Không phải ngay từ đầu, Trần Việt Dương đã có thể đạt mức siêu cấp nổi tiếng như hiện tại.
Trước khi debut, anh là thực tập sinh trong nhóm năm người, mười lăm tuổi bắt đầu gia nhập công ty, khi ấy anh nhạt nhẽo quắt queo như một cọng giá đỗ.
Khi ấy mắt anh vẫn chỉ là mắt một mí, mũi cũng không thẳng mà cằm cũng không nhỏ như bây giờ.
Khi đứng giữa một nhóm hai mươi người, anh chẳng có chút gì gọi là bắt mắt cả.
Lúc phỏng vấn, ban giám khảo hỏi sở trường của anh là gì.
Anh trả lời là nhảy.
Trong nhóm hai mươi mấy người thì phân nửa người có sở trường là nhảy, không phải nhảy kiểu Mỹ-Latinh thì cũng là nhảy hiphop. Thậm chí trong đó còn có hai người xuất thân là vũ công múa ballet, khí chất ngời ngời.
Phong cách nhảy của Trần Việt Dương lại khá đặc biệt.
Anh múa theo điệu dân ca cổ truyền.
Nhưng chẳng có mấy người biết anh múa bài dân ca nào.
——Anh múa điệu của Mông Cổ.
Thời điểm debut, nhóm tám người của anh ai nấy cũng đẹp đến mê hồn, mỗi người lại có vẻ đẹp của riêng mình.
Trần Việt Dương không phải thành viên lớn tuổi nhất, không được làm nhóm trưởng. Tuổi của anh cũng chẳng phải là nhỏ nhất nên cũng chẳng được làm maknae (*).
(*) Maknae ý chỉ em út, thành viên nhỏ tuổi nhất trong nhóm.
Khi đánh giá nhóm Trần Việt Dương, trước hết, bộ phận tiếp thị cần phải xác định vai trò của mỗi người trong nhóm.
Từ này trong giải trí Hàn Quốc hay được dùng là "main", trong nhóm, mỗi người có sở trường của riêng mình. Ví dụ như "main dancer" là người nhảy chính, "main vocal" đảm nhận vai hát chính hay "main rapper" đảm nhận rap.
Trần Việt Dương cảm thấy mình như là các bạn nhỏ học tiểu học, mỗi bạn nhỏ được một vai, để cho các bạn ai cũng vui.
Kết quả, đến lượt anh thì những "main" hay ho thì đều bị xí cả rồi.
Chỉ còn lại duy nhất "main sexy", đảm nhận vai trò gợi cảm.
Kể từ đó, quần áo lúc lên sân khấu của Trần Việt Dương chưa bao giờ "nguyên vẹn" cả.
Không phải thủng chỗ này thì kiểu gì cũng lỗ chỗ khác. Cái quần bò gần đây nhất mà tạo mẫu đưa cho anh mặc thì chỉ còn lại vỏn vẹn cái thắt lưng với gấu quần.
(*) Mạnh dạn đoán là kiểu quần này:
Khi vừa debut, khả năng tham gia vào các chương trình tạp kỹ của Trần Việt Dương không được tốt lắm, lần nào cũng bị đẩy tít ra sau. Lúc MC đưa micro cho anh thì anh cũng chẳng cầm được.
Có một lần, tham gia chương trình tạp kỹ, chơi trò "vẽ hình đoán chữ", đồng đội vẽ hình ra giấy, còn anh thì đoán thành ngữ.
Thành ngữ đó là "tưởng nhập phi phi"(*).
Trần Việt Dương đoán được, kích động gào lên: "Tưởng lộc phi phi!!!"
Toàn bộ mọi người đều cười ầm lên.
MC nói, ây dô, không ngờ Việt Dương lại không phân biệt được "R" với "L", đáng yêu quá đi.
Anh giành được toàn bộ sự chú ý, từ chân đến mang tai đều đỏ như tôm luộc.
(*) Như tui đã giải thích qua ở chương trước, 想鹿非非/ Xiǎng lù fēi fēi / tưởng lộc phi phi là đọc lái từ cụm 想入非非/ Xiǎngrùfēifēi / tưởng nhập phi phi. 想入非非 có nghĩa là mơ mộng hão huyền suy nghĩ vẩn vơ, nghĩ bậy nghĩ bạ, khác nhau cách phát âm khi đọc chệch chữ l và chữ r, /lù/ lộc (hươu nai) và /rù/ nhập (vào) (phát âm chữ l và chữ r trong tiếng Trung tương tự như tiếng Việt, chữ r trong tiếng Trung không có độ rung nhiều như chữ r trong tiếng Việt).
Tuy nhiên, đến khi bắt đầu nhảy, sự "trẩu tre" của anh hoàn toàn biến mất, tất cả những gì còn lại chính là sự quyến rũ như sóng biển cuộn trào, không hề bị kiềm chế. Từng động tác tay đến chân đều tựa như đang tỏa sáng.
Dù anh không phải là center, nhưng không một ai có thể rời tầm mắt ra khỏi anh cả.
Tựa như hai người hoàn toàn khác nhau.
Khi chương trình được phát sóng, Trần Việt Dương chiếm nhiều thời