(P/s: trước khi vào chương thì tác xin vài dòng.
Lúc đầu tác làm dàn ý xong truyện này cũng cảm xúc lắm, nghĩ rằng sẽ được mọi người đón nhận, ít nhất là về phần ý tưởng.
Còn về phần câu chữ thì đúng là tác có hơi ngáo vì dù sao tác đọc truyện convert từ những ngày cấp hai từ cái thời còn khủng hoảng kinh tế 2007 kia, cái văn phong nó nhiễm từ khi nào không hay.
Chuyện các bạn chê văn phong của tác thì tác nhận, tác cũng muốn viết thuần Việt lắm, nếu các bạn đọc kỷ thì rất nhiều chổ tác xổ P/s xin ý kiến góp ý.
Nhưng với ý tưởng thì tác vốn không hề lo lắng vì theo tác thì người Việt mình vốn yêu chuộng hòa bình và có lòng bao dung nhân hậu.
Tác vốn chỉ lo mấy ông cuồng văn hóa Trung Quốc lao vào công kích mình thôi.
Cuối cùng ai dè đăng được vài chap thì bị báo cáo là mình là ‘Việt gian’.
Tác phải gọi là rớt trái vãi cả ngỡ ngàng.
Xin hỏi các bạn có đọc kỷ và suy xét rõ không hay chỉ đơn thuần là ghét tác vì một mục đích cá nhân nào đó?
Nếu là vế trước thì xin đưa ra bằng chứng để tác xem xem mình lập luận sai chỗ nào để các bạn hiểu lầm.
Nếu là vế sau thì thôi, tùy các bạn.
Giải thích về lập trường của tác ở cuối chương, tránh phiền lòng những bạn đọc không liên quan vụ này)
Khắp nơi trời hiện sát cơ
Tâm ngay lòng thẳng đánh cờ cùng ‘Thiên’
Trong lòng nổi sóng ưu phiền
Gặp cơn gió nhẹ thì điên cái đầu
Âm thanh dõng dạc rõ to mang theo nét đặc sắc của vùng kinh kỳ vang lên giữa điện các kim loan:
“Khởi bẩm bệ hạ!
Nghe nói cuối Hạ, Thương, Chu, yêu nghiệt vào triều, mê hoặc cửu ngũ,
Sử chép cuối Hạ, Thương, Chu, thiên tai điềm gỡ đâu đâu cũng có,
Vậy nên cuối Hạ, Thương, Chu, nước chẵng phải nước, vua chẵng phải vua,
Lấy cổ xét nay, Tần, Hán giao thế, Tân Mãng chen ngang đều có loạn tượng báo trước,
Vừa rồi,
Giữa trưa có chó quỷ ăn mặt trời, mười bốn châu người người hoảng sợ!
Hà Nam địa long quay đầu, Lạc Dương rung chuyển, cung điện lung lay, kinh hãi toàn triều!
Hà Đông thủy long loạn động, Hoàng Hà lệch dòng, lũ lụt quét ngang, dìm ngập ngàn dặm!
Đây là điềm báo yêu nghiệt họa loạn triều cương vậy!
Cần mau chóng tìm ra kẻ tác nghiệt, đem tru diệt, nếu không vận Hán nguy rồi!
Quận Trần Lưu, huyện Kỷ huyện lệnh dâng sớ báo,
Ban ngày xuất hiện gà ác hóa tinh bới mộ tìm xác người mà ăn, thân nhân của người chết liên tục gặp chuyện chẵng lành
Ban đêm có tiếng chó hoang hú lớn mê loạn tâm thần người sống, những người nghe phải đều bị tà ám nửa đêm nhập mộng đi đường
Có người đến báo, lúc nhá nhem tối thường thấy khói đen bốc lên, tra tìm địa điểm thì chính là
Thái Gia Tổ Trạch!
…”
Thái Ung nghe đến đây không giữ được bình tĩnh nữa, chen ngang:
“Xin hỏi Dương đại nhân!
Những lời này có bằng chứng sao?”
Người được gọi là Dương đại nhân nhếch môi cong hài hước nhưng không trả lời, bởi vì rất nhanh liền có một khẩu âm Duyện châu thay hắn ‘giải trình’:
“Bẩm bệ hạ!
Dương đại nhân trung thành cẩn cẩn, phục vụ hai triều, làm việc chưa từng có sai sót, nên mới được bệ hạ ủy nhiệm giao cho trọng trách lớn!
Nghi ngờ Dương đại nhân chính là nghi ngờ bệ hạ vậy, nghi ngờ tiên đế vậy!”
Lại có một âm giọng Trung Nguyên khác vang lên, lần này là Từ Châu:
“Bẩm bệ hạ!
Bệ hạ là đương kim minh quân, từ cổ minh quân đều rộng lượng, trong nghị triều mọi việc nghi hoặc đều có thể bàn bạc!
Song cũng phải giảng thứ tự trước sau, giữ lấy lễ nghĩa quân thần, không thể cậy sủng mà kiêu!
Kẻ dám chen ngang người khác chính là cố tình gây xích mích, chia rẽ quân thần, khi quân vậy!”
Lại một người ra khỏi hàng cất tiếng nói, lần này là giọng Hà Bắc:
“Bẩm bệ hạ!
Thần nghe Dương đại nhân bẩm tấu, đôi lúc có chút nghi hoặc.
Nhưng thiết nghị bệ hạ thánh minh, trong triều chư vị đại nhân đều là người thông tuệ.
Nếu như có vấn đề gì, đợi Dương đại nhân bẩm tấu xong, lại bàn bạc tìm ra cách giải quyết.
Thế nhưng Thái đại nhân giữa chừng chen ngang, xem chừng có điều lo sợ”
Lại tiếp tục có đủ các loại khẩu âm của Trung Nguyên khác vang lên, duy chỉ không có khẩu âm quận Nhữ Nam, Dự Châu.
Ngoại trừ một cái âm giọng có nguồn gốc từ U Châu đang phải một mình độc chiến, còn lại đều là hùa nhau công kích Thái Ung, người đã vã mồ hôi im lặng mất hồn.
Lư Thực mặc dù là con nhà võ kiêm đại nho, nhưng mãnh hổ khó địch bầy chó dữ, bại thua liên tiếp, chỉ còn ỷ vào mình giọng khỏe, gân cổ cãi.
Bọn kia được thế không tha người, bắt đầu gắp lửa từ Thái Ung sang Lư Thực, thêu dệt nên điềm xấu nơi Trác Quận.
Ngoài ngàn dặm Đông Bắc, một vị thiếu niên tai to, tay dài đang ngồi đan giày đột nhiên thấy lạnh tóc gáy không rõ vì sao.
“Thôi!
Có đủ hay không?!”
Đến lượt Lưu Hoành không giữ được bình tĩnh.
Cũng bình thường, hắn lúc nào mà chẵng lộ ra một bộ ngu ngốc càn quấy, các quan xem mãi nên quen rồi.
Chỉ có những người nãy giờ lo nghĩ cho Thái Ung nhưng không dám mở miệng thì tâm càng chìm hẵn.
Lư Thực mặt lộ hoảng sợ đan xen căm hận, cố chấp nói:
“Bệ hạ …”
“Trẫm nói đủ!”
Lưu Hoành lấy tay xoa trán, vuốt mũi, cũng không biết là nhức đầu thật hay chỉ là không dám nhìn mặt hai người mà hắn vẫn gọi là ‘ái khanh’ mấy nay:
“Truyền lệnh, Thái Ung hành sự có điều khuất tất.
Nên điều tra.
Mọi việc do Dương Cầu và Tào Tiết làm chủ, phối hợp tiến hành, không được sai xót”
“Thần/ bề tôi tuân lệnh bệ hạ!”
Thái Ung nghe vậy hai chân không vững đã muốn ngã xuống đất, Lư Thực tức giận nói:
“Bệ hạ, việc này do Dương Cầu bẩm tấu, sao có thể do Dương Cầu điều tra?!”
“Ngươi chất vấn trẫm!!!?”
Lư Thực nhìn trực diện Lưu Hoành, trong mắt hắn toát ra vẻ hoảng hốt: “Đây thật là vị ‘minh quân’ mà mình và Thái sư huynh vẫn cho là có thể ‘trung hưng Hán thất’ sao?”.
Lư Thực nhắm mắt cuối đầu hành lễ, đau khổ thống thiết:
“Bệ hạ! Thần không có ý đó!
Thần chỉ là cảm thấy việc này nếu có liên quan tới chuyện mồ mã, miếu đường, vậy nên do Tư Đồ Lưu Lân điều tra.
Vừa lúc, Tư Đồ đại nhân mới nhậm chức, cũng có thể ra sức vì bệ hạ, thành lập đầu công trạng!”
Lưu Hoành đối với phản ứng của Lư Thực rất là bực mình, cảm thấy mình để Tào Tiết chen ngang một tay là đã rất chiếu cố Thái Ung rồi, ‘cuồng tặc họ Lư’ còn muốn được voi đòi tiên.
Nhưng vừa rồi qua kẽ ngón tay bắt gặp ánh mắt hoảng sợ của ‘Lư ái khanh’, lại thêm âm giọng vang khỏe mà đau đớn u u trong tai, Lưu Hoành lại bổng cảm thấy mình có hơi quá:
“Uhm! Nếu vậy thì làm phiền Tư Đồ đại nhân cũng đi Trần Lưu một phen,
Tiện đường thay trẫm bái phỏng Trần Vương”
“Thần Lưu Lân lĩnh mệnh!”
Lưu Lân cũng là một trong những người thuộc phe ủng hộ Thái Ung nhưng không dám nói.
Nói cho đúng là chỉ có người thẳng tính không sợ gãy như Lư Thực mới dám buông lời, bởi ai không biết tất cả những sự việc nãy giờ đều là do Nhữ Nam Viên thị một tay chủ đạo.
Nhìn lại một chút, tất cả các thế lực Trung Nguyên đều xúm lại vây công Thái Ung, duy chỉ có Nhữ Nam đứng ngây ra như tượng, không nói không năng.
Cái đức hạnh này ai không biết!
Giả vờ không liên quan, ném đá giấu tay đã đạt đến mức độ lô hỏa thuần thanh, đăng phong tạo cực, để cho ai cũng biết nhưng không ai nói được.
“Haizz! Nhà họ Viên! Nghĩ đến cũng có một phần là do ta”
Nghĩ thế, Lưu Lân liền quyết tâm phải tỉ mỉ, cẩn thận tra xét, tuyệt đối không để có người hãm hại Thái Ung.
Nguồn cơn sự việc phải truy tố tới mấy trăm năm trước, Đổng Trọng Thư đưa thuyết ‘thiên mệnh’ vào nho kinh, khiến cho việc Lưu thị nắm đại quyền trở thành điều tất nhiên, có lý, có cứ:
Cao Tổ chém bạch xà khởi nghĩa là Ý Của Trời, diệt Tần bại Sở, thống nhất thiên hạ cũng là Ý Của Trời,
Con cháu họ Lưu giữ ngôi thiên tử là Ý Của Trời, muôn dân trăm họ đều phải phục tùng cũng là Ý Của Trời,
Nếu như thuận theo Ý Của Trời thì điềm lành ban phước, mọi người ấm no hạnh phúc, hưởng cảnh thái bình
Nếu như trái với Ý Của Trời thì tai họa khắp nơi, mọi người phải chịu cảnh loạn ly như thời chiến quốc.
Vậy nên tất cả thiên tai, điềm xấu đều không thể do thiên tử, hoặc ít nhất là không thể do một cái còn đang nắm quyền thiên tử tới gánh chịu.
Nói chung là nhất quyết không thể để cho cái chức danh ‘thiên tử’ trở thành nguồn cơn của tai họa!
Thiên tử có thể bị yêu nhân gian nịnh mê hoặc, có thể trầm mê tửu sắc, có thể chuyên quyền độc đoán, có thể ngu độn ám nhược, có thể bị cường thần bắt nạt làm vua bù nhìn, vân vân.
Nhưng tuyệt đối không thể là nguyên nhân của thiên tai, dị tượng, của trời phạt!
Bởi nếu như thiên tử là nguồn cơn của thiên tai dị tượng, thì học thuyết ‘thiên mệnh’ sẽ sụp đổ, ‘thiên mệnh tại Hán’ trở thành câu nói xuông, Lưu thị sẽ mất đi dân tâm từ trong tư tưởng, nho giáo cũng sẽ bị đánh rát mặt!
Thế gia cũng không muốn thấy việc này, bọn họ có thể chủ động gây loạn nhưng không muốn bị động nhập loạn thế.
Hơn nữa, thiên mệnh tại Lưu thì mới có thể thiện nhượng cho họ, nếu như không tại Lưu vậy liền vô cùng phiền phức!
Thế nhưng thiên tai chính là quy luật tự nhiên, làm sao có thể bởi vì minh quân hôn quân, hiền thần gian thần, thế gia học thuyết mà thay đổi.
Thế là Hán triều liền xuất hiện một cái quy tắc ‘nửa nạc nửa mỡ’ bất thành văn nhưng triều vua nào cũng áp dụng.
Đổ Tội!
Đương nhiên, động đất, đại hồng thủy, nhật thực, nguyệt thực, vân vân, đều chí ít ảnh hưởng tới mấy trăm ngàn người, thậm chí mấy triệu người, thì phải chọn người nào có chức vị cao, danh vọng lớn tới đổ tội, chứ không thể đem việc lớn đổ tội cho một cái tiểu quan, tiểu lại được.
Thế là quy tắc ‘có điềm thì thay Tam Công’, hay chính xác là ‘đổ tội cho Tam Công’ liền ra đời!
Tam Công từ thời Chu đã có, là ba chức vị trọng yếu, đứng đầu bách quan trong triều, thường thường đều do người có đức cao vọng trọng, lão luyện quan trường nhiều năm đảm nhiệm.
Tuy vậy, quyền lực thực tế của Tam Công ở thời Hán lại không lớn, thua xa những chức vị đặc biệt như Thừa Tướng, Thái Sư, Quốc Sư, Đại Tướng Quân, Nhiếp Chính, Tiết Chế, Đại Đô Đốc.
Thái Úy nói là quan võ đứng đầu, nhưng không có binh quyền trực tiếp, không có quyền tự lập quan phủ, dưới trướng chẵng có một ai, cho dù là Binh gia cự tử Tôn Vũ sống lại gặp cảnh này cũng phải quỳ.
Tư Đồ nói là quán xuyến tất cả những việc lễ nghi, cúng kiếng, tư tưởng, tuyên truyền, nghe vô cùng thanh cao nhưng nôm na chỉ là cái sai vặt, có dịp đặc biệt mới có việc làm, bình thường ngồi không.
Tư Không càng thảm hại, chức quan coi quản ruộng đất và dân sự, nghe thì có thực quyền nhưng kỳ thực là động chạm tới quyền lợi chức trách của các bên, rồi lại không có quyền trực tiếp ra lệnh cho người có liên quan, mà đều phải thông qua hoàng đế, thành ra chỉ có hai con đường là cấu kết hoặc làm bù nhìn.
Cho nên Tam Công bình thường không quản việc gì, chỉ là tiếng nói nơi triều nghị xem như lớn, mọi người đều phải nể mặt, dễ dàng cất nhắc nâng đỡ người khác, kết thiện duyên.
Danh vọng càng lớn thì người chịu ơn mình càng nhiều, thậm chí còn có người bởi vậy mà cầu Tam Công cho chữ hoặc nhận làm học trò ‘ký danh’, môn sinh học trò trãi rộng khắp thiên hạ.
Bởi vì đặc điểm của Tam Công, nên thường thường chỉ có những người đã lớn tuổi, cần nghỉ ngơi nhiều, ít khi quản việc thực hiện chi tiết, mới sẽ đảm nhiệm ba cái chức này.
Đối với người bình thường mà nói, đây chính là ghế dưỡng lão trước khi về hưu hoàn toàn.
Đối với thế gia vọng tộc, đây lại là con đường mở rộng uy danh và ảnh hưởng cho gia tộc mình.
Ví dụ như Dự Châu Nhữ Nam Viên thị và Tư Lệ Hoằng Nông Dương thị, đều có bốn đời người đảm nhiệm qua Tam Công, người xưng ‘Tứ Thế Tam Công’, uy vọng hiển hách, môn sinh cố lại, đứng đầu thế gia Trung Nguyên.
Người thường đối với việc bị đổ tội bãi chức cũng chỉ xem như về hưu thôi, không có tác hại gì.
Thế gia đối với việc này cũng không quá xem trọng, dù sao thì lần tiếp theo có dị tượng lại tới phiên mình lên, tiện thể tăng thêm ‘một thế’ vào trước chữ ‘Tam Công’.
Danh lớn chức cao nhưng không có thực quyền, không ảnh hưởng triều chính vận hành, người đương nhiệm cũng không có bất mãn gì với việc bị thay, thế là việc đổi Tam Công cũng trở thành chuyện thường ngày ở Hán triều.
Đặc biệt là từ khi mạt thế hiện lên, thiên tai nhân họa xảy ra nhiều, Tam Công càng là thay đổi xoành xoạch, 3-4 năm một đời.
Vừa rồi, ban ngày xuất hiện Nhật Thực, bóng đêm chớp mắt che phủ mấy châu, trước đó Thái Úy và Tư Không đã đổi qua, lần này đến phiên Tư Đồ ‘lên dĩa’.
Viên Phùng cũng không có gì bất ngờ, liền thuận thể đi xuống, để cho Tông Chính Lưu Lân lên thay, Lưu Ngu lại thay Lưu Lân làm Tông Chính.
Tông Chính là chức quan coi giữ gia đình hoàng tộc của Lưu Thị, nôm na là ngồi ngắm gia phả của họ Lưu, thường thường đều do những ‘người già’ trong gia tộc họ Lưu đảm nhiệm.
Công việc bình thường cũng không nhiều, lúc đột xuất mới có chút chuyện làm, ví dụ như tra xét xem một anh đan giày bán dép nào đó có phải là hoàng thân quốc thích hay không.
Thế là vừa vặn đặc biệt trở thành ‘cây cầu quá độ’, dùng để thay thế các vị Tam Công có xuất thân thế gia lớn như Viên Phùng khi không có ứng viên phù hợp, tránh làm mích lòng thế gia.
Dù sao thì cũng là ‘danh môn vọng tộc’, đều cảm thấy:
“Ta có thể vui vẻ xuống chức vì đại cục.
Nhưng chức vị Tam Công tuyệt đối không thể do những kẻ danh nhỏ, tài mọn, hàn môn, man di ngồi được”
Nôm na là “Chớ có tìm mấy đứa ất ơ tới thay ta, làm bẫn danh hiệu Tam Công.
Nếu không ta sẽ bực mình.
Ta bực mình liền có chuyện!”
Sự thực cũng là như thế, vì để kế hoạch ‘trung hưng Hán thất’ có thể thực hiện tốt hơn, Lưu Hoành nhân dịp bãi bỏ Tư Đồ Viên Phùng, liên đánh ý muốn đưa Thái Ung lên thay, lý do ngoài miệng là Thái Ung có danh vọng lớn, là đại học sĩ, blah blốp một đống lớn.
Đáng tiếc, không vòng qua được sự cố chấp của thế gia!
Nhà họ Thái ở Trần Lưu quá yêu nhược, chỉ có thể tính là hàn môn.
Thái Ung tuy có một nửa dòng máu viên thị, nhưng Viên lão phu nhân đã mất từ lâu, mà hai đứa học trò cưng của Thái Ung tại lần trước Trung Thu Văn Hội đem ‘mặt mũi’ Viên thị vỗ đến giờ còn đau rát.
Thế là Lưu Hoành có thể nghĩ ra bao nhiêu lý do ủng hộ Thái Ung thì thế gia đều tìm được cách bác bỏ đồng thời ‘tự chế’ ra những lý do để hạ thấp Thái Ung nhiều không kém.
Càng ác ôn là tại triều hội hôm nay, Hoằng Nông Dương Cầu liên xuất lĩnh thế gia liên thủ hạch sách Thái Ung, muốn dồn vào chỗ chết.
Việc này quá bất ngờ, Lưu Hoành chưa từng nghĩ thế gia phản ứng lớn như vậy.
Lúc đề cử Thái Ung, hắn cũng là lấy thăm dò làm chủ yếu, đem ngựa sống làm ngựa chết đến thử một phen mà thôi, cuối cùng thì hắn vẫn xuống nước để Lưu Lân lên làm Tư Đồ, vậy mà mới qua vài ngày thế gia liền muốn đem Thái Ung giết tế cờ.
Lưu Hoành cảm thấy thế gia đang nhằm vào hắn, chèn ép thế lực của hắn, cản trở nghiệp lớn ‘trung hưng Hán thất’ của hắn, Thái Ung chỉ là xui xẻo bị đem ra để hù dọa hắn thôi.
Tuy vậy, hắn sẽ không để Thái Ung chết, Thái Ung còn hữu dụng, rất nhiều vấn đề trong ‘Trung Hưng Kế Hoạch’ cần Thái Ung đến hỗ trợ.
Cho nên Lưu Hoành để Tào Tiết tham gia điều tra, chen ngang một tay, tránh cho thế gia ngụy tạo chứng cứ.
Đó cũng là câu trả lời của Lưu Hoành khi Lư Thực cầu kiến vào chiều hôm đó sau khi bãi triều.
Chỉ là Lư Thực luôn cảm thấy âu lo trong lòng, một phần là vì biểu hiện của Lưu Hoành để hắn có chút thất vọng, một phần là vì hắn cảm thấy Tào Tiết không đúng, chỉ là không biết không đúng chỗ nào.
Nửa tháng ngày hè nắng rực trời, dân chúng hai vùng ven bờ Hoàng Hà khổ không thể tả, năm ngoái tuyết lớn may được mùa, ngỡ rằng có thể sống an ấm hồi lâu nên nhiều người liền bạo gan mua sắm một phen.
Ai ngờ vừa qua năm thì trước là động đất sau là lũ lụt, bao nhiêu tài sản đều tan nát không còn, mùa màng thất bát không nói, bây giờ mới vào hè được hơn mười ngày liền nắng gắt như lửa đổ xuống trần, tiếng kêu oán than đầy đất, át cả tiếng sóng Hoàng hà.
Dân chúng bởi vì không được ăn học, đối với quỷ thần thì kính sợ vô cùng, bởi vậy nên lời đồn tràn lan khắp miền Tư, Ký, Duyện, Thanh.
“Lão bá, lão ca!
Các ngươi nghe thấy chưa, năm nay xảy ra tai họa lớn chính là do Thái Ung làm điều quấy, trời phạt yêu nghiệt.
Triều đình đã ra lệnh tra xét, Thái Ung rất nhanh liền phải bị tử hình”
Trong một quán nước ven đường, một thanh niên áo vãi nhem nhuốc, mặt trắng mắt sáng hướng về ông lão râu bạc và nam trung niên râu quai nói ngồi bàn bên cạnh nói.
Ông lão quay đầu lại, cười nói:
“Ngươi nói Thái Ung có phải là tác giả của ‘cày đồng đang buổi ban trưa’?”
Thanh niên nhanh nhảu đáp:
“Chính là hắn!”
Sau đó lại xua tay cười khinh bỉ:
“Có điều bài ca kia không phải do hắn làm.
Là con trai của Chu Thái Úy làm.
Thái Ung cố ý rãi lời đồn giành công học trò mà thôi.”
Ông lão không đáp nhưng người trung niên lại nổi giận, tròn mắt quát lớn, tiếng tựa như chuông:
“Thôi đi ngươi!
Ngươi là tay sai của gia tộc nào?
Dám nói xấu Thái tiên sinh”
Thanh niên bị tiếng kêu oang oang ong cả đầu làm cho hết hồn, vội vàng đáp:
“Ta cũng chỉ là nghe đồn.
Ta vốn chỉ là nông hộ gần đây thôi, các ngươi là cướp … là người ở đâu đến mà không biết ta?”
Lời nói càng nói càng nhỏ, đợi đến chữ ‘ta’ thì người đã ở ngoài mấy chục mét, rất nhanh liền đi mất hút.
Người trung niên râu quai nón bực mình nói:
“Lũ đê tiện! Chỉ biết đặt điều nói xấu người.
Vậy mà còn có người tin bọn chúng.
Haizz!
Thế đạo này, người như Thái tiên sinh lại còn bị vu hảm.
Quả nhiên là trời xanh đã chết”
Ông lão đối diện mới nói:
“Cho nên trời vàng nổi lên”
Nam trung niên nghe vậy nhìn ông lão, ông lão cũng nhìn nam trung niên, hai người cười vang:
“Hahaha!”
Từ