Cổ Vũ như một khúc tình ca ngắn về tình yêu và sự chữa lành.
CỔ VŨ
Tác giả: Thất Bảo Tô
Thể loại: Hiện đại, tay trống rã nhóm sa sút x vũ công ba lê tài năng bị chấn thương, #SẠCH_SỦNG_NGỌT, nhân vật chính đều mắc chứng bệnh trầm cảm, hệ chữa lành, nhẹ nhàng, HE
Độ dài: 23 chương
Tình trạng: Hoàn edit.
Mình từng đọc được một câu thế này: “Mỉm cười giống như một miếng băng dán cá nhân. Tuy có thể che được vết thương nhưng đau đớn thì vẫn ở nguyên đó.”
Bạn có thể thấy một người trầm cảm cười thật tươi trước mặt người khác, nhưng có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ thấy được mặt tối sâu trong họ.
Mẹ Quy Đình Nguyệt đã từng hối hận vì ngày ấy đã đặt cho cô cái tên này.
Quy Đình Nguyệt! Ánh sáng tỏa ra từ trăng chẳng mấy mạnh mẽ, chỉ yếu ớt đem đến nguồn năng lượng thấp.
Cô từng là một vũ công ba lê đảm đương vô số vai chính trên sân khấu ngập tràn ánh đèn.
Cô từng thu hút mọi ánh nhìn dưới vầng hào quang chói lóa.
Vậy mà một vụ tai nạn xe chợt đổ ập vào người cô, từ đó Quy Đình Nguyệt mất đi khả năng múa ba lê tuyệt đỉnh của mình. Nỗi đau đó kéo cô vào một vùng tối dày đặc.
Cuộc sống sau đó của cô là căn nhà với các rào chắn không khác gì nhà tù inox không gì phá nổi, là những ngày tháng dùng thuốc điều trị căn bệnh trầm cảm,… Nó buồn tẻ, vô định và chẳng có lấy một kế hoạch nghiêm túc.
Quy Đình Nguyệt cảm nhận được sự quan tâm của em trai, tình thương của ba mẹ, nhưng cô chẳng thể nào bị hòa tan bởi những tình cảm ấy.
Đôi lần cô tự hỏi, liệu mình có thật sự ổn không? Quy Đình Nguyệt cảm giác như linh hồn đã lìa khỏi thân xác của cô.
“Cô chỉ là một trái táo bị khoét rỗng, khô héo bám víu trên cành, chỉ đợi cơn gió cuối thu thổi rụng xuống.”
Bạn biết đấy, cuộc sống này thiếu gì cái đau, song đau về thể xác ắt sẽ không thể so bì được với nỗi đau xuất phát từ tinh thần. Cơn đau ấy trầm lặng mà âm ỉ, ảnh hưởng sâu đậm đến tất cả những ai chạm vào nó.
Những tưởng cô chỉ sống lay lắt như thế qua ngày mãi đến khi một âm thanh giòn giã mà hữu lực chợt xông thẳng vào tai cô, va đập với màng nhĩ truyền cho Quy Đình Nguyệt một nguồn năng lượng sinh sôi mạnh mẽ.
Đó là tiếng trống jazz của một tay trống đã giải tán nhóm nhạc một năm trước.
“Tiếng trống càng lúc càng điên cuồng, ẩn chứa sức sống mãnh liệt, tựa hàng ngàn hạt cỏ tiện tay gieo xuống lập tức nảy mầm, lập tức sinh sôi, thoáng chốc dệt nên cánh rừng rậm rạp cao chót vót.”
Thế là từ ngày hôm ấy trở đi, Quy Đình Nguyệt đều đặn làm thính giả trung thành của chàng trai bí ẩn nhà đối diện lúc bốn giờ chiều hằng ngày.
Sau khi mắc bệnh, cô có thói quen viết nhật ký. Mọi hôm chỉ là những trang chữ ngắn ngủi viết về một ngày tẻ nhạt vô vị của cô, vậy mà bắt đầu từ khi tiếng trống bừng bừng khí thế kia trở thành một phần thói quen của cô thì những trang nhật ký lại trở nên thú vị hơn và có sự xuất hiện của các từ như “hứng thú”, “hi vọng”, “thôi thúc” vốn đã phủ bụi thật lâu.
Chàng trai ấy là Trần Thị! Một cái tên quá đỗi độc đáo, cũng hệt như con người của anh vậy.
Anh là một tay trống đã rã nhóm, anh từng là một chàng trai tràn trề nhiệt huyết tuổi trẻ với ban nhạc Popcorn của mình. Nhưng sau khi tâm huyết vỡ tan, Trần Thị cảm thấy tiếng trống của mình như đã chết theo sự tan rã của nhóm.
Một điều mà Quy Đình Nguyệt không ngờ tới chính là Trần Thị cũng từng mắc chứng trầm cảm. Anh với cô là đồng bệnh, là người từng trải qua những nỗi đau đè nặng lên tâm hồn.
Phải chăng vì thế mà anh đã kìm lòng chẳng đặng quan tâm đến cô, để ý đến cô, lo lắng và nhún nhường cô?
Với Trần Thị, tiếng trống của anh chẳng là gì, anh bảo tiếng trống của mình chẳng xứng với sự yêu mến
Bình luận