Tử Quải Ô Cung

Hồi 23


trước sau



Sáng hôm sau, khi trên bến sông bắt đầu náo nhiệt thì thuyền của Ngô Sương và Thích Nam Giao đã rời bến tiếp tục cuộc hành trình.



Thuyền đi qua Bất Ngữ Than, Bát Tiên Tử, Hoàng Thảo Dân, Triển Đao hạp và Hồn Môn quan, chặng đường rất nhiều ghềnh thác, sông hẹp nước xiết, hết sức nguy hiểm.



Sau đó mặt sông rộng dần tầm nhìn khoáng đạt, tâm trạng căng thẳng tan biến thay vào đó là cảm giác sảng khoái thanh thản.



Ngô Sương và Thích Nam Giao đang đứng nơi mũi thuyền ngắm cảnh, Ngô Sương chợt nhìn thấy lỗ thủng do Cát Thìn đã gây ra đêm qua bất giác nghĩ đến Khôi Phát Tử Mi Quế Nguyệt Hoa, càng nghĩ càng thắc mắc, không nén được cất tiếng hỏi :



- Sư muội chiếc hộp do Quế Nguyệt Hoa ném ra và rơi xuống sông trong ấy đựng gì vậy?



Thích Nam Giao nghe Ngô Sương hỏi đột ngột như vậy lại thấy chàng ngơ ngẩn suy tư, tính liến thoắng liền trỗi dậy, bèn kề tai Ngô Sương bông đùa nói :



- Sư huynh hãy đi mà hỏi Quế Nguyệt Hoa!



Ngô Sương ngẩn người rồi liền hiểu ra bất giác thẹn đỏ mặt hồi lâu chẳng thốt nên lời.



Thích Nam Giao thấy vậy lòng hết sức khoái trá. Song nghĩ lại thấy mình đã đùa quá đáng bèn lại cảm thấy hối hận áy náy.



Ngay khi ấy bỗng nghe tiếng bước chân vang khẽ lên sau lưng đang dần tiến đến gần rồi thì một giọng trong trẻo vang lên.



- Hai vị thức dậy sớm quá vậy.



Chính là tiếng nói của Quế Nguyệt Hoa, Ngô Sương đang hết sức hồi hộp chẳng rõ những lời nói vừa rồi mình nói bà ta có nghe thấy không?



Hai người quay lại nhìn Quế Nguyệt Hoa mỉm cười kể như thay cho câu trả lời.



Quế Nguyệt Hoa đi đến mũi thuyền đưa mắt nhìn dòng sông rồi lại xem xét tình hình hai bên bờ sau đó nhìn Ngô Sương hỏi :



- Tiểu huynh đệ quy tính tôn danh?



Thích Nam Giao biết tính Ngô Sương đôn hậu thật thà không bao giờ nói dối và lại thiếu kinh nghiệm giang hồ, trong hơn năm qua đã vang danh võ lâm trước mặt ma đầu này nên giấu diếm là hơn bèn tranh trước nói :



- Tiểu nữ họ Thích, đây là gia huynh!



Ngô Sương nghe nói vậy cũng ỡm ờ gật đầu cho qua.



Quế Nguyệt Hoa tấm tắc khen :



- Thật là đôi huynh muội tuấn mỹ phi phàm!



Đoạn bỗng hỏi :



- Trước kia hai vị từng đi qua con đường này bao giờ chưa?



Ngô Sương và Thích Nam Giao cùng lắc đầu.




Thích Nam Giao muốn tìm hiểu thêm về người đàn bà này bèn thừa cơ hỏi :



- Còn tôn giá thì sao?



Quế Nguyệt Hoa mỉm cười :



- Con đường này ngu tỷ đã đi qua hai lần rồi!



Đoạn cụp mắt xuống như nhớ lại dĩ vãng lẩm bẩm :



- Nhưng chuyện đó đã lâu lắm rồi!



Sau đó lại đưa mắt nhìn ra sông nói tiếp :



- Nước sông dài sóng sau xô sóng trước đời người mới thay người cũ già tàn lụi trẻ sinh sôi thời gian thật quá vô tình chẳng buông tha ai cả.



Tiếng nói mỗi lúc càng khó sau cùng không còn nghe rõ nữa.



Ngô Sương với Thích Nam Giao biết đó là những lời cảm khái trong đáy lòng bà ta, chỉ lắng nghe không lên tiếng quấy nhiễu.



Một hồi thật lâu, Quế Nguyệt Hoa bỗng cười gượng nói :



- Ngu tỷ đã nói đến đâu rồi nhỉ?



Đoạn lại đưa mắt nhìn ra xa nói tiếp :



- Chặng đường sắp tới còn nhiều cổ tích và thần thoại, đêm nay chúng ta sẽ nghỉ ở Phù Lăng nếu thuyền gia tranh thủ thời gian đi nhanh sáng hôm sau qua khỏi Miếu Môn hạp và Quán Âm than, đêm mai sẽ nghỉ lại ở thành Phong Đô.



Ngưng chốc lát lại cười ảo não nói :



- Nói thì nói vậy nhưng chúng ta vẫn chưa thoát khỏi thế lực của Cát gia và Viên gia... có lẽ sáng hôm nay khó mà tránh khỏi lại xảy ra xung đột.



Ngô Sương và Thích Nam Giao chỉ lặng lẽ nghe tuy lòng thầm toan tính cách ứng phó nhưng ngoài mặt không để lộ ra.



Quế Nguyệt Hoa như sực nhớ bèn cười hỏi lại :



- Tiểu muội muội đêm qua ngu thấy tiểu muội muội có chiếc cung đẹp quá.



Thích Nam Giao bị hỏi bất ngờ thoáng giật mình buột miệng nói :



- Từ lúc còn bé tiểu nữ đã thích dùng chiếc cung ấy để bắn chim, lớn lên vẫn hay dùng chơi nghịch chẳng có gì đặc biệt cả.



Quế Nguyệt Hoa hỏi lại :



- Chẳng hay lệnh sư là vị cao nhân nào vậy?



Thích Nam Giao cười cười :



- Chỉ do gia phụ thỉnh thoảng chỉ điểm cho chút ít ngoài ra không có vị cao nhân nào cả.



- Lệnh tôn là ai vậy?



- Gia phụ là Thích Can Thành rất ít khi đi lại trên giang hồ.



Thích Nam Giao liên kết họ với ngoại hiệu của phụ thân, khiến Quế Nguyệt Hoa chẳng tài nào nghĩ ra được.



Bà ta ngẫm nghĩ một hồi nhẹ gật đầu nói :



- Ườm! Hiệp khách kỳ nhân trong võ lâm đâu cần phải thường xuyên đi lại trên giang hồ.



Thích Nam Giao bởi muốn đền bù nỗi áy náy với Ngô Sương đồng thời cũng vì lòng hiếu kỳ của bản thân nàng bèn thừa cơ hỏi :



- Chiếc hộp gỗ đêm qua tôn giá đã ném xuống sông trong đó đựng báu vật gì mà lại khiến cho hai vị đương gia ở Bạch Long sơn này xem trọng như vậy?



Quế Nguyệt Hoa mắt nhìn phía trước chậm rãi nói :



- Đó là một cây thước vô cùng qúy giá.



Ngô Sương và Thích Nam Giao cùng nghe lòng trĩu nặng xuống nhưng Thích Nam Giao không chút lộ vẻ kinh ngạc mà lại bật cười ngặt nghẽo.



Chẳng những Ngô Sương kinh ngạc mà Quế Nguyệt Hoa cũng hết sức lấy làm lạ, bỗng nàng ngưng cười hỏi :



- Một cây thước? Chả lẽ là thước vàng thước ngọc? Mà dù là thước vàng thước ngọc thì đâu có gì quý báu bà không dối gạt chúng tôi chứ?



Quế Nguyệt Hoa nghiêm túc :



- Ngu tỷ không dối gạt tiểu muội đâu, đó là quả thật là một cây thước ngọc, nhưng so với thước ngọc thường quý báu hơn nhiều.



Thích Nam Giao vờ ngạc nhiên hỏi :



- Quý báu đến mức nào?



- Đến mức thành ngọc, núi ngọc không đổi được.



- Đó là thước ngọc gì?



- Cổ Luật Ngọc Xích!



Ngô Sương và Thích Nam Giao dù bình tĩnh đến mấy khi nghe cũng biến sắc mặt nhưng chỉ trong chớp mắt đã trở lại bình thường ngay.




Tuy vậy Quế Nguyệt Hoa cũng đã nhận thấy nhưng không nghi ngờ gì chỉ hỏi :



- Hai vị lấy làm lạ phải không?



Ngô Sương không đáp chỉ Thích Nam Giao lắc đầu nói :



- Vật quý trọng thế này hẳn là có được chẳng dễ.



Quế Nguyệt Hoa nhẹ gật đầu :



- Đó chính là nguyên nhân đã gây thù kết oán với Bạch Long sơn.



Dứt lời Quế Nguyệt Hoa ngưng chốc lát như để sắp xếp lại ý nghĩ lại mỉm cười nói :



- Sự đời rất khó lường trước được. Tục ngữ có câu: “Đi mòn giày sắt tìm không thấy khi gặp lại chẳng tốn chút công phu”. Cây thước ngọc này ngu tỷ có được hoàn toàn do ngẫu nhiên không phải tốn nhiều công sức.



Vẻ trầm ngâm nói tiếp :



- “Tháng trước vào một hôm chiều tối ngu tỷ có việc đi ngang qua miếu Bạch Mã ở huyện Nội Giang. Sau khi vào đến huyện thành, vừa định tìm một quán cơm ăn tối bỗng thấy một đám đông bu quanh trước cửa một tửu lâu. Khi đến gần xem thấy giữa đại sảnh có bày sẵn một bàn ăn thịnh soạn, trên bàn còn có hai thỏi bạc. Một hán tử áo quần lam lũ râu ria xồm xoàm đang nghênh ngang ngồi ăn uống như đã say khướt hai mắt giăng đầy tia máu đang kêu réo mang thêm thức ăn và rượu.



Hai điếm tiểu nhị đứng bên vâng dạ rối rít lăng xăng như đang hầu hạ một vị đại lão gia.



Cảnh tượng quái lạ một người đàn bà đã khiến mọi thực khách đều đưa mắt nhìn và những người đứng ngoài cửa cũng mỗi lúc một đông hơn.



Ngu tỷ biết người ấy y chính là Bi Cước Du Nhị một tên trộm khét tiếng giang hồ, tuy cách đã mười năm nhưng ngu tỷ thoáng nhìn là ngay. Tính khí y rất quái đản dù là lúc thật đắc ý hay thất vọng rất hay bày ra cảnh thối tha như vậy, có lẽ tự ăn mừng hay tự an ủi, có lẽ đó một tâm bệnh nhưng vì sao y lại thích làm như vậy, kẻ khác thật không sao hiểu nổi.



Ngu tỷ biết là y hẳn có vấn đề gì bèn trà trộn vào đám đông xem y định giở trò gì.



Quả nhiên lát sau thấy y nâng ly rượu trước mặt lên uống cạn sạch sau đó mắt hấp háy nhìn những thực khách khác rồi lại quay nhìn những thực khách khác, rồi quay lại nhìn đám đông ngoài cửa. Kẻ trộm vốn tinh mắt ngu tỷ liền quay mặt đi tuy vậy vẫn bị y chú ý, trố mắt ra nhìn ngu tỷ hồi lâu.



Cũng may là ngu tỷ điềm tĩnh không chút bối rối sau đó y trở lại bình thường lắc đầu lẩm bẩm :



- “Không phải y thị, không phải y thị, y thị nay hẳn đã già rồi”.



Kẻ khác đương nhiên là không hiểu y nói gì nhưng riêng ngu tỷ thì hiểu rất rõ.



Sau cùng y lại quay sang điếm tiểu nhị tay sờ vuốt hai thỏi bạc trên mặt bàn hất hàm hỏi :



- “Có gì ngon cứ mang hết ra đây lão tử cái gì khác không có chứ tiền bạc

thì chẳng thiếu”.



Ngưng chốc lát, lại nói :



- “Lão tử có vàng bạc cũng có tài bửu!”



Đoạn dùng tay vỗ nhẹ lên hai thỏi bạc :



- “Đây là vàng bạc!”



Rồi từ bên lưng lấy ra một chiếc hộp bóng loáng bằng gỗ đàn tím tay phải giơ lên tay trái vỗ vào hộp nói :



- “Đây là tài bửu!”



Sau đó cộp một tiếng đặt chiếc hộp lên bàn song tay vẫn cẩn thận đè lên một đầu nhìn điếm tửu nhị hất hàm hỏi :



- “Này tiểu tử bán cho ngươi một vạn lạng bạc đấy!”



Hai gã điếm tiểu nhị thảy đều bối rối cười ngớ ngẩn, không biết trả lời sao cho phải.



Du Nhị trừng mắt quát :



- “Hai ngươi mua nổi không?”



Hai gã điếm nhị vội cười giả lả đáp :



- “Chúng tiểu nhân mua không nổi!”



Mọi người thấy vậy liền cười ầm lên. Du Nhị tiện tay cầm chiếc hộp lên vừa định nhét vào lưng, đồng thời quét mắt nhìn quanh những thực khách lẩm bẩm :



- “Cũng may là tiểu tử này không mua nổi, không thì lão tử thiệt thòi to rồi!”



Ngay lúc ấy thừa lúc y khinh xuất ngu tỷ đã lướt tới đoạt lấy hộp gỗ trên tay y.



Sau một thoáng sững sờ y liền vung chưởng tấn công ngu tỷ, song ngu tỷ đã nhanh hơn điểm vào huyệt giao xung của y và nói :



- “Du Nhị chúng quân tử nhất ngôn, một vạn lạng bạc bổn nhân mua!”



Chưa dứt lời ngu tỷ đã ra đến ngoài cửa.



Chỉ nghe Du Nhị gầm lên giận dữ tiếp theo là tiếng bàn ghế đổ ngã và tiếng chén đĩa vỡ loảng xoảng, cùng với tiếng Du Nhị nói :



- “Quế... thì ra quả đúng là...”



Lúc bấy giờ ngu tỷ cũng không biết trong hộp là vật gì chẳng qua nhất thời cao hứng muốn làm cho gã cuồng phu đó xấu hổ trước mặt mọi người. Nào ngờ đi đến chỗ vắng mở ra xem thì ra đó là Cổ Luật Ngọc Xích”.



Nói đến đó, Quế Nguyệt Hoa đưa mắt nhìn Thích Nam Giao hỏi :



- Ngu tỷ bảo là có được không tốn chút công sức có đúng không nào?



Ngô Sương với Thích Nam Giao đang nghe đến say mê, nghe hỏi liền cùng gật đầu.




Quế Nguyệt Hoa lại nói tiếp :



- Gần đây nghe đồn là một người bạn của ngu tỷ đang lâm trọng bệnh nếu có được cây thước này hỗ trợ điều trị thì sẽ nhanh chóng khỏi bệnh hơn, vì vậy ngu tỷ rất quý trọng cây thước này.



Thích Nam Giao ngạc nhiên :



- Ồ dùng thước chữa bệnh không bị tổn hại sao?



Quế Nguyệt Hoa lắc đầu :



- Không bao giờ!



Thích Nam Giao nghe vậy liền yên tâm lại hỏi :



- Cây thước này thật ra là vật sở hữu của ai vậy?



- Điều ấy ngu tỷ không rõ chỉ nghe nói vật này xuất hiện hồi mười năm trước, sau đó không còn nghe ai đề cập đến nữa. Mãi đến khi ngu tỷ đoạt được từ trên tay Du Nhị mới tin là lời đồn không ngoa, còn Du Nhị đã có từ đâu thì ngu tỷ không biết.



Thích Nam Giao bỗng hỏi :



- Vật quý giá như vậy sao tôn giá lại đành lòng ném xuống sông?



Quế Nguyệt Hoa cười :



- Tiểu muội muội, ngu tỷ không bắn được nai thì đâu có thể để cho nai ăn cỏ!



- Vậy thì bệnh của quý hữu tính sao?



Quế Nguyệt Hoa khẽ thở dài :



- Đành phó thác cho số trời thôi!



Ngô Sương và Thích Nam Giao đưa mắt nhìn nhau, cũng nghĩ đến lời hứa của Phong Lôi Thần Chưởng Thạch Phong Vũ trước mồng tám tháng chạp sẽ vật quy nguyên chủ, e rằng ông ấy không thể nào thực hiện được nữa rồi.



Thuyền đi trên sông lớn phong cảnh hai bờ Tam Hiệp muôn hình muôn vẻ.



Trong những ngày qua Ngô Sương và Thích Nam Giao ngoại trừ cùng nhau nghiên luyện Phong Lôi tứ bảo thì chỉ ngắm cảnh và thỉnh thoảng nghe Quế Nguyệt Hoa kể về một số sự tích thắng cảnh hai bên bờ.



Ba người gần gũi nhau tuy chỉ mấy ngày nhưng tình cảm giữa họ đã tăng tiến rất nhiều.



Ngô Sương thật thà hiền hậu trước nay luôn cư xử bình đẳng với mọi người. Thích Nam Giao thông minh lanh lợi điềm đạm tế nhị, Quế Nguyệt Hoa lịch lãm võ lâm hiểu rõ sự gian trá trên giang hồ nhưng đối với đôi thiếu niên nam nữ này lòng qúy mến hơn hẳn đề phòng, con người đâu phải loài cỏ cây mấy ngày qua họ đã gần gũi nhau rất nhiều.



Quế Nguyệt Hoa tuy biết đôi nam nữ này hẳn rất có lai lịch nhưng bà ta không ngờ họ là truyền nhân của Hoa Hạ song tuyệt uy chấn võ lâm khi xưa và càng không ngờ chàng thiếu niên anh tuấn đã gần gũi trong mấy ngày qua lại chính là Ngô Sương một nhân vật vang danh giang hồ trong hơn năm qua.



Ngày thứ chín trời chưa tối thuyền đã tới phủ Quỳ Châu.



Ba người đang đứng nơi mũi thuyền Quế Nguyệt Hoa bèn nói :



- Đây là một thị trấn trọng yếu ven sông và cũng là cửa ngõ đầu tiên vào đất Thục nghe đâu trong làng có các cổ tích Vĩnh An cung Võ Hầu miếu, Đỗ Phủ Trạch và Thập Hiền đường. Mấy hôm nay chúng ta cùng ngồi trên thuyền xem nước chảy chưa được lên đất liền, nhân dịp này hãy vào trong thành giải khuây một phen.



Thích Nam Giao tính hiếu động, Ngô Sương thì sao cũng được.



Thế là ba người bèn dặn dò thuyền gia rồi cùng đi vào thành.



Thành nằm trên núi, có hình bậc cấp xoáy dẫn lên.



Vào đến trong thành người qua lại tấp nập hết sức náo nhiệt.



Thích Nam Giao nói :



- Thời gian đã không còn sớm, chúng ta tham quan nơi nào trước?



Quế Nguyệt Hoa tiếp lời :



- Đến Võ Hầu miếu trước sau đó đến Vĩnh An cung thế nào?



Ngô Sương và Thích Nam Giao vốn không có chủ ý bèn theo lời của Quế Nguyệt Hoa hỏi đường đến Võ Hầu miếu.



Thành núi ven sông vốn không được rộng lắm, Võ Hầu miếu lại ở trong thành chỉ rẽ qua mấy khúc quanh là đến.



Miếu tuy hùng vĩ nhưng lúc này trời đã gần hoàng hôn, rất ít du khách những hàng quán ở hai bên miếu cũng đang dọn dẹp chuẩn bị về nhà.



Ba người sau khi vào miếu đi thẳng vào chính điện, thấy trên khám thần nơi chính giữa là thờ tượng Chư Cát Võ Hầu với nho phục khăn xanh tay cầm quạt lông phong thái tao nhã hết sức sinh động.



Hai bên là tượng Quan Vũ, Trương Phi và Triệu Vân.



trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện