Cô ba huyện cả buổi hôm ấy đúng là nổi bật hơn người, đem so với tài nữ Lưu Ly có khi còn có phần nhỉnh hơn.
Cứ xem cái cách thị làm cả sảnh đường cười đến bò lăn ra chiếu thì biết, cô gái này thật là thú vị! (câu nói thần thánh kinh điển kìa~)
Chỉ có thầy u thị là âm thầm vỗ đầu than khóc, dù ngoài mặt vẫn cười xòa cho có lệ. Người ta thấy thị thú vị thì đã sao? Thị là tiểu thư khuê các đấy, cũng không phải là con khỉ nuôi để mua vui trong nhà! Khiến người vui vẻ là một điều, làm cho người ta tôn sùng lại là một lẽ. Loại ca từ chợ búa như thế được tuôn ra từ miệng một cô ba nhà quan, cho dẫu ban đầu có hài hước như thế nào, về sau truyền ra ngoài lại chẳng trở thành trò vui cho người chế giễu? Thị rốt cục có đầu óc suy nghĩ hay không?
Trông đến mặt mày xán lạn chứa đầy tự hào của con gái khi nhìn quanh đám người cười bò, ông bà huyện chỉ còn nước thở dài ngán ngẩm.
Thấy tiếng cười đã phần vào vơi bớt, Thị Ly lúc bấy giờ đã thu hồi vẻ điềm đạm nhu hòa, mỉm cười một cách đoan trang mà rằng.
"Cô Ba đúng thật là một người thú vị, cậu trai nào sau này có thể đón cô về làm vợ quả là có phúc vô cùng."
Một lời thôi, dù không hề lớn tiếng, cũng đủ để những kẻ đang cười vang nín bặt, đặc biệt là các ông cả bà lớn có ý định cưới cô Ba về làm dâu nhà mình.
Ờ... cái thể loại này đem về nuôi làm cảnh mua vui thì được, làm dâu thì... có mà ra đường phải úp vung lên mặt à?
Ly rũ mắt cười lạnh trong lòng. Muốn ra vẻ đặc biệt mới lạ hơn người? Thị cũng không xem xem đây là thời đại nào. Bọn trẻ người non dạ đầu đặt dưới mông thấy thị thú vị thì đã sao? Trong cái xã hội lấy hiếu nghĩa làm đầu này thì ý tứ của các cụ mới là đáng kể. Cướp được chút hào quang hão, lại biến bản thân thành một trò hề, đúng là thứ xuyên không không não! Nhưng cô Ba Lý ngu như thế lại vừa hay giúp thị chặt đứt mối lo phía ông cả. Chờ khi tin tức đứa con dâu cả mà ông nhắm trúng hóa ra là một con dở người, thị xem xem ông có còn khăng khăng ép cậu Phát lấy ả nữa hay không!
Cô Ba Lý tuy lớ ngớ không hiểu hết ẩn ý sâu cay của mợ Ly, song ít nhiều cũng ngộ ra chút gì đó qua phản ứng của người xung quanh. Trong lòng nổi lửa, thị cố nặn ra một nụ cười hờ hững, ưỡn ngực đáp lời.
"Phúc đến cỡ nào cũng làm sao so với cậu Cả Phát, có một người vợ tài trí ngút giời như mợ Ly đây! Lễ thọ của thầy ta ai nấy đều hiến thơ hiến nhạc ca ngợi công ơn sinh thành, duy chỉ có mợ Ly là hơn người, tặng cả cho thầy ta một bài ca về gái điếm than thân trách phận!"
Xung quanh bắt đầu trỗi lên bàn tán râm ran, các cô các dì đưa mắt nhìn nhau đầy bỡ ngỡ và ái ngại. Vốn nghĩ ca từ ám chỉ thân phận nàng hầu của mợ Ly nhà Cả Trị, bây giờ cô Ba lại nói là gái phong trần...! Cơ mà là nàng hầu hay gái điếm cũng được, đều chẳng can hệ gì đến việc mừng thọ. Xem chừng, họ đã quá chìm đắm trong ca từ mà quên mất bản thân bài hát đặt trong hoàn cảnh thọ yến vốn không thích hợp. Các cụ bụng mang chút chữ thì càng cau có nhăn mày, cho là rượu vào lời ra nên tài năng thể hiện có chút không hợp với hoàn cảnh, nhưng đây lại là nói đến gái điếm...
Phút chốc, cả sảnh đường bỗng hóa trầm trọng.
Vũ vuốt ngực nhìn cảnh này mà chỉ cảm thấy khó thở vô cùng, ghé tai chồng hỏi nhỏ. "Hai cô ả này làm sao vậy? Đồng hương mà lại chẳng nhường nhau? Cứ tiếp tục đấu nhau thế này thì thật là... thật là..."
Dương kéo về phía mình đĩa hồng khô tẩm đường, nhướn một bên mày nhìn nàng thay nghi vấn.
"... thật là khiến em thích quá đi mất, ha ha ha...!" =))))))))))))))
Cậu phì cười, tay không tự chủ đưa lên véo nhẹ mũi vợ.
"Mợ cũng ác vừa thôi mợ Hai ạ...!"
"Thế cậu Hai đây thì hiền lắm chắc?" nàng vừa cười vừa gạt tay cậu ra, mắt liếc chồng đầy châm chọc. "Là ai vừa rồi biết cô Ba đang nhìn mình nên cố tình to giọng bóp méo ý nghĩa bài hát?"
Vẫn mỉm cười, Dương cúi thấp đầu, bình thản đáp thật khẽ. "Thế là ai biết rõ cô Ba đang nhìn mà chẳng hề cản tôi?"
Trong ánh đèn dầu vàng vọt lập lòe, kẻ mày qua, người mắt lại, không gian chẳng mấy chốc đã bao trùm lên đôi nam thanh nữ tú đang lườm nhau một loại cảm giác ăn ý không tả được thành lời. Nói dễ nghe thì như tiên có đôi, dễ nghe hơn nữa là quỷ có cặp.
Ngước mắt lên, cậu Hai Dương liền đụng ngay ánh nhìn lành lạnh của gã anh cả ruột thịt. Nâng ly rượu hất đầu với gã, Dương cố tình nhếch môi mỉm cười, cố tình lộ ra vẻ ngông nghênh đầy thách thức, chế giễu.
Bên kia liền gật đầu đáp lại, rất phong độ ngửa đầu uống cạn rượu trên tay.
Đứa trẻ này cũng không tệ - Dương nghĩ thầm - Rõ ràng là ghen đến nứt mắt, tức đến vỡ mật, lại vẫn còn sức lực bày ra bộ mặt ung dung lạnh lùng.
Đang lúc tình huống giữa cặp đôi Ly-Lý bị đẩy đến một ngõ cụt khó lòng cứu vãn, giọng cười sang sảng của ông giám Lương Đăng bỗng nhiên trỗi lên. Ông nghiêng người bá cổ ông huyện vừa nói vừa cười.
"Ông Tường này, ông bảo xem ngày xưa ông đã ăn trúng của quý gì mà lại sinh được một cô con gái thú vị dường này, ha ha ha...? Tôi là tôi thích nhất những người hài hước như thế đấy, khiến cho đầu óc thoải mái không thôi. Thôi thì ông chịu thiệt thòi, chia sẻ đứa con này cho tôi nhé...!"
Nói rồi không đợi ông huyện phản ứng, đã vội quay ngoắt sang cậu Cả nhà Nguyễn Hoài cười to.
"Cả vợ của cậu nữa cậu Phát, khí chất thật chẳng kém phu nhân nhà quan, tài mạo song toàn, tôi đây cũng rất mến. Chẳng biết nếu tôi nhận cô Ly làm con nuôi thì ông Trị có phật lòng chăng?"
Phát hơi giật mình trước đề nghị của vị quan hoạn, song rất nhanh chóng bình tâm, theo lễ đứng lên vái tạ. "Làm gì có ạ? Thầy con mừng còn không kịp."
Thế là, không khí buổi tiệc chẳng mấy chốc đã sôi nổi trở lại. Những người vừa rồi cảm thấy ái ngại trước lời nói và hành vi không đúng mực của hai cô gái, nay lại đâm ra hâm mộ vô cùng. Xem xem, thiếu sót thì đã sao? Dở người thì thế nào? Chỉ cần hợp ý quan to là một bước hóa công hóa phụng. Nói không chừng ở Đông Kinh người ta còn xem cái dở, cái thiếu ấy là hay ho nữa kìa. (Có mà mơ :v)
Vũ chống cằm, môi hơi bĩu.
"Cái ông quan này cũng thật biết phá bĩnh, tuồng đang hay mà chen ngang dọn dẹp sạch sẽ như thế."
Dương cũng gật đầu, tay cầm lấy miếng hồng khô tẩm đường cuối cùng bỏ tọt vào miệng. "Lấy được cái ơn cái nghĩa từ lão huyện và thầy chúng ta quan trọng thế sao?"
"Ấy, biết đâu người ta thật sự thưởng thức hai cô nàng, chứ không chỉ đơn thuần là muốn gieo ơn tạo lộc cho thầy u của... ơ mà anh ăn đồ ngọt gì mà lắm thế? Bị tiêu khát có ngày! Chẳng phải đĩa này là đĩa thứ hai rồi? Anh xem nguyên cái sảnh này có người đàn ông nào ăn nhiều đồ ngọt như anh không? Thật là mất hết phong độ nam nhi..."
Thấy vợ nhà vừa lúi húi phủi đường vụn khỏi áo cho mình vừa nhỏ giọng cằn nhằn, Dương đưa ngón cái vẫn còn dính đường vào miệng mút, đầu cúi xuống ghé sát mặt nàng, khóe môi hơi nhếch.
"Có nam nhi nào không hảo ngọt sao?"
Thế là ai đó chết trân trước cái dáng vẻ phong lưu bay bướm của đức ông chồng, xong rồi rất bình tĩnh đưa tay lên... bóp mũi cậu chàng.
"Sau này anh đừng có bừa bãi trưng cái bản mặt gợi tình này ra trước các cô các em đấy, kẻo không lại bị chúng nó đè ra sàm sỡ, sau phải ngửa đầu gào thét với giời tôi sợ đàn bà thêm chục năm nữa thì em có mà khóc thét."
"..."
Mặc cho vợ chồng nhà này kẻ say người tỉnh làm mấy chuyện linh tinh, ở phía bên kia đại sảnh vẫn còn rộn ràng việc ông giám Lương Đăng nhận hai đứa con nuôi cùng một lượt. Dưới sự đốc thúc của ông huyện, hai cô quỳ xuống lễ vị nghĩa phụ ba tuần chè thơm, ông Đăng lại gỡ nhẫn ngọc từ tay cho hai cô con gái gọi là quà ra mắt, toàn cảnh vô cùng đẹp đẽ hài hòa.
Lễ xong, ông Đăng lại lôi trong người ra một quyển sổ dày đặt trên bàn lớn, mắt đậm ý cười nhìn một lượt các cậu trẻ ngồi gần mình.
"Sẵn dịp tề tựu đầy đủ nhân tài cả cái Tây đạo, Đăng tôi có một việc muốn nhờ. Đây vốn dĩ là gia phả của thầy tôi để lại, không dám giấu chứ tôi cũng là con nuôi của người, được người thu dưỡng lúc mới vào hoàng cung hầu Trần đế."
Nói đến đây ông bỗng dừng lại, nhìn cuốn gia phả trầm mặc một lúc, đôi mắt nhạt màu nhuốm đậm nỗi niềm khó tỏ thành lời, buồn buồn cất giọng.
"Người là một vị hoạn quan thông thái nhất Đăng tôi từng biết, trí mưu đến cả bậc quyền thần cũng khó lòng bì kịp. Chỉ tiếc triều đình nhà Trần lúc đó bị bọn phương Bắc ảnh hưởng, đối với việc hoạn quan cầm quyền đã có phần nghi kỵ, cuối cùng phế chức hành khiển của người để nho sĩ lên thay, về sau để lại chốn hậu cung hầu hạ các bà. Người bệnh rồi thác lúc ở hậu viện Cung Thừa Hành, thọ tận hai mươi hai tuổi."
Lúc nói đến đây, đột nhiên mắt ông hơi lóe, bàn tay cũng chợt run lên. Đúng vậy, theo ghi chép thì hoạn quan Lương Trung "chết vì bệnh lạ," chỉ có đứa bé Lương Đăng mười tuổi