Hình như từ khi cậu chuyển đến “viện Cẩm Tú”, bọn họ cũng không đến ghé thăm cậu nữa.
Mãi cho đến năm nay, sau khi sinh nhật mười hai tuổi, cậu rời khỏi viện của thúc phụ và thím, nhà ngoại mới tặng cho cậu một cây cung chạm khắc nổi tiếng và một ít hạ lễ đến.
Cây cung chạm khắc ấy bây giờ vẫn đang treo trên tường trong phòng cậu.“Như thị am” đã đóng cửa từ sớm, trừ những phụ nhân đã có hẹn từ sớm ra thì không cho một ai bước vào.
“Như thị am” không xây trên núi hoặc khu ngoại ô giống các chùa hay am ni cô khác, mà là ở nơi yên tĩnh từ kinh thành tới gần nội thành.
Vốn ở tiền triều nơi đó là từ đường của quan lớn, sau mới đổi thành “Như thị am”.Cũng vì lý do đó nên trong am không thiếu gì các mẫu thân của các công tử trong phủ ở kinh thành, mặc kệ những công tử kia có được sủng ái hay không thì tình mẫu tử cũng rất khó đoạn tuyệt.
Trong am mỗi khi tới “mùng một”, “mười lăm” là thời gian mở cửa với bên ngoài, có rất nhiều con trai, con dâu trong phủ đến thăm.
Hôm nay bọn họ biết là “Như thị am” đón tiếp một vị nữ khách thân phận cao quý, cũng đơn giản chờ đợi ở trong nhã xá không xa bên ngoài am, nghĩ là chờ vị nữ khách đã rời đi cùng người nhà rồi mới lại vào thăm.Vậy nên sau khi nghe tin người của phủ Tín Quốc Công từ con đường kia đến, những người đang chờ vẫn đang tự hỏi đây là thái phu nhân của phủ Tín Quốc Công đến “Như thị am” hay là phu nhân Quốc công.Khi cỗ xe sơn son thếp vàng chỉ dành cho nhất đẳng phu nhân đi qua con đường phía trước “Như thị am”, những người này mới lộ ra vẻ mặt “bỗng nhiên giác ngộ”.Thì ra là vị Thái phu nhân rất ít khi ra cửa của phủ Tín Quốc Công.
Việc này thật hiếm thấy, nghe nói cơ thể của vị lão thái thái này không tốt lắm, đến yến hội mà Hoàng hậu chủ trì cũng rất ít khi góp mặt.Tháng đó lúc Hoa ma ma và Khưu lão thái quân thương nghị muốn tìm thông gia giúp đỡ thì sư cô Thuỷ Nguyệt đã “đổ bệnh” rồi, ba ngày trước báo tin “bệnh cấp tính” cho phủ Tín Quốc Công, đây cũng chính là lý do mà Cố Khanh xuất phủ.Phụ