Thấy mẹ tôi không trả lời, tôi càng giống như phát điên:
- Mẹ trả lời đi, tiền này từ đâu ra hả? Mẹ đưa Bí Ngô cho họ để lấy tiền phải không? Mẹ bán con của con phải không? Mẹ trả lời đi.
- Bán… gì mà bán.
Người ta đưa tài liệu, đưa cả ảnh bố của Bí Ngô cho tao xem.
Cái Bí Ngô giống hệt bố nó, chẳng khác tý nào, muốn không tin cũng không được… Tao nghĩ nhà họ giàu thế thì chắc là không nói dối, họ muốn nhận cháu nên trả… à, cho họ dẫn Bí Ngô đi chơi.
Nói đến đây, mẹ tôi lại nhìn chòng chọc chỗ tiền ở trong tay tôi rồi lại nhìn gương mặt giàn giụa nước mắt của tôi, cau mày quát:
- Mày cứ xồn xồn lên làm gì, con cháu nhà họ, họ sao mà làm gì con bé được.
Bí Ngô nhận nhà nội kiểu gì cũng được sung sướng, mà mày nữa, kiểu gì mày cũng được hưởng lây với con mày.
- Mẹ đúng là quá đáng.
Mẹ chỉ biết đến tiền thôi, nó là con của con chứ không phải con của mẹ, mẹ không có quyền đưa nó cho ai cả.
Mẹ trả tiền đây cho con.
- Ơ cái con này… Mày từ từ xem nào, tiền này họ đưa để cảm ơn nuôi cháu nhà họ mấy năm nay, có phải tao bán gì con mày đâu.
- Như thế mà không phải bán à? Nếu hôm nay không tìm được con bé về thì mẹ cứ coi như không có con đi.
Mẹ cứ xem như con chết rồi, không có Bí Ngô nữa thì con sống làm gì.
Tôi điên cuồng gào lên, sau đó nhặt lấy từng cọc tiền nhét trở lại vào túi, quệt nước mắt rồi vội vàng phi ra khỏi nhà, lấy xe đạp điện rồi đi thẳng đến công ty Lạc Thành.
Tôi không biết nhà họ ở đâu, tôi chỉ biết gia đình họ điều hành tập đoàn Lạc Thành nên đến tìm.
Trên đường đến đó, tôi vừa đi vừa khóc, khóc vì sợ hãi và xa con một phần, khóc vì uất ức khi mẹ tôi không hỏi ý tôi đã tự ý giao con tôi cho người ta là một phần.
Dù gì Bí Ngô cũng là con gái của tôi, nó còn nhỏ và không thể xa tôi được, thế mà mẹ tôi lại nỡ đưa con bé cho những người xa lạ mà không buồn chờ tôi về.
Nếu sau này họ không trả lại Bí Ngô cho tôi nữa thì sao? Nếu tôi không được gặp con tôi nữa thì sao? Không có con tôi biết phải sống làm sao bây giờ?
Lúc tôi đến tập đoàn Lạc Thành, đứng bên dưới nhìn tòa nhà cao sừng sững trước mặt, cảm giác thân phận khác biệt giữa tôi và nhà nội Bí Ngô lại càng trở nên xa vời vợi.
Nhưng vì con, tôi không sợ gì hết, tôi dựng xe đạp điện một góc rồi xông vào sảnh, hỏi lễ tân:
- Chị cho tôi hỏi muốn gặp anh Huy thì phải đi đường nào?
- Xin lỗi, chị hỏi Huy nào ạ?
- Anh Huy, giám đốc điều hành công ty Lạc Thành.
- À, chị hỏi tổng giám đốc Huy ạ?
- Vâng, đúng rồi.
- Cho hỏi chị có hẹn trước không ạ?
- Tôi không có, nhưng tôi có việc gấp cần gặp anh ấy.
Nhờ chị thông báo với anh ấy giúp tôi là có mẹ của Trường An cần tìm.
Nhân viên lễ tân nhìn tôi từ đầu đến chân một lượt, ánh mắt không hẳn là chán ghét nhưng dường như đã quen với những người đến tìm kiểu này nên không cho tôi gặp, chỉ bảo:
- Xin lỗi chị, muốn gặp tổng giám đốc thì phải có lịch hẹn trước.
Anh Huy rất bận, hôm nay cũng không đến công ty, em sẽ nhắn lại với anh ấy sau ạ.
- Anh ấy không có ở đây ạ? Thế chị có biết địa chỉ nhà của anh ấy không? Nếu có thì cho tôi xin địa chỉ, tôi sẽ tự đến tìm.
- À… cái này em cũng không biết, địa chỉ nhà riêng của sếp thì nhân viên bọn em không có chị ạ.
- Thế chị có số điện thoại không, cho tôi xin số điện thoại của anh ấy.
- Cái này thì chắc cũng không được chị ạ, số điện thoại cá nhân của sếp thì bọn em không có quyền cung cấp.
Tôi biết sẽ không dễ dàng gặp được anh ta, nhưng không biết đi đâu về đâu để tìm con nên mới cố chấp tìm đến tận đây.
Bây giờ không có kết quả gì, tôi cũng chẳng biết phải làm sao cả.
Lúc ấy, hoang mang quá nên tôi định báo công an, thế nhưng lúc rút điện thoại ra lại bỗng nhiên nhớ đến tấm danh thiếp của luật sư Vinh.
May sao lục lọi trong túi xách vẫn còn giữ danh thiếp của anh ta, tôi vội vàng ấn điện thoại gọi một cuộc, dường như luật sư Vinh vẫn đang chờ cuộc điện thoại này của tôi nên chỉ hai hồi chuông đã nghe máy:
- Tôi nghe đây, chị Diệp Chi.
- Anh Vinh, tôi muốn gặp người nhà của anh Tuấn, cái anh Huy gì gì đó.
Anh giúp tôi được không? Tôi muốn gặp người nhà họ.
- Chị bình tĩnh, tôi đã nghe nói lại về chuyện của Trường An rồi.
Tạm thời cứ để bé gặp bố và tiếp xúc với nhà nội vài ngày để cho bé quen, đợi vài ngày nữa rồi tôi sẽ thử hỏi lại gia đình anh ấy xem thế nào.
- Nó là con tôi, nhà họ không có quyền bắt nó đi.
Anh bảo họ trả Bí Ngô cho tôi, nếu không trả thì tôi báo công an bọn họ bắt cóc con tôi.
- Không, đây không gọi là bắt cóc.
Gia đình bên nội đưa bé về chơi là quyền lợi chính đáng, với cả lúc đưa đi thì bà ngoại bé đã đồng ý rồi.
Chị có báo công an thì họ cũng sẽ không giải quyết.
Chị Chi, chị cứ nghe tôi, bình tĩnh đã.
Nghe anh ta nói thế, tôi lại càng thêm bất lực, ngay cả báo công an cũng không được nên bật khóc tức tưởi:
- Anh bảo họ trả con cho tôi đi, tôi không xa nó được.
Hoặc anh cho tôi địa chỉ nhà họ, tôi sẽ đến tận nơi nói chuyện với họ.
Con bé không có tôi thì không ngủ được, anh bảo họ trả con cho tôi đi.
Ở đầu dây bên kia, luật sư Vinh lặng lẽ thở dài một tiếng, dường như tôi có thể nghe được cả sự áy náy lẫn thương hại của anh ta:
- Bây giờ cả hai bên đều muốn có cháu bé, giằng co như thế người ở giữa là con gái chị sẽ rất dễ tổn thương.
Tôi nghĩ tạm thời cứ để Bí Ngô chơi ở bên nhà nội vài ngày, đợi có thời gian thích hợp, tôi sẽ thử nói với anh Huy xem sao.
- Anh Vinh, anh là luật sư, tôi có thể hỏi anh một chuyện được không?
- Vâng, chị cứ hỏi đi, tôi đang nghe đây.
- Tôi biết anh là luật sư của nhà bên ấy, nhưng tôi tin đạo đức nghề nghiệp của anh.
Nếu tôi muốn giành quyền nuôi con, liệu tòa án sẽ xét xử thế nào?
Anh ta im lặng vài giây, tôi cũng nín thở chờ đợi vài giây.
Lát sau, luật sư Vinh suy nghĩ đủ rồi mới chậm chạp nói:
- Nếu nói thật thì khả năng chị được nuôi con không cao.
Con gái chị đã trên 36 tháng tuổi, mẹ không còn được quyền ưu tiên nuôi dưỡng nữa, lúc này tòa án sẽ xét theo các điều kiện để quyết định việc ai là người nuôi bé.
Về điều kiện vật chất như ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập, chị bây giờ đang sống cùng mẹ đẻ ở một khu tập thể cũ, nhà 40m2, không thể đáp ứng tốt nhất cho bé.
Điều kiện về tinh thần như thời gian chăm sóc con, dạy dỗ giáo dục hay chơi với con, một người làm việc một ngày 12 tiếng thì tất nhiên cũng khó có thể làm được.
Trong khi bên nhà anh Tuấn thì lại có tất cả, dù bố bé có hôn mê nằm trên giường bệnh nhưng gia đình anh ấy thế nào thì không cần nói chắc chị cũng hiểu phải không? Tôi nghĩ khả năng chị được nuôi Bí Ngô không cao.
Mà đưa ra pháp luật thì rất phiền phức, để con gái chị lớn lên biết được việc bố mẹ nó tranh giành nhau tại tòa như thế, chắc hẳn cháu sẽ rất buồn.
Tôi nghĩ còn một số điều luật sư Vinh không thẳng thắn nói ra, ví dụ như việc gia đình Tuấn có tiền, có quyền, có thế lực, để giành được quyền nuôi con tôi đối với họ dễ như trở bàn tay, kể cả việc dù Tuấn có nằm liệt giường hay không.
Tôi biết, tôi hiểu rõ, vì tôi đã xác định không thể tranh giành được với họ nên mới vội vã muốn ôm con bỏ trốn như thế.
Thế nhưng cuối cùng vẫn chậm hơn gia đình anh ta một bước, bây giờ họ đưa Bí Ngô đi rồi, tôi biết phải làm sao đây?
Luật sư Vinh thấy tôi không đáp, lại tiếp tục nói:
- Chị Chi, chị còn trẻ, còn có tương lai, bây giờ có thể không cần nhưng sau này tôi nghĩ chị cũng sẽ cần có một người đàn ông khác để nương tựa.
Lúc ấy chị cũng khó mang theo Bí Ngô được, mà anh Tuấn bây giờ lại chỉ có một mình con bé.
Nó ở bên ấy sẽ được hưởng thụ môi trường sống tốt hơn, chị hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp nhất cho con.
- Anh đã làm bố chưa?
Anh ta có chút cứng miệng, nín thinh mất vài giây mới hắng giọng đáp:
- Tôi chưa.
- Thế thì anh không hiểu được đâu.
Anh đừng khuyên tôi.
Tôi chỉ cần anh cho tôi địa chỉ nhà nội của Bí Ngô, tôi sẽ tự tìm đến, hoặc là nếu anh giúp tôi gặp được con thì tôi biết ơn anh suốt đời.
- Xin lỗi… cái này là quyền riêng tư của gia đình anh Huy, chưa có sự đồng ý của anh ấy, tôi không thể giúp chị được.
- Tôi hiểu rồi.
Cảm ơn anh.
Nói xong, tôi hít sâu một hơi rồi tắt máy, cũng không về nhà mà cứ đứng ở ngoài tập đoàn Lạc Thành chờ đợi, dù biết rất khó để mình gặp được người đàn ông kia.
Tôi đợi đến nửa đêm, khi cả công ty tắt điện đi về hết, bảo vệ ra đuổi thì tôi mới đi về.
Lúc về đến nhà, mẹ tôi vẫn không nói gì nhưng bà áy náy nên mới làm một mâm cơm thật ngon cho tôi, liếc một bàn ăn toàn món tôi thích, tôi không thể nuốt nổi, cũng chẳng muốn mở miệng ra nói chuyện với mẹ nên đi thẳng về phòng.
Cả đêm hôm ấy tôi mất ngủ!
Tôi nhớ con nên khóc rất nhiều, cứ ôm chăn gối còn vương lại mùi thơm của con rồi lặng lẽ rơi nước mắt.
Tôi suy nghĩ về đầu tiên Bí Ngô xa mẹ, chắc hẳn nó sẽ rất nhớ tôi, tôi lo con ở với người lạ sẽ sợ rồi khóc, tôi lo nó không dám ăn đồ của nhà họ, tôi còn sợ Bí Ngô không có mẹ sẽ không chịu chơi...
Tóm lại, tôi nghĩ rất nhiều và lo lắng rất nhiều, nhưng tôi thực sự bất lực không thể làm được gì cả, thậm chí đến việc bố của con tôi là người như thế nào, có những mối quan hệ với ai, tôi cũng không biết.
Năm năm trước tôi không hề quen Tuấn, trước cái đêm bị cưỡng bức ấy, tôi thậm chí còn chưa gặp anh ta một lần.
Tôi vẫn còn nhớ rõ hôm ấy lớp tôi tổ chức một buổi liên hoan, cả bọn rủ nhau đi đến quán Bar uống rượu, sau đó tình cờ ngồi đối diện bàn của Tuấn, anh ta để mắt đến tôi nên cứ chốc chốc lại quay sang trêu chọc tôi.
Một người bạn của tôi thấy vậy mới ghé tai nói nhỏ:
- Ê mày, lão này là con trai thứ hai của tập đoàn Lạc Thành đấy, mà mày biết tập đoàn Lạc Thành thế nào không?
- Cái tòa nhà to to ngay đầu đường xxx đấy à?
- Chứ còn gì, mẹ, đại gia của đại gia đấy.
Lão ấy để mắt đến mày thì mày phải tranh thủ hốt ngay đi, bình thường gặp được ông này ở khu không dễ đâu.
Chắc là trở trời nên con nhà giàu mới tự nhiên nổi hứng muốn ngồi chung khu với dân đen, tạo cơ hội cho mày được gặp đấy chứ.
- Tao không thích mấy người thế này, không cùng đẳng cấp không nói chuyện được đâu.
Chịu thôi.
- Ơ hay, bao nhiêu con muốn được lão ấy tán mà không được, mày hôm nay vớ bở, được lão ấy để ý đến mà chả biết quý trọng cơ hội gì cả.
Mày mà tán được ông này nhé, mẹ, tiền tiêu không phải nghĩ, đồ hiệu các kiểu dùng sướng tay luôn.
- Thôi, tao nghèo quen rồi, giàu không chịu được.
Kệ đi, mày uống đi.
- Ui giời, đúng là con hâm.
- Thôi uống đi.
Sau đó, có mấy người bạn cùng lớp mời tôi một ly rượu hoa quả, hồi ấy tôi lơ ngơ không biết gì, từ nhỏ đến lớn chỉ biết học thôi nên không có nhiều kinh nghiệm sống, bị ép uống bốn, năm ly rượu liên tục, thậm chí còn uống nhầm cả một ly rượu “không bình thường” của người ta.
Uống xong ly rượu đó một lúc, tôi bắt đầu cảm thấy người mình không ổn nên lẳng lặng đi ra ngoài móc họng nôn, thế nhưng lúc lảo đảo từ nhà vệ sinh đi ra thì lại đụng mặt Tuấn ở ngay hành lang.
Tôi cố tỏ ra không để ý đến anh ta rồi đi thẳng qua rồi, thế nhưng lúc ngang qua nhau, anh ta đột nhiên lại đứng chắn trước mặt tôi:
- Này người đẹp, em tên Diệp Chi à?
- Vâng, sao thế ạ?
- Không sao, tại anh thấy em đẹp nên muốn làm quen thôi.
Em có thời gian không, anh mời em sang bàn anh, uống với bọn anh mấy ly.
- Xin lỗi, hôm nay tôi uống hơi nhiều rồi, bây giờ đang định về.
Cảm ơn lời mời của anh.
Nói xong câu này, tự nhiên tôi thấy mồm miệng tay chân trở nên bủn rủn, giống kiểu bị rút cạn sức lực một cách nhanh chóng, khiến tôi trở tay không kịp.
Tôi chếnh choáng muốn đổ sập xuống, tuy nhiên vừa mới nghiêng người thì Tuấn đã lao lại, ôm lấy eo tôi:
- Sao thế? Say quá nên đi không vững nữa à? Hay là để anh đưa em về nhé?
- Bỏ… tôi ra…
- Ôi say đến nỗi không nói được nên lời nữa rồi, bỏ gì mà bỏ.
Anh mà bỏ là em ngã thật đấy.
Đàn ông trong quán Bar này như hổ đói ấy, có khi lại lôi em vào nhà vệ sinh hãm hại em ấy chứ.
Để anh đưa em về, dù gì anh cũng là người tốt mà.
Tôi vùng vằng cố đẩy anh ta ra, nhưng tay chân không nghe lời, không thể nâng lên được.
Tuấn thấy tôi đã bắt đầu ngấm thuốc mới nhếch môi cười một cái, sau đó cúi xuống vác tôi lên vai đi thẳng ra bãi đỗ xe.
Ở quán Bar rất ồn ào, tôi kêu cứu một cách rất yếu ớt nên chẳng có ai buồn để tâm đến, hoặc cũng chẳng có ai nghe.
Khi Tuấn vác tôi đi xuyên qua một đoạn hành lang dài cũng có gặp vài người, nhưng bọn họ lại cùng hội với anh ta, hoặc là đã quen với việc "đại gia ôm gái đi mây mưa" rồi nên còn đùa:
- Anh Tuấn hôm nay nhặt được em hàng ngon thế.
Nhìn đang còn non lắm, non thế này thì anh nhớ nhẹ tay thôi đấy nhé,