức là đều mặc áo thun, bận quần jeans và mang giày thể thao hạng thường.
Một chốc sau, Như Phong chống baton lững thững bước tới.
Khuôn mặt cụ luôn có nét gì đó trông vô âu như một đứa trẻ, lại rạng rỡ như thanh - thiếu niên mới vào đời.
Có lẽ quãng đời tu tập đã giúp khí sắc của cụ giữ được vẻ nhàn tản, hạnh phúc và bình thản lạ kỳ.
- Tôi đã từng chứng kiến một trang mạng xã hội chuyên môn đi bươi móc đạo khác và cho rằng hành vi của mình là lên án cái xấu; nhưng hễ bên đạo họ có cái gì xấu thì lại không đăng vì cho rằng nguồn tin không rõ ràng và chưa qua kiểm chứng.
Như Phong cười hiền:
- Thí chủ đang tức giận?
Phan Hoài Việt lặng thinh.
- "Cơn tức giận cũng giống như việc ném hòn than đỏ vào người khác, không biết người đó có bị thương hay không nhưng trước mắt mình đã bị bỏng rồi."
Châu Lợi tiếp lời Trưởng lão:
- Khi người khác cố tình hiểu lầm và bôi nhọ đức tin của mình, xin thí chủ hãy nhớ lại cảnh lúc Đấng Thế Tôn bị lăng nhục, Ngài ấy không chấp người ngu, người ác miệng, người chửi thuê, người triệt hạ Phật Giáo,...!
Phá Lâm thêm vào:
- Cũng giống như viên ngọc quý, thí chủ đưa cho người biết trân trọng thì họ sẽ ngợi khen không ngớt và hoan hỉ tiếp nhận, nhưng nếu đưa cho người sẵn tâm ác cảm với mình thì chắc chắn thí chủ sẽ bị họ vu oan rằng tính bày kế hãm hại họ hay gì mà đưa cho họ hoặc họ sẽ bĩu môi chê bai mà nói, "Đồ giả." Đức tin cũng vậy, tùy Duyên mà tới và tùy Duyên mà đi.
Đau khổ vì đức tin của mình bị lăng nhục cũng là một loại chấp...!
Thủy Diệu nói:
- Còn những kẻ sống bằng nghề dùng cái chữ vu khống, bôi nhọ, hãm hại, lăng nhục,...!người khác, chúng ta không cần phải nói tới vì luật Nhân - Quả đã an bài hết rồi.
- Buông xuống đi thí chủ...!Hãy tự giải thoát bản thân khỏi gông xiềng Ngũ Ẩm của mình và Thân - Khẩu - Ý của chúng sanh cõi Ta Bà...!
Không biết tự bao giờ, trong lòng bàn tay trái của Phú Lâm đã nắm giữ một chiếc lá bồ đề.
Chú trao nó cho Phan Hoài Việt.
Anh thầy nhìn thấy chữ Pali trên mặt sau chiếc lá.
Trần Cảnh Chiêu kêu thêm chén bánh canh, rồi nhìn Trưởng lão Như Phong mà hỏi:
- Làm sao để các vị biết Kinh nào là giả, Kinh nào là thật?
- Đó là sự nhất quán về mặt tư tưởng...!Thí dụ như thí chủ đọc một cuốn sách, trong đó tác giả xây dựng hình ảnh nhân vật rất thích ăn trái bôm, ngoài Bắc thì kêu là quả táo, hầu như chương nào nhân vật cũng ăn hoặc hết lời khen ngợi nó, nhưng bỗng nhiên gần về cuối có vài chương nhân vật lại tỏ thái độ ghét bỏ hoặc bài xích trái bôm, thì thí chủ nên đặt tâm nghi vấn xem có phải tác giả viết hay là người khác viết thay - Nếu chi tiết đó không phải là chất xúc tác để xây dựng sự thay đổi tâm tính và hoàn cảnh sống của nhân vật.
Kinh Phật cũng vậy, Đức Phật đã từng nói chỉ niệm Kinh thì không thể nào chứng đắc quả vị A-La-Hán hay đạt được cảnh giới Niết Bàn, nhưng có một số thuyết đang lan truyền hiện nay lại nói ngược với lời dạy của Như Lai.
"Hãy kiểm chứng những gì Ta nói trước khi đặt lòng tin nơi Ta." Như Lai không muốn tín đồ bị cuồng tín và biến thành những người mê muội, nên luôn khuyên như thế.
Bây giờ thì những người học Phật phải kiểm tra kinh sách trước khi quyết định đặt niềm tin và tu học theo những lời dạy trong đó.
Trần Cảnh Chiêu lại hỏi:
- Sao con thấy danh xưng Đại Đức tràn lan vậy các vị?
- Những ai tự xưng hoặc nhận vơ danh hiệu Đại Đức, Thánh Tăng sẽ bị đọa xuống Địa ngục Vô Gián, Đề Bà Đạt Đa hiện đương ở đó.
Những ai tiếp tay cho những kẻ đó cũng sẽ nhận lãnh Quả Báo không nhỏ; Quả Báo ấy xuất phát từ hành động vô minh của họ.
Châu Lợi biết Thầy đã thấm mệt nên nói thay:
- Đạo Phật cũng có thể xem là một đức tin "vô Thần".
Vì những ai đã tìm hiểu Phật Giáo Nguyên Thủy đều biết Như Lai đã từng tuyên bố Ngài không ban phước hay giáng họa cho bất kỳ ai, chính lối sống, tâm tính và cách suy nghĩ, tức Thân - Khẩu - Ý của người đó sẽ điều khiển và tác động vào số mệnh và Nghiệp Lực của họ.
Và càng không có chuyện dựa dẫm vào thế lực Thần Linh.
- Bây giờ thì họ lại đi chùa xin xỏ đủ thứ.
- Gã văn sĩ điên ngó ra con lộ vắng hoe một cách mông lung.
Trì Thương biết Trần Cảnh Chiêu chưa "tâm phục khẩu phục" về câu chuyện của trưởng giả Cấp Cô Độc, nên cười nói:
- Đế Thích không giúp Thiện Nam Cấp Cô Độc giàu có trở lại để tránh can thiệp vào Nghiệp - Quả của ông ấy.
Dù đã là Vua Trời, Ngài vẫn tuân theo vòng xoay của Nhân Quả - Báo Ứng, Nghiệp - Lực, Nhân - Duyên, chứ không phải bạ đâu cũng "hô biến" như trong mấy phim Tàu.
Phan Hoài Việt bày tỏ ý kiến:
- Chính những người cúng dường đã góp phần đẩy vấn nạn ma tăng lên cao vun vút.
Họ hùa theo những lời lẽ biện minh của bọn đó, rằng đây là thời hiện đại nên cần phải sắm sửa xe cộ, điện thoại, phòng ốc tiện nghi, đàn tràng cao đẹp, có tài khoản ngân hàng riêng,...!Hồi Đấng Thế Tôn hãy còn tại thế, sau khi xuất gia, Ngài đi chân trần, không bao giờ đội nón, y phục rách tự vá, múc nước suối uống, nằm ngủ trên đống rơm rạ, ăn một ngày chỉ đúng một bữa, không chưng diện xa hoa hay lập đàn tràng lòe loẹt, trong túi Ngài ấy cũng không có một xu hay bất cứ hiện kim nào làm vật trao đổi, mua bán...!
Như Phong tán thành.
Rồi cụ nói tiếp:
- Mỗi bận cần đi xa, chúng tôi thường đi bộ, nếu có người cho quá giang thì tốt, còn không thì thôi.
Và sẽ cố gắng tránh làm phiền các tín hữu trong vấn đề di chuyển bằng cách mượn xe cộ hay nhờ họ chở đi.
Trần Cảnh Chiêu hào hứng ra mặt:
- Các Thầy biết lái xe?
Phá Vân mỉm miệng cười:
- Đúng vậy.
Nghề nghiệp trước đây của tôi là đua xe thể thức và biểu diễn xiếc với xe gắn máy phân khối lớn.
Trần Cảnh Chiêu thoáng thất vọng vì không nghe Phá Vân kể lại quá khứ của mình một cách chi tiết như anh đã trông đợi.
Thủy Diệu bật cười trước sắc diện của chàng pháp y Bạc Liêu:
- Tăng sĩ không có Quá khứ, cũng chẳng có tương lai, chỉ có mỗi Hiện tại.
Phú Lâm bồi thêm:
- "Kẻ nào thấy Ta thông qua hình thái, sắc vóc, tiếng nói, kẻ đó không thấy Ta, còn ai mà thấy Ta thông qua Đạo Pháp thì đó mới là người thực sự thấy Ta."
Phú Lâm và Trì Thương đã ăn xong tô bánh canh, hai người xin phép chủ quán cho mình được rửa chén.
Người tín nữ hảo tâm ấy cật lực từ chối, nhưng sau cũng đành xuôi xị chiều theo ý họ.
Như Phong đọc được tâm sự của gã văn sĩ điên, cụ vuốt râu mà nói:
- Giống như thí chủ trồng một cái cây ven đường nhằm che nắng cho bà con và khách hành hương, nhưng người ghét thí chủ rắp tâm đốn cây để thỏa mãn cơn sân hận trong lòng mình, thì tự khắc họ đã rước Nghiệp xấu giùm thí chủ và tự đẩy mình vào Nhân xấu do nỗi ích kỷ gây ra.
Đặng Xương Tuyết cười buồn:
- Con luôn tâm niệm rằng, Đức Phật và Đức Chúa đâu cần đợi loài người thương mình, hiểu mình, mới dang rộng vòng tay giúp đỡ? Đã tự xưng là người theo Chúa, Phật, mà hễ ai coi khinh hoặc không lắng nghe quan điểm của mình là lại nằm lăn ra đất ăn vạ, hỏi xem hành xử như thế có đúng không?
Nếu đã thực sự muốn giúp người, muốn dẫn người ta về đường ngay, muốn gieo thiện tri thức, thì đừng bận tâm đến gạch đá thế gian, sự vong ơn bội nghĩa của một số người, kể cả những lời vu oan ác nghiệt và dựng chuyện trắng trợn...!Phật và Chúa chẳng cần biên sớ kêu oan, mà ngàn năm sau người đời vẫn giúp hai Ngài tẩy oan và tự biết hai Ngài ấy là người đức hạnh ra sao.
Bộ ba theo chân Tăng đoàn lên núi Phượng Hoàng.
Nắng chiều rọi xuống tầng mây, tạo thành một thứ ánh sáng ngũ sắc tuyệt diệu.
Hoa thơm cỏ dại len theo từng bước họ đi.
Một vài con bò thảnh thơi gặm cỏ.
- Thời Đấng Thế Tôn hãy còn tại thế, mỗi bận đốn cây để làm việc xây cất hay mở rộng đường sá, Ngài thường khuyên nên tổ chức một cái lễ nhỏ để tỏ lời xin lỗi với thiên nhiên và chúng sanh đang cư ngụ ở nơi đó.
Đây không phải là một hình thức mê tín dị đoan, mà là một lời nhắc nhở và khuyến hóa chúng sanh về tác hại của nạn phá rừng.
Và, một giới luật mà hầu như rất ít người theo Phật biết, là cấm Tăng sĩ chặt phá cây cối.
Việc phá rừng xây chùa hiện nay đáng bị coi là làm trái lời dạy của Ngài.
Nghe Trưởng lão Như Phong nói thế, ba người chỉ biết lặng thinh đi tiếp.
Hỏi gì bây giờ, đau xót càng thêm chất chồng.
Tố Nguyệt thấy dáng cụ lảo đảo, cậu sợ hãi "phá hàng" chạy một mạch lên đằng trước để dìu Thầy mình.
- Con vẫn còn nợ trần
Không thể nào tu được
Thôi ở đây vài năm
Xem Nhân - Duyên có đổi
Bài kệ ấy Tố Nguyệt đã nghe suốt, hễ gặp mặt cậu là Trưởng lão lại đọc lên.
Tuổi hãy còn quá nhỏ để cậu hiểu người Thầy sắp đến kỳ viên tịch muốn ám chỉ điều gì.
Quý Tâm đã lên vùng cao dạy học cho các em nhỏ.
Hai mẹ con thím Bảy cũng đi theo để lo cơm lo nước cho ông và những người đang theo dạy và học ở đây.
Phan Hoài Việt bỗng nói:
- Cụ Nguyễn Đình Chiểu đã từng viết thơ xúc phạm cả Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo đó thôi.
Trong tập thơ "Dương Từ - Hà Mậu", nếu muốn kiểm chứng.
- Đây là một trong các di ngôn của Phật Tổ trước lúc nhập diệt Niết Bàn: Không được chia rẽ Tăng đoàn, không được bài xích các đức tin khác, không được lập ngôi giáo chủ,...!Bọn ma tăng thời nay chắc gì đã biết và nhớ...!
Những lời mà Đặng Xương Tuyết vừa thốt lên dường như đã chạm đến tâm can Trưởng lão Như Phong.
Cụ lượm con chim non đang nằm chỏng chơ trên khóm hoa dại và đặt nó lại vào tổ.
Trong suốt quá trình ấy, cụ giảng Thập Thiện Nghiệp cho Sa-di Tố Nguyệt nghe.
Gã văn sĩ điên lại tiếp:
- Trên đời này có một loại người rất thích phán xét và bình phẩm Phật Giáo thông qua những hành động sai trái của bọn ma tăng, chứ không chịu dựa trên nền tảng Chánh Pháp của Phật Tổ.
Cá biệt có khứa còn nói Như Lai họ Thích nữa, nghe xong tôi chỉ còn biết lắc đầu cười trừ.
Hoàng Kỳ giải đáp:
- Phật Tổ tên là Tất-Đạt-Đa, họ là Cồ-Đàm, tiếng Pali là Siddhartha Gautama.
"Thích Ca" có nghĩa là "Chiến sĩ", tức là danh hiệu mà giai cấp của dòng họ Đức Phật sở hữu trong xã hội đó.
"Thích Ca Mâu Ni" có nghĩa là "Người trí huệ của dòng họ thuộc giai cấp Chiến sĩ".
- Hãy cho họ đọc "Phẩm: Người ngu" trong "Kinh Pháp Cú".
Châu Lợi nói đoạn, quay gót trở vào trong tịnh thất.
Sau khi sửa soạn xong phòng ốc, bộ ba trở vô Chánh Điện ngồi đàm đạo với Tăng đoàn.
Như Phong kể:
- Ma Vương đã từng thề rằng sẽ phá hoại Phật Giáo bằng cách cho đám lâu la đầu thai làm nhà sư.
Và giờ đây, việc đó đã ứng nghiệm...!Hãy nhìn xem từ Lịch Sử cho đến Chính Trị đều có sự can thiệp của những hạng đó, hoàn toàn trái với chủ thuyết mà Như Lai đã đề ra...!Cho nên nếu ai gọi những người đó là thầy tu thì tôi tin chắc rằng người phát ngôn ấy chưa từng biết đến Phật Giáo Nguyên Thủy và pháp thoại của Như Lai...!
- Nếu như các vị không tin, có thể kiểm chứng Kinh Pháp Cú ở mục 264 và 265.
- Châu Lợi tiếp lời Thầy.
Đặng Xương Tuyết cười buồn:
- Có một số người mặc đồ Bắc Tông giả sư để quay phim nhằm mục đích thu hút người xem và hạ bệ Phật Giáo.
- Mỗi người đều có một cái Nghiệp của mình, ngay cả Đấng Thế Tôn cũng không thể thuyết phục hết những chúng sanh Ngài gặp buông bỏ Nghiệp ác, gầy dựng Nghiệp tốt; mà phải cần đến sự hỗ trợ của các bậc tôn giả như Ananda, Phú Lâu Na, Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất, Nanda, Ca Diên Chiên, A Na Luật,...!- Như Phong nhìn thẳng vào mắt gã văn sĩ điên mà tâm tình.
- Mình có nhã ý khuyên họ về đường ngay, họ lại cho rằng mình xảo ngôn, đạo đức giả thì lần sau đừng cố gắng khuyên nữa; bởi đó là cái Nghiệp của họ, nên xét cho cùng họ đáng thương hơn là đáng trách.
- Dạ, nhưng con vẫn muốn giúp, thưa Trưởng lão.
- Đó cũng là một cái Nghiệp...!- Như Phong bật cười thành tiếng, rồi lái sang chủ đề khác.
- Tối mai các thí chủ theo xe đò về Bạc Liêu hả?
- Dạ đúng.
Từng vị Tăng sĩ lần lượt rời khỏi cuộc đàm đạo để vào rừng tìm nơi tọa thiền.
Trần Cảnh Chiêu rủ hai người bạn vào rừng làm một cuộc dã ngoại cho khuây khỏa tinh thần.
Kể từ sau ngày ra trường, anh và xác chết gặp nhau còn nhiều hơn anh gặp mặt người thân.
Thời may vụ án mà cấp trên giao cho anh cần khám nghiệm dã chiến nên anh mới không bị gò bó trong nhà xác như trước nữa, mà có thể tùy ý thay đổi giờ giấc theo ý mình.
Đương nhiên, nếu như anh vì vụ án này mà lơ là các hồ sơ khác thì vẫn sẽ bị kỷ luật như thường.
Rừng cây không bạt ngàn mấy, trên dưới chắc không quá con số một trăm.
Mặt đất ở đây nơi thì xanh cỏ, nơi thì khô cằn, nứt nẻ.
Hoa dại khoe sắc hương dung dị.
Mây mù nằm chơi vơi trên đỉnh những ngọn núi lân cận.
Thoảng nghe trong làn gió có mùi lúa chín, hay đây chỉ là ảo giác do cảnh tượng non sông gấm hoa tươi đẹp tạo thành?
Châu Lợi ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây trứng cá, cách nơi bộ ba dã ngoại ước chừng mười mấy mét, nên họ nói chi ông cũng nghe hết.
Tuy vậy, ông không hề phiền lòng hay cố tâm nghe trộm.
- Có phải giấc mơ mà anh đã từng kể cho các vị Tăng sĩ nghe liên quan tới Đạo của tôi phải không? Và cụ thể như thế nào anh nói ra được không?
- Phải.
Ngoài đời tôi khước từ theo Tin Lành, còn trong mơ là Công Giáo.
Đặng Xương Tuyết nhìn người bạn pháp y một đỗi, rồi thủng thẳng kể tiếp;
- Những năm tháng ấy, tôi không thể đọc Kinh Thánh hay tài liệu liên quan đến Cơ Đốc Giáo.
Cứ hễ đọc là lại xuất hiện triệu chứng nhức đầu, chóng mặt.
Tôi đã chắp tay khấn với Thiên Chúa rằng con muốn được nhìn thấy Ngài hiển linh trong giấc mơ của con.
Tôi đợi gần hơn nửa năm, rốt cuộc ngày đó cũng tới.
Trong giấc mơ ấy, tôi thấy mình lạc vào một pháp trường cổ đại, và hỡi ôi, tôi thấy Đức Chúa Jesus - Trên đầu Ngài đội vòng gai, còn thân thể thì trần trụi, máu tươi rỏ xuống từ vết gai đâm trên trán Ngài - Đang bị binh lính kéo lê.
Tôi đã chạy tới và gào lên, "Chúa! Ngài đừng đi theo người ta! Họ sẽ giết Chúa đó..." Hình như không ai nhìn thấy tôi hết nên tôi vẫn bình an vô sự giữa rừng quân binh.
Rồi bỗng dưng, mọi người ở đó bất động, thời gian ngừng trôi, tôi thấy Chúa ngẩng đầu lên nhìn tôi và mỉm cười đầy hiền từ.
Tôi giơ tay ra, định gỡ vòng gai trên đầu Chúa thì chợt thấy Ngài quay sang bên trái; xin lưu ý, đấy là dựa trên góc nhìn của tôi, còn nếu xét trên góc nhìn của Chúa thì bên vai phải Ngài.
Không biết tự bao giờ, có một con cú cao gần bằng chiều dài cánh tay của tôi đứng lơ lửng trong không khí.
Chúa bỏ vào miệng nó cái chìa khóa.
Và hốt nhiên, khung cảnh biến đổi.
Tôi và nó đã đứng ở trong một khoảng không Vũ Trụ.
Một cái dĩa sao thành hình.
Con cú hóa thành Mặt trời, rồi lần lượt xuất hiện Sao Thủy, Sao Kim, Sao Thổ,...!Sao khi hệ Ngân Hà đã hoàn chỉnh, tôi tỉnh giấc.
Kể từ ngày hôm đó, tôi không còn bị triệu chứng khó chịu khi đọc Kinh Thánh và tài liệu Cơ Đốc nữa...!
- Anh đã mở lòng với Chúa nên Chúa đã đón nhận anh? - Trần Cảnh Chiêu hỏi.
Ngọn cỏ trong tay anh đã bị vò nát.
- Tôi không biết nữa.
Chỉ là giấc mơ hôm bữa quá thú vị nên tôi muốn kể cho hai anh nghe.
- Anh thấy niệm Phật, nghe Kinh ra sao? - Phan Hoài Việt xen vào.
- Niệm Phật, nghe Kinh đâu có làm bệnh tình tôi thuyên giảm, nhưng nhờ niệm Phật, nghe Kinh mà đầu óc tôi cảm thấy thanh thản và nhẹ nhõm hơn.
- Có thể nói cho tôi nghe rõ hơn chuyện anh từ chối theo Đạo của tôi không?
- Thời điểm ấy tôi bị thất nghiệp, giữa nơi đất khách quê người chẳng tìm ra đâu là bến bờ để nương trú, tiền bạc lại hết sức eo hẹp.
Có vài người khuyên tôi nên theo Đạo Cơ Đốc để được giúp đỡ, với điều kiện Chúa Nhựt chịu khó đi Lễ nhà thờ.
Tôi từ chối, vì không muốn lợi dụng Chúa Thánh Thần.
Đức tin không thể xuất phát từ sự lợi dụng và điều kiện vật chất, đức tin phải đến từ niềm tin và lòng kính ngưỡng thuần thành; đó là quan điểm riêng của tôi.
Nét mặt của Trần Cảnh Chiêu đã giãn ra.
Đôi lông mày không còn cau, và đôi môi đã thôi mím chặt.
Bởi lý do mà người bạn ký giả đưa ra hoàn toàn chánh đáng và đúng đắn.
- Dù tôi là một người ngoại đạo, nhưng tôi vẫn "Tôn vinh Thiên Chúa trên Trời.
Bình an dưới thế cho người thiện tâm." Tôi vẫn thương và kính trọng Ngài hết mực.
Nên tôi vẫn nghe Thánh Ca, đọc tin tức và tài liệu Cơ Đốc Giáo hằng ngày.
Trần Cảnh Chiêu đặt câu hỏi:
- Sao anh lại từ bỏ ý định tự sát được vậy?
- Phật dạy tôi: "Có mười cái Khó, một trong số đó là: Thân người khó được", nên tôi không còn ý định tự sát nữa...!Biết bao nhiêu kiếp gầy dựng Phước Đức, Thiện Nghiệp mới được thân người ở kiếp này, nếu vì một điều bất mãn hay chuyện đau lòng mà hủy hoại thân xác này thì đúng là ngu muội.
Nghĩ thế cho nên thay vì tìm cách tự sát, tôi chú tâm đọc sách, cố gắng giúp đỡ ai được thì giúp,...!Rồi dần dần, Tâm Ma không còn quấy nhiễu tôi nữa...!Phật cứu tôi bằng Chánh Pháp của Ngài như thế đó.
Cái Ơn của Phật Tổ không bao giờ tôi quên.
- Có lần nào Đức Phật thất bại trong việc cứu độ không Tuyết?
- Đức Phật cũng có nhiều lần độ cho những người ngoại đạo và giáo chủ ngoại đạo bị bất thành.
Cá biệt có ông giáo chủ ngoại đạo biết không thể thắng hay bằng Phật nên đã ôm đá nhảy xuống sông trầm mình tự vẫn.
Những người đó không bao giờ dám chấp nhận Sự Thật, suốt đời ru ngủ mình trong cái kén Dối Trá êm ả.
Thời nay, tôi gặp qua rất nhiều người như vậy, dù đã có bằng chứng rõ ràng và sờ sờ trước mắt, họ vẫn nhất quyết không tin.
Mỗi độ gặp trường hợp đó, tôi coi như đó là cái Nghiệp mà họ phải gánh trong kiếp này, nên chẳng muốn chấp cũng chẳng hề để tâm.
Như lời Phật dạy, hai chữ thôi: "Tùy Duyên." Vả chăng, Phật chưa từng bắt tôi phải tin Ngài, nên tôi cũng không bao giờ bắt người khác phải tin mình.
"Hãy nghi ngờ tất cả, nhất là những gì mà tôi sắp nói ra."
Phan Hoài Việt gật gù:
- Bồ-Tát sợ Nhân, chúng sanh sợ Quả.
Trần Cảnh Chiêu bông đùa:
- Còn bây giờ, đa số chúng sanh sợ không có tiền và bị thua thiệt...!
Câu nói đó chẳng hề vương lại trong tâm trí Châu Lợi.
Nét mặt ông phẳng lặng như bầu trời ngày không mây, đứng gió.
Phan Hoài Việt cảm thán:
- Chữ "Khổ" trong Phật Giáo thường không nhắc đến thế giới Duy Vật, mà là cõi Duy Tâm.
Chánh Pháp của Như Lai có thể chữa khỏi Tâm bệnh, nếu người mắc bịnh chịu thực hành theo lời chỉ dạy của Ngài.
- Tôi tự làm cho mình khổ tâm bằng cách suy nghĩ nhiều và biện luận quá mức, sanh ra chứng đau nửa đầu thì phải ráng mà chịu.
Tự nhiên Nghiệp do tôi gây ra mà bắt Đức Phật phải gánh giùm, nghe có vô lý không? Cũng như anh chơi đá banh vấp té làm gãy giò, mà bắt ông huấn luyện viên dìu anh cho đến khi anh lành lặn vậy.
Nghiệp ai, người đó trả.
Tâm ai, người đó tự xua đi mây mù.
Phan Hoài Việt lại đổi chủ đề:
- Ai mà nói câu "Bọn nói đạo lý thường sống không ra gì" cũng đang gián tiếp chửi lên đầu cha mẹ và ông bà của họ.
Đây là câu chụp mũ thường thấy của những kẻ khi rơi vào hoàn cảnh đuối lý, vô minh và không có tinh thần cầu tiến.
Gã văn sĩ điên bật cười:
- Thôi, tôi sợ mấy anh "đạo đức thật" lắm.
Mở miệng ra hết chín câu rưỡi là chửi thề, chuyện không đáng cũng chêm chữ tục tĩu, người không thân không thiết cũng bỗ bã nói tục.
Phan Hoài Việt mở nhạc nghe cho đỡ buồn tai.
Anh chỉnh âm lượng sao cho vừa đủ nghe, chứ không dám vặn lớn vì sợ làm phiền Châu Lợi.
Còn Trần Cảnh Chiêu thì tìm kiếm tin tức về vận động viên đua xe đã giải nghệ đặng xem coi Phá Vân thời trẻ ra răng.
Không đầy nửa giờ, anh đã lục lại được toàn bộ tài liệu liên quan tới vị Tăng sĩ có đôi mắt đa tình.
Quậy, tai tiếng và làm đủ trò lố là ba chữ gói gọn quãng đời trước năm ba mươi bảy của chú.
Nghe đâu tin đồn bị dương tính với HIV/S đã tàn phá sự nghiệp và danh tiếng của chú.
Dù đã trình giấy tờ chứng tỏ mình hoàn toàn khỏe mạnh, chú vẫn bị kỳ thị và hủy hợp đồng quảng cáo.
Nợ nần chồng chất, vợ sắp cưới hủy hôn, người thân từ mặt, chú thân sơ thất sở sống nửa điên nửa tỉnh ở chợ Bến Thành...!
- Phá Vân gặp tôi trong lúc ngồi dưới chân cầu chữ Y.
Hiền đệ xin tôi đồ ăn, rồi ngỏ ý Quy Y Tam Bảo.
Tôi lấy làm ngạc nhiên khi đệ ấy đã thích nghi với đời sống khất sĩ một cách dễ dàng, nhưng Thầy đã giảng giải cho tôi hiểu rằng Duyên tới thì Phật rước.
Trần Cảnh Chiêu tính mời Châu Lợi ăn ghẹ sấy, nhưng sực nhớ tới chuyện ông không ăn phi thời nên thôi.
Đặng Xương Tuyết giảng giải:
- Tăng sĩ phải giữ giới Bát Quan Trai.
Một trong số đó cấm nghe nhạc, xem hát, coi phim, kịch và các loại hình giải trí khác.
- Việc lấy Kinh phổ nhạc cũng đã bị Như Lai nhắc nhở.
- Châu Lợi mỉm miệng cười.
- Hãy tìm đọc Kinh Nikaya nếu muốn hiểu rõ hơn Phật Giáo Nguyên Thủy.
Nói xong, người Tăng sĩ đảm nhận chức huynh trưởng ấy trở về tịnh thất.
Đợi cho bóng hình ông khuất nẻo sau rặng cọ hoang, Phan Hoài Việt mới mở nhạc thật lớn.
Anh chọn bài "Mùa Xuân trên đỉnh bình yên" do Tuấn Ngọc ca, một sáng tác của nhạc sĩ Từ Công Phụng.
oOo
Marshall Tường đang cắt móng tay cho một cụ ông bị hen suyễn.
Ngoài chức vụ phụng sự Chúa, anh còn là một điều dưỡng viên làm việc tại viện dưỡng lão trên đường Lý Công Uẩn.
- Tường con.
- Dạ?
- Cho tía hỏi cái nghen?
Marshall Tường ngừng cắt móng tay cho cụ ông hen suyễn, anh đợi cụ ông ngồi ôm chân trên ghế lên tiếng.
- Có vợ chưa con?
Marshall Tường gãi đầu, cười hiền:
- Dạ chưa.
Ông cụ nghe thế liền bị "Nguyễn Du nhập", cứ "Được lời như mở tấm lòng" mà liến thoắng giới thiệu:
- Con gái tía hen, học giỏi dữ lắm, lại đẹp người đẹp nết, còn đang làm cho công ty nước ngoài, ta nói lương cao ngất ngưỡng hà con...!
Marshall Tường cúi mặt cắt móng tay cho cụ ông kia tiếp.
Anh không biết phải đối đáp sao trong tình huống này.
- Con là Mục sư mà, đâu phải Cha xứ.
- Răng mà ẻm hiểu con noái hỉ cụ?
- Trời, chớ lấy chồng nước ngoài cũng có hiểu chi đâu mà nhiều cặp vẫn sống khỏe ru và đầm ấm đó.
- Ôi chu choa mạ ơi, cụ coi con như người nước ngoài a?
Cả phòng cười rần rần.
- Huế phát âm hơi nghiêng về dấu nặng, đâm ra...!
- Nghe ông Duy Khánh, bà Hà Thanh hát và nói là biết ngay ấy mà.
Mà cũng ngộ ha, Năm Tường vô Nam đã lâu nhưng vẫn giữ rặt âm hưởng Cố Đô trong tiếng nói.
Anh nấu món Huế cũng ngon, mà hò lơ cũng hay.
- Bữa ni con chiên bánh khoái ăn với rau sống.
Còn bún bò tới túi mới ăn được vì hầm xương và gân khá lâu.
Mấy cụ thương, thông cảm giùm con nghen?
Marshall Tường thường ăn trưa trễ vì phải lo bữa ăn cho các cụ già.
Có nhiều cụ mắc bệnh đãng trí hoặc lú lẫn, đang ăn bỗng dưng nằm lăn ra đất khóc lóc như con nít ăn vạ; hỏi ra thì các cụ mếu máo méc miếng đồ ăn định gắp bị người bạn già nào đó lấy trước.
Cũng có cụ đương ăn thì lên tăng-xông hay bị nhồi máu cơ tim; và trong một số trường hợp, đó là bữa ăn cuối cùng của cuộc đời họ.
Cho nên anh phải ngồi canh từng người, đến nỗi bị đau bao tử và viêm loét dạ dày do ăn uống trật giờ giấc.
Đấng Christ đã vì nhân loại mà chịu khổ nạn, thì những việc anh đang làm có đáng là bao, bởi lẽ ấy mà anh không bao giờ kể lể và than cực với bất kỳ ai.
Một số cụ già ăn xong bữa trưa không chịu vô phòng ngủ, mà đòi Marshall Tường tổ chức buổi biểu diễn văn nghệ.
Tuy đã đói lả, nhưng anh vẫn gắng gượng chiều theo ý của các cụ.
- Yêu cầu không hát Thánh Ca.
- Hát cải lương đi con.
- Ôn muốn làm khó con hỉ? Người Huế mà hát cải lương ma mô nghe?
- Ôn với mấy đứa bạn già nghe.
Con nói sao chớ ôn thấy nhiều người Huế ca cải lương mùi lắm đa.
- Thôi đừng có làm khó thằng nhỏ.
Hát về Huế đi con.
Anh Năm Tường chống cằm cười thưa:
- Vậy con xin phép trình bày bản "Tôn Nữ còn buồn" của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng.
- Chà, ông Duy Khánh ca bài này hay dữ thần.
"Sau cơn mưa, trời vẫn thế
Sao em chưa nguôi biến loạn đầu Xuân
Trời gieo bão lụt giữa lòng, giữa lòng mùa Thu..."
Marshall Tường khép hờ mắt.
Anh xa Huế từ lúc mới lên năm tuổi, trời anh trôi dạt như cánh mây trời, rồi Chúa thương Chúa đưa anh đến với Hội Thánh, anh mới thôi kiếp sống cù bất cù bơ.
- Con hát xong rồi cụ.
Các cụ muốn nghe nữa thì con xin tiếp.
- Hát về Huệ đi cỏn.
- Cha này "dô diên".
Ghẹo thằng nhỏ hoài.
- Ngoài ghẹo bà với nó ra, tôi đâu dám ghẹo ai nữa.
- Hát về lính đi con...!
- Dạ, vậy con xin hát bài "Lối về đất Mẹ" của ca - nhạc sĩ Duy Khánh.
"...!Mẹ ơi, chỉ còn đất Mẹ mà thôi
Để con còn đi gìn giữ cho đời
Đã mang trong lòng kiếp con người
Phải thương nhau hoài chớ quên lời
Mong một ngày mai chan hòa đất Mẹ niềm vui..."
Rồi anh Năm Tường bỗng nhiên im bặt.
Đôi mắt anh ngân ngấn lệ sầu.
Nét buồn vương trên gương mặt thấm đẫm cảnh sắc Thần Kinh.
- Bao lâu rồi con chưa về Huế?
- Con còn ai mô mà về...!
Mới đó mà đồng hồ đã chỉ ba giờ.
Ca làm đã hết, Marshall Tường đi thăm hỏi và kiểm tra sức khỏe - tinh thần từng cụ già trước khi ra về.
Có một vài cụ khóc òa, một hai đòi giữ anh lại để cùng ăn tối chung.
Anh tính ở lại với các cụ, nhưng các bạn đồng khuyên anh nên về sớm nghỉ ngơi dưỡng sức, do đó mà anh đành phải khước từ lời mời của những cụ già ấy.
Anh lái chiếc xe hơi Honda mua trả góp năm năm đến tiệm mỳ Lam Ký ăn trưa.
Anh không rõ ông chủ tiệm mỳ này có thực sự là Cơ Đốc Nhân hay không, mà tuần nào cũng thấy anh ta đi Lễ.
Hỏi anh Hai thì ảnh nói đây là người ngoại đạo, đến nhà thờ chỉ để tìm hiểu về Kitô Giáo thôi.
Hội Thánh của anh luôn niềm nở đón chào người ngoại đạo tới nghe giảng và đặt câu hỏi về Chúa Thánh Thần, nên sáng Chúa Nhựt nào nhà thờ cũng hết ghế.
Các thầy và bọn anh muốn dẫn mọi người trở về với Chúa một cách tự nhiên và tự nguyện, chứ không phải dùng lời ngon ý ngọt hay viện dẫn những hứa hẹn bùi tai.
- Ông chủ, cho tôi một tô mỳ vịt tiềm và một chén hoành thánh tôm.
- Có ngay đây.
Lam Yên xỏ khuyên bên tai phải, trang phục lúc nào cũng là quần jeans và áo sơ-mi trắng, và đeo thêm cái tạp dề đen để tiện cho việc bếp núc.
Dáng người mảnh khảnh, yểu điệu thục nữ ấy đủ để làm chàng Mục sư "Huế thương" hiểu anh ta thuộc xu hướng tính dục nào.
Trong lúc chờ đợi phần ăn, Marshall Tường vừa dõi mắt nhìn ông chủ trung niên vừa nghe bản nhạc "Mất người yêu" do Ngọc Lan trình bày; bài gốc mang tên "La nave del olvido", còn lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy.
- Anh có người yêu chưa?
- Người yêu tôi hả? Lấy vợ rồi.
Bài hát "Người yêu nếu ra đi" do Ngọc Lan ca như nói thay ông chủ quán mỳ.
Đây là lời Việt do nhạc sĩ Phạm Duy đặt từ bài hát "Ne me quitter pas - Dont leave me" của nhạc sĩ Jacques Brel, nhạc sĩ Brel sáng tác tình khúc trên sau khi người yêu chia tay cụ; được rất nhiều ca sĩ trình bày như Tuấn Ngọc, Lâm Nhật Tiến, Nguyên Khang, Bằng Kiều, Cathy Huệ, Vy Vân,...!Bản Anh mang tên "If you go away" của nhạc sĩ Rod McKuen:
"Người yêu nếu ra đi
Một hôm nắng lên cao
Xin hãy mang đi theo cả mây trắng trong veo..."
- Những người giống tôi đều đã tự biết số kiếp của mình sẽ đơn côi và bị kỳ thị suốt đời...!
Marshall Tường cảm thấy khó xử, nên dời mắt sang ngắm bức tranh Mẫu Đơn - Công thêu bằng lối Chữ thập.
"...!Người yêu nếu ra đi
Người yêu sẽ ra đi
Xin Trái Đất lang thang đừng quay nữa nghe không?
Thấy vắt mỳ đã được, Lam Yên bèn vớt ra, rồi trút nó vào cái rổ.
Rồi bưng hoành thánh ra bàn của anh Năm Tường trong lúc đợi mỳ ráo nước.
- À, quên hỏi anh uống gì? Như mọi khi hả?
- Phải.
Lam Tuyết lẹ làng bưng lên một cái tẩy và một lon Sprite không đường.
Đợi thêm chừng mười phút nữa, tô mỳ vịt tiềm mới được dọn ra.
Một cái đùi vịt góc tư béo mẫm, ít cọng cải thìa và một vắt mỳ vàng ươm.
- Tôi có thể hỏi anh vài câu được không?
Lam Yên đẩy tô mỳ vịt tiềm về phía vị Mục sư Cố Đô, như ra hiệu cho anh ta im lặng.
- Cách đây khoảng chừng hai năm, anh Hai Nghĩa thường xuyên đến tiệm mỳ "Lam Ký".
Không hiểu sao mấy năm nay chẳng còn thấy ghé ăn hay mua về nữa.
- Anh rất có khiếu để làm thám tử đấy.
Nhưng thật đáng tiếc, có lẽ nguyên nhân là do bữa đó tôi nấu dở hoặc giả là anh ta bị bệnh nên ăn không cảm thấy ngon thành thử không ủng hộ quán của tôi nữa thôi.
Tạm biệt ông chủ tiệm mỳ "Lam Ký", Marshall Tường tới nhà nguyện mà Trương Vĩnh Đức và Nguyễn Trung Hiếu phụ trách; thỉnh thoảng anh Hai Nghĩa sẽ ghé qua đây để gặp gỡ Cơ Đốc Nhân theo lịch hẹn.
- Đồ ăn nì Ba Đức, Tư Hiếu.
- Oa, Năm Tường mua ở mô mà nghe mùi thơm dữ rứa?
- Anh thích nhại tôi lắm à, Tư Hiếu? Còn anh nữa, Ba Đức...!
Ba Đức che mặt cười rũ rượi một hồi, mới khống chế được cảm xúc mà kể lại chuyện xưa tích cũ:
- Anh làm tôi nhớ cái hồi anh mới vô Hội Thánh, anh đọc Kinh mà các Thầy tưởng anh nói giễu, phạt anh te tua xơ mướp luôn.
- Thương hai anh ghê luôn.
Túi ngày nhắc lại chuyện xưa tích cũ để chọc tôi.
Biết rứa nỏ có mua đồ ăn cho các anh mô.
Nhạc chuông điện thoại bàn bất ngờ vang lên, ấy là bài "Cuộc đời mãi vần xoay" do đôi ca sĩ hải ngoại Anh Dũng - Như Mai trình bày, một sáng tác của Linh mục Nguyễn Hùng Cường:
"Dưới bầu trời này mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời
Như trời đất bốn mùa, cuộc sống cứ thế mãi vần xoay..."
oOo
- Nhạc chuông của cô nghe quen tai quá.
Để tôi lục lại trí nhớ xem đã nghe ở đâu...!
Triệu Nhã Đình chống cằm đợi người tài xế trả lời.
Đi hết hai cung đường nữa, và còn cách nhà nhỏ bạn thân khoảng đâu một cây số, anh ta mới vỗ đùi đáp:
- "Phone" do Kelly Chen - Trần Tuệ Lâm trình bày.
Lời Việt mang tên "Tình còn phong ba" do Cát Tiên hát.
Triệu Nhã Đình yêu cầu anh tài xế lặp lại để mình lưu trong thanh tìm kiếm.
- Cô là người Trung Quốc?
- Không, tôi là người Hồng Kông.
Gặp lại cô bạn thân, Hồng Tuệ Yến mừng ra mặt.
Không có sự giúp đỡ của nhỏ, chắc em trai của cô đã bỏ mạng nơi đấy khách quê người.
- Trưa nay Yến đãi lẩu "Tom Yum"
- Mình hùn với Yến món cơm chiên trứng và cá hấp nghen?
Trương Huyền Dực đang vẽ tranh cho khách ở sau vườn.
Còn em trai Yến thì đang luyện đấm bốc với bao cát treo trên cây