Edit: Sa “Ngày hôm qua giống như nước chảy về đông, cách xa ta chẳng thể níu giữ.
Hôm nay càng thêm nhiều muộn phiền làm rối lòng ta.
Rút đao chém nước, nước càng chảy mạnh; nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu
Gió sớm mai phiêu bạt bốn phương.”
“Uyên ương hồ điệp mộng” là ca khúc cực kỳ thịnh hành vào những năm 90, khi đó bộ phim truyền hình “Bao Thanh Thiên” nổi tiếng khắp phố lớn ngõ nhỏ, cửa hàng băng đĩa là nơi mà giới trẻ thích ghé vào nhất, trên kệ đĩa ở nhà cũng toàn đĩa CD đầy đủ sắc màu. Họ có thể cắn răng nhịn đói mấy ngày để mua đầu đĩa, ai có máy nghe đĩa CD cầm tay thì người đó chắc chắn là người sành điệu nhất.
Trong nhà Thi Âm đến bây giờ vẫn còn một thùng to chứa đầy đĩa CD cũ.
Theo lời mẹ kể, món quà đầu tiên mà bố tặng mẹ là chiếc máy nghe đĩa CD cầm tay mới nhất thời bấy giờ, chiếc đĩa để sẵn trong ổ đĩa chính là bài hát này của Hoàng An.
“Xưa nay chỉ nghe tiếng người mới cười, nào có ai nghe được tiếng người cũ khóc.
Hai chữ ái tình quá đắng cay.”
Giọng nam đượm màu u sầu chầm chậm buông lơi những câu chữ phiền muộn, nghe sao cũng không giống như khúc ca mà chàng trai thổ lộ với cô gái, ấy vậy mà “Uyên ương hồ mộng điệp” lại là ca khúc ước hẹn của bố mẹ.
Thi Âm nghĩ chắc hẳn đó là ký ức rất lãng mạn.
Song, cô chọn biểu diễn ca khúc này không phải để giúp mẹ nhớ lại quãng đời trẻ trung tươi đẹp của bà, cô chỉ nghĩ nếu tiếp tục như bây giờ, sẽ có một ngày mẹ phải hối hận.
Con người không thể mãi mãi đắm chìm trong quá khứ, nhất là khi bạn đã kéo những người vô tội vào cuộc sống của mình. Có một số việc bạn càng trốn tránh thì càng khó quên, bạn càng không chạm vào thì vết thương càng khoét sâu, cho đến một ngày không thể nào khép lại.
Có lẽ đó không phải là mong muốn của mẹ nhưng quả thật mẹ đã làm liên lụy quá nhiều người. Thi Âm, Thi Ngạn, dượng Hà, thậm chí là Uy Uy mà mẹ yêu thương nhất đều giống như công cụ để mẹ quên đi người chồng đã khuất. Quá bất công.
***
Hôm đó, khoảng một tháng sau khi mẹ ra nước ngoài điều trị, vào ngày chủ nhật.
Thi Âm ngồi trên ban công mò mẫm chiếc máy ảnh của cô mà đã lâu không chạm tới. Thi Ngạn tò mò hỏi cô đang làm gì.
“Chị muốn ghi lại cuộc sống của mình.” Cô ngẫm nghĩ: “Là thế này, nếu một ngày nào đó chị đột ngột qua đời thì vẫn còn thứ để lại cho mọi người.”
Thiếu niên dở khóc dở cười: “Chị à…”
Ting ting ting. Cuộc gọi video đến từ bên kia đại dương cắt ngang lời cậu. Là mẹ gọi về. Hôm nay là chủ nhật, hai chị em được nghỉ nên mẹ mới gọi vào giờ này, có điều do lệch múi giờ nên chỉ nói đơn giản về cuộc sống gần đây thì đã đến giờ mẹ phải đi ngủ. Sau đó, hộ lý chuyên chăm sóc mẹ trao đổi với Thi Âm, ngay lập tức, Thi Âm đặt toàn bộ tâm tư lên bệnh tình của mẹ, không hề phát giác ra có gì kỳ lạ, mãi đến khi xem lại video trong máy ảnh, mới phát hiện hình như lâu lắm rồi mình không quan tâm tới em trai.
Trong video, cô đang nghe hộ lý kể lại tình trạng sức khỏe của mẹ, còn Thi Ngạn dựa vào lan can ban công, gương mặt lọt vào ống kính, chăm chú đọc quyển sách trong tay, vẻ mặt bình thản. Hộ lý nói dạo này tình trạng sức khỏe của mẹ không tốt lắm, hồi sáng đi ra ngoài hóng gió thì đột ngột ngất xỉu, bác sĩ điều trị chính cho bà nói cần phải tiến hành hóa trị liệu một thời gian nữa, vì vậy ngày phẫu thuật phải lùi lại hơn nửa tháng. Khi đó, thiếu niên đang cụp mắt đọc sách, tần số lật trang rất đều, vẻ mặt cũng rất chăm chú, sự quan tâm dành cho việc mẹ mình “đột ngột ngất xỉu” còn chẳng bằng một quyển sách. Ánh mắt của cậu rất lạnh nhạt, con ngươi cũng tĩnh lặng, không mảy may quan tâm, hệt như đang nghe một người xa lạ nào đó bị bệnh, khiến người ta kinh hoảng.
…
Sau đó vài hôm là ngày giỗ của bố.
Ra khỏi nghĩa trang, Thi Âm cúi đầu đá mấy viên sỏi, chợt hỏi cậu: “Tiểu Ngạn, em nghĩ gì về mẹ?”
Đối phương ngạc nhiên, nhíu mày.
Cô ngừng lại đôi chút, sau đó lấy điện thoại ra, cho cậu xem đoạn video ngày hôm đó, giọng nói khẽ khàng: “Có phải em hơi hận mẹ không?”
Hận…
“Bình thường thôi.”
“…”
Thiếu niên nở nụ cười hờ hững: “Chị yên tâm, em không hận mẹ đâu, thật đó. Mẹ đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái theo quy định của pháp luật, sau này em cũng sẽ chủ động gánh vác trách nhiệm phụng dưỡng mẹ, tuyệt đối sẽ không đùn đẩy.”
“… Chỉ là trách nhiệm theo luật pháp thôi ư?”
“Chẳng lẽ chị thấy em quá đáng lắm à?”
“Dĩ nhiên không phải.” Nữ sinh sắp xếp từ ngữ, “Chị hiểu em, cũng tuyệt đối không trách cứ gì em. Chị chỉ mong em đừng vì chuyện này mà làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Thi Ngạn, nếu em cảm thấy mệt mỏi, chị mong em chỉ xem mẹ chỉ là người dưng. Bất kể ra sao, em cũng đừng sầu não.”
“Em hiểu. Thật ra hồi nhỏ khi còn chưa hiểu chuyện, cũng có những lúc tâm trạng quá khích, nhưng bây giờ lớn rồi, cảm thấy thế này cũng tốt.” Thiếu niên chậm rãi bước đi, trong ánh mắt là sự chín chắn và bình thản không phù hợp với lứa tuổi: “Hơn nữa em còn có chị và ông bà nội, sau này cũng sẽ có vợ con của mình, xây dựng tổ ấm riêng, không cần thiết phải buồn bã vì một ngôi nhà khác.”
Dưới những áng mây u ám, cậu nở nụ cười:
“Đôi khi, em cảm thấy mình rất may mắn. Tuy mẹ nuôi nấng em theo nghĩa vụ nhưng nhờ vậy mà sau này em có thể phụng dưỡng mẹ theo trách nhiệm, hoàn toàn không có bất cứ gánh nặng nào.
Nhưng chị thì khác. Từ nhỏ đến lớn, mẹ áp đặt chị quá nhiều khiến chị mệt mỏi và khổ sở, nhưng vì tình cảm mà mẹ dành cho chị là thật nên chị phải gánh vác món nợ nhân tình này.
Chị, có đôi khi em nghĩ tại sao nhiều người lại dễ dàng đẻ ra một đứa trẻ thế nhỉ? Nuôi mà không dạy, vậy họ sinh đứa bé ra để làm gì?”
“…”
Thi Âm cụp mắt, im lặng, bởi vì trên góc độ của Thi Ngạn, quả thật mẹ đã “nuôi mà không dạy”.
Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với một con người.
Ví dụ như Thi Ngạn. Hồi bé, cậu rất hoạt bát và nghịch ngợm, nhưng càng lớn, bởi ảnh hưởng của gia đình, cậu dần trở nên kiệm lời, rất ghét và cũng không biết thể hiện tình cảm, luôn đề cao cảnh giác với người lạ. Người lớn thường khen cậu chín chắn, khen cậu không để bố mẹ phải lo lắng, nhưng trên thực tế, cậu đã mất hơn phân nửa bản tính sôi nổi của một đứa con trai đương tuổi dậy thì, cũng mất đi can đảm và năng lực thể hiện tình cảm.
Ví dụ như Thi Âm. Nguyên nhân rất lớn khiến cô thiếu cảm giác an toàn, vừa tự ti vừa phải ngụy trang cũng đến từ tâm trạng thay đổi thất thường của mẹ thuở còn thơ ấu.
Hoàn cảnh gia đình ảnh hưởng rất sâu sắc tới một người, hệt như dấu vết tuy được chôn sâu tận đáy lòng nhưng lại có thể bị phô bày qua mỗi cử chỉ.
Giống như Bùi Thời Khởi, vừa nhìn đã biết cậu sinh trưởng trong một gia đình hạnh phúc và tự do. Bố mẹ cậu hẳn là rất tôn trọng cậu, dạy cậu tư tưởng và nguyên tắc xử sự đúng đắn, thoải mái thể hiện tình yêu mà họ dành cho cậu, giúp cậu cảm thấy an toàn ngay từ khi mới ra đời cho tới lúc trưởng thành. Vì vậy, cậu không sợ thất bại, không lọc lừa, không nịnh bợ, sống phóng khoáng và tự tin, thậm chí cho dù bị đột ngột kêu tới giúp đỡ cô trong khi chưa chuẩn bị cái gì, cậu vẫn có thể thoải mái thể hiện một trăm phần trăm năng lực của mình.
Sải bước trên sân khấu, khóe môi khẽ nhướn, những ngón tay trôi chảy lướt trên phím đàn, tư thái còn tự tại hơn cả Thi Âm, hệt như cậu đã nói: Chỉ cần cậu đừng sợ, tiểu gia lợi hại lắm, không bể dĩa được đâu.
Thỉnh thoảng Thi Âm thầm nghĩ phải chăng con người này là người ngoài hành tinh mang số