Cảm ơn các bạn đã ủng hộ!
Cảm ơn hai đề cử mới của Koser Arima!
Đu tiên mới dựng năm nay
Cô nào hay hát kì này hát lên
Tháng ba nô nức hội đền
Nhớ ngày giỗ Tổ bốn nghìn năm nay
Dạo xem phong cảnh trời mây
Lô, Ðà, Tam Ðảo cũng quay đầu về
Khắp nơi con cháu ba kì
Kẻ đi cầu phúc, người đi cầu tài
Sở cầu như ý ai ơi
Xin rằng nhớ lấy mồng mười tháng ba
- Ca dao Việt Nam
Gió tiết xuân năm nay đã thổi quá nửa mùa mà không khí hân hoan nô nức vẫn chưa lắng xuống,
Ngược lại, nhiệt khí ấm áp tình người ấy vẫn vang vọng trong từng hơi thở dịu mát của núi sông, đi vào từng thôn làng phố bản, rừng cây khe suối.
Trên khắp các nẽo đường bộ đường sông đường núi của 9 quận Giao Châu, lũ lượt từng bầy già trẻ gái trai nối đuôi nhau hướng về ngọn Nghĩa Lĩnh, huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ.
Khác với hình ảnh tảo mộ đạp thanh ở phương trời Trung Nguyên lúc này,
Khung cảnh nơi đây không có những sắc màu rực rỡ xanh đỏ tím vàng của quần áo mới, cũng không có những hương khói nghi ngút mâm cao cổ đầy của lễ vật,
Chỉ có những tấm lòng thành kính, nhớ ơn cảm nghĩa sâu sắc dành cho tổ tiên, cùng những tiếng cười tiếng ca phát ra từ sự sảng khoái vui tươi chưa từng có.
Đã thật lâu, đất Âu Lạc chưa có một kỳ giỗ tổ tràn trề sức sống đến vậy!
Chân núi Nghĩa Lĩnh uốn quanh một dãi lụa hồng gấp nếp sóng lượn, ấy là sông Nhị.
Từ nơi sông núi gặp nhau đi xuống tây nam vài chục dặm là nơi sông Nhị tách ra thành nhánh sông Đà.
Bằng cách tách nhánh sẽ dòng như vậy, sông Nhị đã sản sinh ra hàng cơ số phụ lưu, phân lưu, đem phù sa màu mở ban phát khắp ngàn dặm đồng bằng chiêm trũng Lạc Việt.
Cho nên nếu nói Nghĩa Lĩnh là núi cha, là nơi tôn thờ những người cha của tộc Việt, các Hùng,
Thì dòng sông Nhị chính là sông mẹ, mẹ của trăm sông, mẹ của vạn nhà, mẹ của văn minh tộc ta.
Lúc này một đoàn thuyền lớn vừa rời khỏi nhánh sông con, nhập vào dòng sông mẹ, tiếp tục hướng mũi thuyền về thượng nguồn.
Nói là thuyền lớn chứ kỳ thực cũng chỉ là lớn với xứ này thôi, dân Việt còn nghèo, nào đâu có tiên đóng tàu bạc vạn, buồm căng mấy trượng.
Thuyền này hầu như chỉ chở người, các thứ nhu yếu phẩm đều là thông qua tiếp tế bổ sung dọc đường đi, ví dụ như nước, chính là trực tiếp quăng gáo xuống sông múc lên.
Một thiếu niên đang tựa vào mạn thuyền, bưng bát nước ấm ngắm nhìn trời mây, tâm trạng ra chiều suy tư lắm, sóng lớn đánh bọt nước văng cả vào bát cũng không biết.
“Công tử làm gì mà thừ người ra thế?
Nước sông bắn cả vào bát nước rồi.
Thôi đổ đi, để ta lấy nước mới nấu cho công tử”
Thiếu niên nghe vậy lắc đầu từ chối rồi dốc bát vào miệng uống một hơi cạn sạch, không rơi một giọt.
Sáu quái nhìn Hoàng Hùng làm vậy thì gấp:
“Công tử làm gì vậy?
Ngài sống ở phương Bắc lâu, không quen thủy thổ nơi đây.
Phải uống nước nấu mới an toàn”
Hoàng Hùng mỉm cười nói:
“Không có việc gì.
Các huynh trưởng chớ lo,
Đệ không sao đâu.
Các huynh đừng quên,
Đệ tính ra cũng miễn cưỡng có thể xưng một tiếng y sư.
Cái chiêu nấu nước khử ‘bẩn’ này cũng là có công của đệ trong đó nha”
Thực ra là vì thiên phú trời ban thôi chứ gặp những người phương Bắc khác thì không mắc bệnh nặng cũng sẽ đau bụng tiết tả, cho dù là nhà đồng phát minh của ‘chiêu nấu nước’, Trương Cơ, cũng không dám chơi như Hoàng Hùng.
Nếu không phải vậy thì quân đội của Mã Viện ngày trước đã sớm ngang dọc khắp hệ thống sông Nhị rồi, làm gì còn có bây giờ Nghĩa Lĩnh, suối Mường, Khuất Lão nữa.
Có điều rồi đây thì thủy quân của người Việt cũng sẽ hùng cường chẵng kém gì, thậm chí vượt qua thủy quân Hán.
Quân ta sẽ đóng được những chiến hạm to lớn vứng chãi, trang bị khí giới tối tân, cưỡi trên sóng lớn của biển Đông, chém nát thuyền giặc tài ngoài khơi xa, không cho chúng bất kỳ một cơ hội nào để thọc sâu vào trung tâm, phá hoại sự bình yên của hậu phương ta.
Ấy là bởi tiến trình mậu dịch, liên minh, hợp tác của phát triển giữa các tộc Bách Việt và giữa 4 châu Giao, Kinh, Dương, Ích, đang được đẩy mạnh một cách hết sức thuận lợi.
Đoàn thuyền mà bọn Hoàng Hùng đang đi nhờ là của hội đồng Môn Lang cung cấp cho sứ giả của hội đồng.
Nhiệm vụ của sứ giả lần này không chỉ là để đại diện cho hội đồng để tham dự lễ giổ tổ,
Mà còn thay mặt hội đồng bàn chuyện hợp tác mậu dịch giữa các Lang đạo và động Khuất Lão, hay nói rộng ra là giữa khối Môn Việt và khối Nam Việt,
Thậm chí, nếu việc này thành công tốt đẹp, thì chỉ có phụ sứ trở về báo tin cho hội đồng, còn chánh sứ sẽ tiếp tục đi cùng nhóm Hoàng Hùng, để giao lưu gặp gỡ và mở rộng khối giao thương với các cộng đồng Bách Việt khác.
“Đến!”
Lê Tư đưa tay về hướng phía trước bên trái.
Chỉ thấy xa xa có một ngọn đồi lớn nhấp nhô từng đụn, cây mọc um tùm như vạn quân đứng gác.
Nếu Hoàng Hùng có thể bay lên trời để nhìn nhìn xuống từ trên cao, thì ngọn đồi ấy trông tựa như một ‘đài sen’ vậy.
Sườn đồi chia ra nhiều hướng thoải xuống mấy dặm chen lẫn sắc màu hoa cỏ, là những ‘cánh sen’ nở rộ vừa bảo bọc ‘đài sen’, vừa đón ánh mặt trời.
Còn ‘cuống sen’ chính là một con dốc nhỏ xanh rì cây lá thành hàng thẳng tắp, nối đồi ‘hoa sen’ với núi rừng bạt ngàn phía sau chính là ‘đầm nước màu ngọc bích’, màu sắc quen thuộc của những đầm sen.
Đồi ấy gọi là gò Bồng, chính là nơi có động Khuất Lão, trụ sở của cộng đồng Nam Việt, cũng là mục đích đầu tiên của chuyến đi lần này.
Chớ nhìn khoảng cách tới sông Nhị khá gần mà cho rằng quân Hán dễ dàng tới được đây.
Quanh gò là một đầm phá rộng bao quát mười phương bốn bề, chính là tường chắn thiên nhiên ngăn cản bước tiến của kẻ địch.
Mà từ bờ sông Nhị đến đầm ấy còn phải vượt qua một dãi đất chiêm trũng lầy lội bùn đất không thể lái thuyền thẳng qua được.
Quân Hán ngày trước cũng từng muốn đánh vào đây đấy chứ, chúng dùng thuyền lớn bơi ngược dòng sông Nhị, tại ven đường những nơi hiểm trở bị quân ta du kích chặn đánh, đến nơi đây đã tinh bì lực tẫn, nhìn thấy bùn đất lầy lội, đầm nước mênh mông, thì thoái chí cả.
Tướng Hán do thám điều tra, biết được có con dốc nhỏ nối thẳng gò Bồng với mảnh rừng phía Tây, thế là chỉ huy quân tốt vòng qua đầm đi đường rừng tới công.
Thế nhưng con dốc đã nhỏ lại hiểm trở, mà đánh du kích rừng núi thì quân Hán sao đánh lại dân ta,
Huống hồ bọn họ gây chiến bất nghĩa, lính lác không sĩ khí, đâu muốn bỏ mạng vì quan trên,
Còn dũng sĩ Nam Việt thì quyết hy sinh tính mạng để bảo vệ truyền thừa của dân tộc.
Thế là ‘đường hẹp gặp nhau dũng giả thắng’!
Thất bại mấy lần thì nãn, quân Hán đã rất lâu chẵng đến đây nữa.
Được thơm lây từ đoàn sứ giả của hội đồng Môn Lang nên nhóm Hoàng Hùng cũng được đón tiếp nồng hậu, thuận lợi đến được trước mặt Nam Việt Vu Vương, có điều …
Hoàng Hùng cảm thấy vị Nam Việt Vu Vương này trông thật quen mắt, mặc dù ăn mặc theo phong cách Âu Lạc,
Áo váy phong phanh đan lanh quấn sang trái, trang trí hình thêu chim lạc và mặt trống đồng,
Quanh cổ quấn một chiếc dây chuyền điểm xuyến khuyên đồng và lông chim quý,
Đầu đội mũ có hình đuôi chim Lạc cất cao 7 bậc, ý chỉ Lạc tướng.
(P/s: Hùng là 9 bậc)
Nam Việt Vu Vương cũng mỉm cười nhìn Hoàng Hùng.
Bầu không khí có chút quái dị!
Đoàn sứ giả của hội đồng Môn Lang và cả 6 quái đều không hiểu ra sao, chỉ có Bạch Vân tiên sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhận ra được gì đó, nhưng cũng không nói rõ mà chỉ vỗ vai Hoàng Hùng rồi mở đầu công việc đàm phán.
Tuy nhiên, mọi chuyện cũng không cần quá mức vội vàng, chuyện hợp tác không phải một sớm một chiều là có thể bàn xong.
Cho nên Nam Việt Vu Vương trước hết mời mọi người một bữa linh đình để tỏ lòng đồng bào anh em rồi nghỉ ngơi một đêm lắng lại mệt nhọc đã.
Tối hôm đó, Hoàng Hùng được mời đi gặp riêng Nam Việt Vu Vương tại Vu Vương trướng.
Nói gặp riêng cũng không đúng bởi khi mới bước vào phòng thì Hoàng Hùng đã nhận ra có một người đang núp sau màn trướng.
“Hoàng công tử, lúc ban ngày ngươi làm gì nhìn ta chăm chú vậy?”
“Tiểu tử cảm thấy ngài rất giống một người quen của ta”
“Ồ! Tính theo quan hệ thì ta là chú ruột của ngươi.
Hẵn là phải giống cha ngươi.
Có gì mà lạ!”
“Tiểu tử không chỉ cảm thấy ngài quen mắt mà cả vị nữ quan tiếp đãi đoàn sứ ta cũng cảm thấy quen mắt”
“Ồ! Là vị nào? Ban sáng có đến mười mấy nữ quan lận”
“Là vị đang nấp sau rèm, nếu ta không đoán sai”
Lúc này sau màn trướng vang lên tiếng cười nữ khúc khích.
Nhưng hiện ra không phải là một vị nữ quan phong cách Âu Lạc, mà là một thân áo vải bình thường:
“Chàng thấy chưa!
Thiếp nói rồi, sao qua mắt được tên giặc này”
Nam Việt Vu Vương cười gật đầu:
“Không sai, vẫn còn nhận ra được cha của mình”
Hoàng Hùng tự nhiên đã hiểu hai người này là ai:
“Xin nhờ! Mới có mấy tháng chứ nhiêu mà quên”
Thì ra đây chính là hai vợ chồng Lạc Long và Hoàng Dung.
Chuyện phải kể lại từ khi Hoàng Dung quay lại Kinh Tương, ngoài việc bắt liên lạc, bàn chuyện hợp tác với Hoàng Thừa Ngạn thì còn để chủ trì việc chặn đánh Huyền Kính Ty nữa.
Sau khi Chu Phù mất tích, Huyền Kính Ty bắt đầu truyền tin về Lạc Dương, nhưng vẫn như trước, không có kẻ nào thoát được tấm lưới mà Hoàng Dung dăng ra từ mấy năm nay.
Có điều là sau khi bàn bạc ở Bạch Vân Am thì kế hoạch thay đổi,
Huyền Kính Ty ở Giao Châu không nên bị tận diệt,
Vì như thế sẽ để Lưu Hoành lo lắng nghi kỵ.
Bình thường thì có thể làm cho kẻ địch ‘mắt không thấy, tai không nghe’ là một chuyện tốt.
Nhưng Lưu Hoành là một kẻ kiêu ngạo, làm quá mức thì hắn sẽ cảm thấy sĩ nhục, đến lúc đó hắn có khả năng sẽ quăng đi lý trí mà phát trọng binh.
Vậy thành ra bao nhiêu việc làm mấy lâu nay của phe ta đều hóa thành công cốc, chặn đánh Huyền Kính Ty là để cuộc khởi nghĩa tiến hành thuận lợi, để đất Âu Lạc hưởng được bình yên mà không phải để khiêu khích gây chiến.
Thế là Hoàng Dung nãy ra một độc chiêu.
- -----
Cuối năm trước, Lạc Dương ngoài thành, núi nhỏ, miếu đạo sĩ,
Huyền Kính Ty trưởng Tả đạo nhân nhận lấy ‘thư tín của Chu Phù’ đọc một lượt.
Nội dung trong thư miêu tả cặn kẽ tình hình của Giao Châu từ 9 vị thái thú, đến nghĩa quân, vân vân.
Có thể nói là đem sức mạnh quân sự và lực điều động của người Việt ở Giao Châu đẩy lên mức độ ‘nguy hiểm’ trong mắt Lạc Dương.
Vấn đề duy nhất là thư này không phải gửi cho Lưu Hoành mà từ những xưng hô và diễn tả trong thư thì có thể xác định là …
Gửi cho Viên Phùng!
“Ngươi lấy được thư này từ tay Chu Phù?”
“Thưa không.
Lá thư này là ty chức giành được từ tay đám thích khách chặn giết người của chúng ta”
“Nói rõ ràng tình hình lúc đó”
“Vâng!
Chúng ta đóng quân ở Trường Sa để giám thị nhà họ Hoàng
Đây là mệnh lệnh từ 12 năm trước của Ty tr…”
Người báo tin nhìn thấy biến hóa trên mặt Tả đạo nhân biết mình lỡ lời nên chữa chảy:
“Của Vương Việt, khi đó hắn vẫn còn là trưởng quan của ty chức …”
Số là Hoàng Dung mượn cái miệng ngốc của lão nô Vũ thúc để truyền tin rằng có một nhóm thích khách từ Ngô Hội tới sẽ chặn giết Huyền Kính Ty đưa tin từ Giao Châu.
Bởi vì bố trí thời gian khẩn cấp, thế là Huyền Kính Ty ở Trường Sa không kịp xin chỉ thị Lạc Dương, quyết định đi cứu trước báo sau.
Khi đến nơi thì vừa vặn nhóm Huyền Kính Ty của Giao Châu đã bị làm thịt gần hết, còn lại cũng trọng thương ngã gục.
Đợi đến khi Huyền Kính Ty của Trường