Về nước tròn được một tháng tròn trĩnh hai mẹ con đã quen cuộc sống ở đây. Ngoài những người trong gia đình thì chẳng có ai biết đến sự tồn tại của Thiên Anh cả.
Được đi học, được chơi đùa với các bạn nói tiếng Việt, nó vui lắm. Lúc còn ở Anh quốc mẹ cũng đưa đến một trường mẫu giáo. Nhưng các bạn chỉ nói tiếng Anh và không thích gần gũi mình. Thiên Anh không có bạn bè nào cả. Về Việt Nam rồi nó mới phát huy được khả năng giao tiếp làm quen với tất cả mọi người.
Như thường ngày Trang Anh đưa con đến trường rồi đi tìm một địa điểm thích hợp để mở cửa hàng thời trang. Nhà Hàn Lâm chuyên kinh doanh về khách sạn, nhà hàng và nghỉ dưỡng nhưng cô lại có đam mê bất diệt với những thứ được làm từ vải vóc ấy. Quyết định tạo dựng một đế chế thời trang mang tên của mình. Nên mấy năm ở Anh cô đã dốc lòng học thêm về mảng thời trang.
Ba và anh trai bảo cô tiếp quản một khách sạn lớn ở nội thành nhưng Trang Anh lại không thích. Cô không có hứng thú, viện lý do bận chăm Thiên Anh để khước từ. Đành chiều em gái, Hàn Lâm Duy nói đỡ vài câu để ba không làm khó nó nữa.
Đang còn thương lượng giá cả với bên cho thuê, chuông điện thoại reo lên. Một số lạ, cô không vội nhấc máy. Đến cuộc thứ hai, hiểu người đầu dây bên kia có vẻ đang muốn nói chuyện với mình Trang Anh xin phép chủ nhà đợi cô một lát.
“Chào chị. Chị là phụ huynh của Thiên Anh đúng không ạ?”
“Là tôi đây.”
“Dạ chị. Chuyện là Thiên Anh trèo lên cây để bắt tổ chim nên bị ngã xuống. Chúng tôi…”
“Con trai tôi sao rồi? Các cô giáo trông trẻ kiểu gì vậy?”
Trang Anh hoảng hốt gào lên. Biết con trai mình hiếu động nghịch ngợm, cô đã dặn các cô giáo phải túc trực trông chừng Thiên Anh. Kết quả thì…
Con trai mình.
Chẳng bình tĩnh được Trang Anh to tiếng với đầu dây bên kia.
“Tôi đã căn dặn các cô phải trông chừng nó rồi. Nhà trẻ làm ăn kiểu gì vậy?”
“Con trai tôi.. nó.. có bị thương không?”
“Dạ. Thiên Anh đã được đưa vào bệnh viện sơ cứu rồi ạ. Thiên Anh vẫn ổn không hề hấn gì.”
“Con trai tôi đang ở bệnh viện nào? Địa chỉ?”
“Dạ…”
“Nhanh lên!”
Có được địa chỉ rồi Trang Anh lao ra ngoài không kịp chào chủ nhà. Khởi động xe cô không dám chạy với tốc độ cao. Chiếc xe cứ chậm rì ì ạch lưu thông trên đường. Lý do là vì không quen đi phía phải. Mấy năm sống ở Anh phương tiện giao thông toàn đi phía bên trái. Lại đúng đoạn tắc đường, cô muốn chửi thề vào lúc đang gấp gáp như vậy. Đầu vừa loé lên một ý nghĩ liền tấp vào một cửa hàng xe máy, cô cắm luôn chiếc xe oto của mình ở đấy để đổi lại chiếc xe máy để đi cho dễ. Vơ lấy cái mũ bảo hiểm, bánh xe đã chạm xuống lề đường rồi lao vút đi.
Chủ cửa hàng xe máy còn chưa hiểu chuyện gì thì người đã lái xe của mình đi rồi. Chỉ nghe được câu người phụ nữ kia sẽ quay lại lấy xe sau ba tiếng nữa.
Thật là. Cô ta làm gì mà như đi ăn cướp vậy?
Thoát ra khỏi con đường bị tắc nghẽn kia rồi Trang Anh an tâm tăng tốc độ để đến bệnh viện nhanh nhất có thể. Tại ngã tư, chỉ còn 2 giây nữa sẽ chuyển sang đèn vàng Trang Anh rú mạnh ga để vượt. Qua gần hết giao lộ cô thầm nghĩ nếu không phóng nhanh thì sẽ phải đợi thêm 45 giây. Rất lãng phí thời gian để đến gặp con.
Đâu thể ngờ rằng lúc này.
“Tuýt…tuýt..”
Tiếng còi vang lên, đồng chí cảnh sát bận quân phục màu vàng từ đằng sau chiếc oto màu đỏ lao ra lệnh cho Trang Anh tấp vào lề đường. Giật bắn người, tay lái của Trang Anh siêu vẹo, chao đảo. Tâm lý bất ổn định khi có người bất chợt lao ra đường, hai tay run rẩy cô không làm chủ được tốc độ. Vô tình rú mạnh ga lên. Hướng thẳng vào người trước mặt.
Kết quả bánh xe tông trực diện vào chân đồng chí cảnh sát giao thông. Còn Trang Anh thì ngã xuống, may rằng chiếc xe không đổ lên người.
“Minh Kiệt.”
“Không sao chứ?”
Một cảnh sát giao thông thấy đồng đội nằm giữa lòng lề đường liền lao ra đỡ dậy. Ánh mắt có phần hung dữ chiếu thẳng vào Trang Anh. Đồng chí ấy hằm hằm mặt quát to:
“Chị đi đứng kiểu gì vậy?”
“Không nhìn thấy chúng tôi đã ra tín hiệu giảm tốc độ, tấp vào lề đường sao?”
“Chị tông trúng cảnh sát để chạy thoát có đúng không?”
Đồng đội bị đau ở chân đã được dìu lên vỉa hè, một vị cảnh sát khác nghiêm mặt ra lệnh cho kẻ vừa gây