TIÊN LỘ YÊN TRẦN
Nguyên tác: Quản Bình Triều.
Dịch thuật: Văn Đàn Việt Nam
Quyển 4: Du tiên nhất mộng đáo la phù.
-----o0o-----
Chương 77:Thần kiếm hốt lai, phi lạc nguyệt trung chi tuyết.
Sau khi gặp chưởng môn Linh Hư của Thượng Thanh cung, tham bái tượng tổ sư Tam Thanh, Tỉnh Ngôn cùng với Đường chủ tiền nhiệm của Tứ Hải đường bàn giao đơn giản một chút, thì chính thức nhậm chức, thu xếp ổn thỏa ở Thượng Thanh cung La Phù sơn.
Chỗ này còn thêm một lời. Vốn là, hôm đó Tỉnh Ngôn trên sơn đạo ngoài Bán Sơn đình, gặp nhân vật "Thần tiên" thần long thấy đầu không thấy đuôi, chính là người tiền nhiệm của y, Thanh Bách đạo trưởng!
Khi Tỉnh Ngôn kể với Thanh Bách tình hình lúc đó, Thanh Bách không khỏi bật cười khà khà, liền đem chuyện mình bị trẹo chân, nói với Tỉnh Ngôn. Nghe rõ nguyên ủy, thiếu niên cũng mắc cười, Linh Hư chưởng môn đứng bên cạnh, cũng không nhịn được cười.
Tứ Hải đường, chính là tục gia đệ tử đường của Thượng Thanh cung La Phù sơn, tọa lạc trên Thiên điểu nhai thuộc Bão Hà phong La Phù sơn. Nơi này cảnh sắc đẹp mà tĩnh mịch, tự hình thành một phong cách. Mấy gian nhà đá, tựa lưng vào vách núi. Trước nhà là một khuôn đá vuông vức, từng cụm tre xanh um chen chúc vây lấy bốn phía, ngăn cách với sự ồn ào từ thế tục.
Ở trong đó, đập vào mắt người là một màu xanh biếc, dội vào tai người là tiếng chim chóc ríu rít, thật như là nơi thế ngoại đào tiên!
Khối đá vuông rộng rãi trước Tứ Hải Đường, bên trái vẫn tựa vào vách núi, trên vách đá lồi lõm ấy, một dòng suối lạnh từ trong chảy ra, róc rách đổ xuống, bốn mùa không cạn. Trước khuôn đá có một tòa lương đình xinh xắn, viết tên "Tụ Vân đình". Dưới đình, là dốc núi cao và hiểm. Trên dốc núi dựng đứng đó, có rất nhiều tùng, tre, làm cho Thiên điểu nhai này bốn mùa nhuộm sắc xanh biếc. Ờ một chỗ khá bằng phẳng trong rừng tre, có một lối đi lát đá trắng, ngoằn ngoèo đổ xuống dưới núi.
Nếu dựa theo Phi Vân phong mà tả, Hoằng Pháp điện trên Bão Hà phong, chính đối với Phi Vân đỉnh, là mặt chính của Bão Hà phong. Còn Tứ Hải đường là mặt sau của nó. Trên đỉnh núi vô danh đối diện Thiên điểu nhai, trong đống loạn thạch treo một thác nước rộng lớn, thế nước ầm ầm, vang dội không ngớt. Ngồi trong căn nhà đá, nhìn qua song cửa là có thể thấy thác nước trắng xóa này.
Hai bên trước cửa căn nhà đá, có một đôi hạc đá thân thể uyển chuyển đứng đó. Đôi hạc đá này, không phải đơn thuần chỉ để trang trí. Nghe Thanh Bách đạo trưởng nói, nếu như Phi Vân đỉnh có chuyện triệu hoán, trong miệng đôi hạc đá này, sẽ có từng làn khói thoát ra, đồng thời còn phát ra tiếng kêu trong vắt.
Tuy căn nhà đá của Tứ Hải đường này đơn giản thô kệch, nhưng đối với Tỉnh Ngôn mà nói, đã là thập phần mãn ý. Hơn nữa, cảnh huống thanh tĩnh này, Tỉnh Ngôn xem ra, rất có khí khái thần tiên. Có thể ở nơi này, thiếu niên đã cảm thấy là phúc phận tu mấy đời của mình.
Sau khi Tỉnh Ngôn đến La Phù Sơn, lập tức nhậm chức Đường chủ Tứ Hải đường, mới dần dần hiểu được Đường chủ của tục gia đệ tử đường Thượng Thanh cung này, đại thể là chức trách như thế nào. Thì ra, cũng chẳng trách lão đạo Thanh Hà ở Nhiêu Châu đó, trước khi chia tay tặng cho y cuốn Phù lục kinh thư. Đường chủ Tứ Hải đường này, ở trong Thượng Thanh cung chỉ là một chức vụ nhàn nhã.
Không giống với Thiên Sư giáo, Thượng Thanh cung chú trọng thế ngoại thanh tu. Vì vậy, Thượng Thanh giáo đối với tục gia đệ tử đường, thì không mấy coi trọng. Một biểu hiện trực tiếp đó là, Tứ Hải đường tuy liệt vào một trong hai đường của Thượng Thanh giáo, nhưng toàn đường trên dưới lại chỉ có một người Đường chủ, cũng chẳng có chức vụ khác! Hơn nữa, về phương diện đạo hiệu của Đường chủ này, cũng hơi có chỗ khập khễnh.
Tuy thời này trong giáo môn thiên hạ, đạo hiệu sắp xếp theo bối phận không quá chú trọng, người tu đạo chỉ cần bản thân nguyện ý, vẫn có thể bảo lưu tên tục của mình. Nhưng trong Thượng Thanh cung, phàm là đầu não của quán, đường, toàn bộ đều phải có đạo hiệu. Chẳng hạn như, Linh Hư Tử của Thượng Thanh cung, Linh Đình Tử của Sùng Đức điện, Linh Chân Tử của Tử Vân điện, Thanh Vân Tử cỉa Thiện sự đường. Nhưng, Tỉnh Ngôn chậm chức Đường chủ Tứ Hải đường, lại là ngoại lệ duy nhất, không cần theo quy định chọn lấy một đạo hiệu. Tuy cao nhân tiền bối địa vị trong giáo càng siêu thoát, cũng thường không theo bối phận, tự nghĩ đạo hiệu cho mình, ví dụ như Quết Minh Tử trong Quan Thiên Các, nghe nói pháp lực vô cùng. Nhưng hiển nhiên, Đường chủ Tứ Hải đường, không hề thuộc dạng như thế.
Đương nhiên, có một thuyết pháp đó là, có thể thể hiện "Tục gia chi ý" như thế càng tốt. Rất rõ ràng, vị tiền nhiệm Đường chủ Lưu Tông Bách, hiện tại là Thanh Bách đạo trưởng của Hoằng Pháp điện, đối với quy định này, rất là không sảng khoái.
Hiện tại Tỉnh Ngôn đã biết, chức trách quan trọng nhất của Đường chủ Tứ Hải đường, chính là trông coi thật tốt danh sách đệ tử tục gia cất trong căn phòng nhỏ sau đường, cùng một vài kinh quyển có liên quan. Ngoài ra, còn phải thường xuống dưới La Phù Sơn, tuần tra điền sản của Thượng Thanh cung. Nhiệm vụ tuần tra ruộng đất này, cũng là một chức trách của Đường chủ Tứ Hải đường!
Chức trách trước, quả thật thực thi không có gì khó. Bởi vì căn phòng đá cất giữ danh sách, kinh quyển, chỉ có một cửa vào duy nhất, lại được cao nhân tiền bối trong giáo bố trí một tòa ngũ hành trận uy lực. Nếu như Tỉnh Ngôn không có lệnh bài Đường chủ làm bằng một chất gì đó không rõ, thì cũng không có cách mở cửa. Nếu như có người muốn dùng sức xông vào, thì rất có thể chịu thương tổn vĩnh viễn không thể bù đắp!
Bất quá, sau khi vị Thanh Bách đạo trưởng giới thiệu xong ngũ hành trận, không nhịn được lại càu nhàu một câu:
"Ai, có người đến trộm sao?"
Câu này tuy nói rất nhỏ, nhưng thiếu niên rất thính tai, nghe rõ từng chữ một.
Từ trong miệng của Thanh Bách lão đạo, Tỉnh Ngôn còn biết, "Tứ Hải đường" của y, xém chút nữa đã không còn tồn tại. Cách đây mấy năm, có vài vị đệ tử Thượng Thanh có bối phận khá cao, từng đề nghị với chưởng môn, muốn dẹp cái tục gia đệ tử đường không có công dụng này đi. Chỉ có điều, may mắn đó là, Thượng Thanh tứ tử trong giáo, đặc biệt là Linh Hư Tử và Linh Thành Tử, đối với kiến nghị này thật sự không xem trọng, cuối cùng lấy lý do Tứ Hải đường đã có lâu đời, mới bảo lưu lại được tục gia đệ tử đường này.
Bất quá, nghe khẩu khí của Thanh Bách thì hình như ông ta đối với việc "Tứ Hải đường" không thể bị triệt tiêu khi đó, hơi có chút tiếc nuối. Nhìn điệu bộ của ông ta, thiếu niên thật có chút hoài nghi, lão đạo trước mặt này, chính là một trong những người chủ sử đề nghị xóa bỏ đó...
Trong mấy ngày kế tiếp, Tỉnh Ngôn quả nhiên cảm thấy hết sức nhàn rỗi. Chỉ bất quá thiếu niên sơn dã này, lại không cảm thấy có chút buồn bực gì. So với lúc bôn ba kiếm sống ở phố chợ Nhiêu Châu trước đây, thiếu niên đã cảm thấy mỹ mãn rồi.
Hà huống, Đường chủ các đời trước y, cũng lưu lại không ít điển tịch đạo gia trong căn nhà đá này. Tỉnh Ngôn những lúc rảnh rỗi thì thường thường giở ra nghiên cứu. Thượng Thanh chưởng môn Linh Hư Tử, lần đó cũng từng khuyên bảo thiếu niên, nói y mới vào đạo môn, phải nghiên cứu mấy kinh nghĩa đạo gia cơ bản trước.
Nếu đổi lại là một thiếu niên phố chợ bình thường khác, chắc chắn sẽ phải trợn mắt lắc đầu, muốn hắn đọc mấy đạo gia điển tịch ngôn từ thâm ảo này, thật còn khó hơn lên trời. Nhưng hiện tại, mấy thứ làm khó người này, đối với Tỉnh Ngôn mà nói, lại là không thành vấn đề. Sự thực thì tuy bình thường vừa làm vừa học, nhưng thiếu niên so với đám đệ tử đồng môn của Quý lão tiên sinh, thì tài năng vượt trội hơn hẳn.
Tỉnh Ngôn chưa bao giờ thấy cảm kích cha mình như lúc này. Nếu không phải phụ thân năm đó trơ cái mặt già cầu xin Quý lão tiên sinh thu y làm đệ tử, thì hiện tại y quả thật không biết, phải làm thế nào để tiêu phí